Kinh tế Pháp luật 10 Bài 9 (Cánh diều ): Dịch vụ tín dụng

Với giải bài tập Giáo dục Kinh tế Pháp luật 10 Bài 9: Dịch vụ tín dụng sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 9.

1 5,428 17/11/2022
Tải về


Giải KTPL 10 Bài 9: Dịch vụ tín dụng

Video giải KTPL 10 Bài 9: Dịch vụ tín dụng

Mở đầu trang 54 KTPL 10: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, tín dụng cũng phát triển ngày càng đa dạng hơn. Mỗi loại hình dịch vụ tín dụng có biểu hiện khác nhau nhưng về bản chất đều phản ảnh mối quan hệ giữa một bên là người cho vay và một bên là người vay.

Em hãy liệt kê một số dịch vụ tín dụng mà em biết và chia sẻ hiểu biết của em về các dịch vụ đó.

Trả lời:

- Một số dịch vụ tín dụng:

+ Vay tín chấp: là hình thức cho vay vốn không cần tài sản đảm bảo. Các tổ chức tín dụng xét duyệt khoản vay dựa vào uy tín và mức thu nhập của người vay. 

+ Vay thế chấp: là hình thức vay tiền có tài sản thế chấp để đảm bảo cho khoản vay của bạn. Tài sản mang đi thế chấp phải đảm bảo vẫn còn quyền lợi sở hữu đối với người đi vay.

1. Tín dụng ngân hàng

Câu hỏi trang 54 KTPL 10:

Em hãy đọc thông tin trong các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi

Thông tin 1. Bố của C hiện đang công tác trong một cơ quan nhà nước, cần vay 200 triệu đồng trong vòng 36 tháng để sửa nhà. Khi đến ngân hàng X, bố của C nhờ nhân viên tín dụng ngân hàng tư vấn về việc sử dụng dịch vụ tín dụng ngân hàng nào cho phù hợp. Nhân viên tín dụng ngân hàng giới thiệu với bố C hai hình thức dịch vụ tín dụng ngân hàng: vay tín chấp (vay không có tải sản đâm bảo) và vay thế chấp (vay có tài sản đảm bảo).

- Vay tín chấp: Không cần tài sản thế chấp; thời gian vay từ 12 tháng đến 60 tháng; thời gian xét duyệt và thủ tục vay đơn giản; tuy nhiên lãi suất cao hơn so với vay thế chấp và hạn mức vay thấp hơn vay thế chấp.

- Vay thế chấp: Thời gian vay linh hoạt theo nhu cầu của người vay; lãi suất thấp hơn so với vay tín chấp; hạn mức vay cao hơn vay tín chấp; tuy nhiên người đi vay phải thế chấp tài sản; thời gian xét duyệt lâu, thủ tục vay phức tạp hơn vay tín chấp.

Thông tin 2. Dung và mẹ đi siêu thị mua hàng. Lúc trả tiền, vì trong ví không đủ tiền mặt nên mẹ Dung đã dùng thẻ để thanh toán tiên hàng. Dung không hiểu vì sao có thể thanh toán tiền mua hàng mà không dùng tiên mặt. Mẹ Dung giải thích đã thanh toán qua thẻ tín dụng do ngân hàng phát hành. Với việc dùng thẻ tín dụng ngân hàng, mẹ Dung có thể chi tiêu, mua hàng trả góp qua thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thoả thuận với ngân hàng phát hành thẻ và thanh toán lại cho ngân hàng sau một khoảng thời gian nhất định.

a) Em hãy so sánh các hình thức dịch vụ tín dụng ngân hàng trên?

b) Em hãy tìm hiểu cách sử dụng có trách nhiệm các hình thức dịch vụ tín dụng ngân hàng đó.

Trả lời:

Yêu cầu a) So sánh các hình thức vay tín chấp và vay thế chấp

* Giống nhau: Hai hình thức vay thế chấp hoặc vay tín chấp có thể được tiến hành theo hình thức truyền thống hoặc theo hình thức trả góp (là hình thức vay tài chính mà số tiền gốc và lãi sẽ được chia thành các phần nhỏ và trả dần trong thời gian vay).

* Khác nhau:

 

Vay tín chấp

Vay thế chấp

Tài sản thế chấp

Không cần tài sản thế chấp

Phải có tài sản thế chấp

Thời hạn vay

Từ 12 tháng đến 60 tháng

Thời gian vay linh hoạt theo nhu cầu của người vay

Thủ tục xét duyệt

Thời gian xét duyệt và thủ tục vay đơn giản

Thời gian xét duyệt và thủ tục vay phức tạp

Lãi suất vay

Lãi suất cao

Lãi suất thấp

Hạn mức vay

Hạn mức vay thấp

Hạn mức vay cao

Yêu cầu b) Cách sử dụng có trách nhiệm các hình thức dịch vụ tín dụng ngân hàng:

- Chi tiêu hợp lí trong hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với ngân hàng.

- Phải thanh toán lại cho ngân hàng trong đúng khoảng thời gian quy định, vì: nếu quá hạn, người vay sẽ phải chịu lãi và có lịch sử tín dụng không tốt.

2. Tín dụng thương mại

Câu hỏi trang 55 KTPL 10:

Em hãy đọc thông tin trong các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi

Thông tin 1. Doanh nghiệp A bán hàng trả góp cho khách hàng B. Giá bán trả đủ tiền ngay khi mua là 50 triệu đồng/sản phẩm, thuế giá trị gia tăng là 10%. Khách hàng B trả trước 25 triệu đồng, số còn lại trả trong 6 tháng với lãi suất trả góp của 6 tháng là 15%.

Thông tin 2. Doanh nghiệp C đẩy mạnh sản xuất kinh doanh vào dịp cuối năm nên mua thêm nguyên liệu của doanh nghiệp K. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, doanh nghiệp C chưa thể trả tiền mặt cho doanh nghiệp K vì vốn sản xuất kinh doanh chưa thu hồi được. Đã nhiều năm hợp tác với nhau, doanh nghiệp K tin tưởng vào việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp C nên đã kí hợp đồng bán chịu hàng hoá cho doanh nghiệp này.

a) Em hãy cho biết chủ thể của dịch vụ tín dụng thương mại là ai? Đối tượng giao dịch là gì?

b) Em hãy cho biết hình thức dịch vụ tín dụng được nhắc đến ở mỗi trường hợp trên.

c) Em hãy làm rõ đặc điểm của tín dụng thương mại và những lợi ích của dịch vụ tin dụng này.

Trả lời:

Yêu cầu a)

- Chủ thể của dịch vụ tín dụng thương mại: doanh nghiệp, cá nhân

- Đối tượng giao dịch: hàng hóa

Yêu cầu b)

- Hình thức dịch vụ tín dụng được nhắc đến ở thông tin 1 là: trả góp

- Hình thức dịch vụ tín dụng được nhắc đến ở thông tin 2 là: bán chịu hàng hóa

Yêu cầu c)

- Tín dụng thương mại có đặc điểm:

+ Đối tượng huy động, cho vay của tín dụng thương mại là hàng hoá.

+ Người bán chịu là người cho vay, còn người mua chịu là người vay. Công cụ của tín dụng thương mại là giấy chứng nhận mua bán chịu (thương phiếu).

+ Khối lượng áp dụng của tín dụng thương mại thường nhỏ.

+ Thời gian áp dụng của tín dụng thương mại ngắn.

- Lợi ích của dịch vụ tín dụng thương mại:

+ Phục vụ cho nhu cầu sản xuất, thúc đẩy lưu thông tiêu thụ hàng hóa vì mục đích mục tiêu lợi nhuận

+ Tạo điều kiện mở rộng mối quan hệ đối tác lâu bền giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế

3. Tín dụng nhà nước

Câu hỏi trang 56 KTPL 10:

Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi

Thông tin 1. Trong vòng 12 năm qua, hơn 2,47 triệu tỉ đồng vốn đã được huy động cho ngân sách nhà nước để phục vụ cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế đất nước. Con số này tương ứng với mức huy động bình quân năm đạt hơn 206 nghìn tỉ đồng, chiếm xấp xỉ 10% tổng vốn đâu tư của toàn xã hội năm 2020 và 28,3% tổng vốn đầu tư của khu vực Nhà nước năm 2020. Lãi suất huy động vốn trên thị trường trái phiếu chính phủ đã giảm đáng kể, giúp tiết kiệm cho ngân sách nhà nước hàng nghìn tỉ đồng tiền trả lãi và hỗ trợ tích cực trong điều tiết kinh tế vĩ mô. Lãi suất huy động vốn trung bình đã giảm từ 4 đến 6%/năm trên tất cả các kì hạn. Trong đó, đặc biệt giảm mạnh tại kì hạn 5 năm (giảm từ 10,49%/năm trong 2009 xuống còn 1%/năm trong 2021; kì hạn 10 năm (giảm từ mức 9,7%/năm trong 2009 xuống còn 2,06%/năm trong 2021)

Ki hạn phát hành của trái phiếu chính phủ bình quân đã tăng từ 2 - 3 năm trong năm 2009 lên 13,8 năm trong năm 2020.

(Theo Thời báo ngân hàng, ngày 24/9/2021)

Thông tin 2. Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thường dành cho những hoạt động đầu tư lớn, chậm thu hồi vốn, lợi nhuận không cao, tập trung vào những lĩnh vực thiết yếu, then chốt của nền kinh tế (cho vay phát triển kĩ thuật hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển nông, lâm nghiệp và xoá đói, giảm nghèo ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn,... ). Việc tiếp cận được với nguồn vốn đầu tư của Nhà nước đã góp phân thực hiện nhiều dự án lớn, quan trọng như: thuỷ điện Sơn La, thuỷ điện Lai Châu, nhà máy lọc dâu Dung Quát, nhà máy đạm Ca Mau, vệ tình Vnasat 1 và 2, đường ô tô cao tốc Hà Nội — Hải Phòng, nhà máy điện gió Bạc Liêu, nhà máy sữa TH, hệ thống truyền tải điện miền Trung, miễn Nam...

(Theo doanhnghieptrunguong.vn, ngày 13/7/2021)

Em hãy cho biết:

a) Tín dụng nhà nước phản ánh quan hệ giữa những chủ thế nào?

b) Các khoản vay của Nhà nước được ai đảm bảo khả năng thanh toán?

c) Đối tượng nào được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước?

Trả lời:

Yêu cầu a) Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng giữa Nhà nước với các chủ thể kinh tế,  giữa Nhà nước với các nhà nước khác và các tổ chức nước ngoài.

Yêu cầu b) Các khoản vay của nhà nước được Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán

Yêu cầu c) Đối tượng cho vay vốn của tín dụng nhà nước được quy định, chỉ định theo từng thời kì.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 57 KTPL 10: Em hãy vẽ sơ đồ tư duy để phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa các dịch vụ tín dụng

Trả lời:

(*) Học sinh dựa vào nội dung sau để vẽ sơ đồ

- Điểm giống nhau:

+ Đều là quan hệ tín dụng, là quá trình sử dụng vốn lẫn nhau giữa các chủ thể, dựa trên nguyên tắc hoàn trả có lợi tức.

+ Đều nhằm phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa.

- Điểm khác nhau:

 

Tín dụng ngân hàng

Tín dụng thương mại

Tín dụng nhà nước

Bản chất

Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các chủ thể kinh tế - tài chính của toàn xã hội

Quan hệ tín dụng giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh

Quan hệ tín dụng giữa các chủ thể kinh tế hoặc nhà nước khác

Mục tiêu

Hướng tới lợi nhuận từ tiền lãi cho vay vốn

Mục tiêu lợi nhuận; tạo điêỳ kiện mở rộng quan hệ đối tác lâu bền giữa các doanh nghiệp

Phục vụ mục đích của nhà nước; không vì mục tiêu lợi nhuận

Đối tượng

cho vay

Chủ yếu là tiền

Hàng hóa

Phát hành công trái, trái phiếu

Thời hạn

vay

Ngắn hạn

Ngắn hạn, trung hạn và dài hạn

Ngắn hạn, trung hạn và dài hạn

(*) Sơ đồ tham khảo

Kinh tế 10 Bài 9: Dịch vụ tín dụng - Cánh diều (ảnh 1)

Luyện tập 2 trang 57 KTPL 10: Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào dưới đây? Vì sao?

A. Doanh nghiệp A gần đây kinh doanh có hiệu quả, muốn mở rộng sản xuất nên đã mạnh dạn vay thêm vốn ngân hàng.

B. Mẹ cho P tiền đóng học phí nhưng P đã chi tiêu cá nhân hết số tiền đó. Đến hạn đóng học phí, nghe lời bạn giới thiệu, P đã sử dụng dịch vụ vay tiền nhanh trên mạng.

C. Chị K sử dụng thẻ tín dụng ngân hàng, nhiều lần đi mua sắm, chị K chụp ảnh khoe những món đồ mình mua bên cạnh tấm thẻ tín dụng và đưa lên mạng xã hội.

Trả lời:

- Em đồng tình với việc làm của doanh nghiệp A vì thông qua dịch vụ tín dụng ngân hàng, doanh nghiệp được đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn để phát triển việc sản xuất kinh doanh

- Em không đồng tình với việc làm của P vì hiện nay, các dịch vụ vay tiền nhanh trên mạng rất nguy hiểm: lãi suất cao; vi phạm pháp luật; phải đối mặt với các hành vi đe doạ, gây thương tích nếu người vay không trả được nợ

- Em không đồng tình với việc làm của chị K vì: khi chị để lộ tấm thẻ tín dụng lên mạng xã hội sẽ dẫn đến nhiều rủi ro như: lộ số tài khoản, thông tin cá nhân; mặt khác, việc liên tục sử dụng thẻ tín dụng khiến chị K dễ rơi vào tình trạng chi tiêu quá hạn mức chi trả.

Luyện tập 3 trang 58 KTPL 10: Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi

Trường hợp 1. Do nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, bố mẹ M muốn vay 1 tỉ đồng từ ngân hàng để mua thêm máy móc, thiết bị.

Trường hợp 2. Căn nhà gia đình K đang ở đã xuống cấp, bố mẹ K muốn cải tạo cho khang trang hơn và muốn vay ngân hàng 100 triệu đồng.

Trường hợp 3. Anh B muốn mua một chiếc máy tính xách tay tại siêu thị điện máy C có giá là 25 triệu đồng, tuy nhiên hiện tại anh B chỉ có khả năng thanh toán 15 triệu đồng và muốn được mua trả góp.

Trường hợp 4. Doanh nghiệp X là doanh nghiệp nhà nước được giao xây dựng một công trình trọng điểm quốc gia trong lĩnh vực thuỷ điện. Để thực hiện dự án, doanh nghiệp X muốn vay Nhà nước 1 000 tỉ đồng.

Trường hợp 5. Để xây dựng kí túc xá cho sinh viên, Chính phủ dự kiến phát hành trái phiếu với giá trị 1 500 tỉ đồng.

Với vai trò là chuyên gia tín dụng, em hãy tư vấn cho các chủ thể vay trong mỗi trường hợp trên lựa chọn thêm hình thức tín dụng nào cho phù hợp.

Trả lời:

- Trường hợp 1: Bố mẹ M cũng có thể vay thế chấp thông qua tín dụng ngân hàng

- Trường hợp 2, bố mẹ K có thể vay thế chấp qua tín dụng ngân hàng

- Trường hợp 3, anh B có thể vay tín chấp qua tín dụng ngân hàng

- Trường hợp 4, doanh nghiệp X có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ tín dụng nhà nước

- Trường hợp 5, Chính phủ có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ tín dụng nhà nước

Luyện tập 4 trang 58 KTPL 10: Đọc đoạn hội thoại sau và trả lời câu hỏi

Đoạn hội thoại: Sau khi học xong bài Dịch vụ tín dụng, Tuấn, Dũng và Bình trao đổi với nhau vẻ thẻ tín dụng.

 - Tuấn: Thẻ tín dụng là thẻ do ngân hàng cấp cho người vay tín dụng (chủ thẻ), cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch chi tiêu qua thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thoả thuận với ngân hàng phát hành thẻ và phải thanh toán lại cho ngân hàng sau một khoảng thời gian nhất định.

 - Dũng: Dùng thẻ tín dụng có nhiều ưu điểm trong thanh toán như: có thẻ thanh toán mọi lúc, mọi nơi trong hạn mức tín dụng, chủ thẻ được hưởng những ưu đãi từ ngân hàng và các đối tác liên kết, sử dụng thẻ tín dụng rất an toàn và tiện lợi.

 - Bình: Thẻ tín dụng có nhiều ưu điểm thật nhưng phải biết sử dụng thẻ đúng cách và có trách nhiệm thì mới phát huy được những tiện ích của thẻ,...

Theo em, sự khác biệt giữa sử dụng tiền mặt với sử dụng thẻ tín dụng là gì? Tại sao phải sử dụng thẻ đúng cách và có trách nhiệm

Trả lời:

- Theo em, sự khác biệt giữa sử dụng tiền mặt với sử dụng thẻ tín dụng là:

+ Thẻ tín dụng có ưu đãi từ ngân hàng và đối tác liên kết còn tiền mặt thì không có.

+ Thẻ tín dụng có thể thanh toán mọi lúc, mọi nơi; tiền mặt không thể mang theo nhiều cùng một lúc.

+ Thẻ tín dụng có thể theo dõi chi tiêu các khoản chi tiêu trong một tháng dễ dàng; tiền mặt sẽ khó theo dõi

+ Thẻ tín dụng mất phí rút tiền mặt; tiền mặt thì không mất phí.

+ Thẻ tín dụng an toàn và tiện lợi; tiền mặt được lưu giữ có thể bị đánh cặp.

+ Chủ thẻ thực hiện giao dịch chi tiêu qua thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với ngân hàng phát hành thẻ và phải thanh toán lại cho ngân hàng sau một khoảng thời gian nhất định; sử dụng tiền mặt sẽ không bị giới hạn phạm vi chi tiêu.

- Mọi người phải sử dụng thẻ đúng cách và có trách nhiệm vì:

+ Thẻ tín dụng là loại thẻ dùng để thanh toán những nhu cầu cá nhân. Do đó tính bảo mật không cao như những loại thẻ khác

+ Tiềm ẩn rủi ro lộ thẻ, thông tin cá nhân, bị các đối tượng xấu lợi dụng. Nếu sơ suất để lộ thông tin trên thẻ, kẻ gian có thể lợi dụng và sử dụng thẻ để chi tiêu như chủ thẻ.

+ Xác định khả năng thanh toán các khoản nợ để tiêu dùng hợp lí, tiết kiệm

+ Các khoản nợ chịu lãi suất cao nếu không thanh toán đúng hạn.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 58 KTPL 10: Em hãy viết một bản hướng dẫn ngắn gọn về cách sử dụng dịch vụ tín dụng hiệu quả

Trả lời:

Hướng dẫn sử dụng các loại dịch vụ tín dụng hiệu quả:

Thứ nhất, tìm hiểu thông tin về các loại dịch vụ tín dụng

Thứ hai, phân biệt các loại dịch vụ tín dụng

Thứ ba, xác định điều kiện, hoàn cảnh, tình hình tài chính của bản thân

Thứ tư, lựa chọn dịch vụ tín dụng phù hợp

Thứ năm, sử dụng dịch vụ tín dụng đúng cách, hiệu quả và có trách nhiệm

Vận dụng 2 trang 58 KTPL 10: Em hãy lập kế hoạch và tổ chức một buổi tọa đàm về cách sử dụng có trách nhiệm đối với mỗi loại dịch vụ tín dụng

Trả lời:

- Hình thức tổ chức: Tọa đàm trực tiếp

- Thời gian: …….. giờ, ngày ……. / ……./ ………

- Địa điểm: phòng học số …………, trường THPT X

- Thành phần tham dự:

+ Tập thể học sinh lớp 10…, trường THPT X

+ Cố vấn chuyên môn: ông Nguyễn Văn A (GV bộ môn Giáo dục kinh tế và pháp luật)

+ Khách mời: ông Hoàng Văn An – cán bộ ngân hàng X

- Mục tiêu: Nhằm nâng cao hiểu biết của mọi người về các dịch vụ tín dụng. Từ đó, biết sử dụng có trách nhiệm đối với mỗi loại dịch vụ tín dụng

- Nội dung:

+ Các loại dịch vụ tín dụng

+ Phân loại các dịch vụ tín dụng

+ Chức năng, ưu điểm và nhược điểm của từng loại dịch vụ tín dụng

+ Cách sử dụng có trách nhiệm đối với mỗi loại dịch vụ tín dụng

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: 

Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài 12. Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài 13: Chính quyền địa phương

Bài 14: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1 5,428 17/11/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: