Kinh tế Pháp luật 10 Bài 20 (Cánh diều ): Hệ thống pháp luật Việt Nam

Với giải bài tập Giáo dục Kinh tế Pháp luật 10 Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 20.

1 2,817 22/11/2022
Tải về


Giải KTPL 10 Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam

Video giải KTPL 10 Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam

Mở đầu trang 124 KTPL 10: Em hãy cùng các bạn tham gia “Thi đố nhanh”. Hãy kể tên những văn bản pháp luật mà em biết. Nhóm nào kể được nhiều nhất và nahnh nhất các văn bản pháp luật sẽ là nhóm thắng cuộc.

Trả lời:

Gợi ý những văn bản pháp luật mà em biết:

- Luật giao thông đường bộ

- Luật tài nguyên môi trường

- Luật an toàn, vệ sinh lao động

- Luật nghĩa vụ quân sự

- Luật giáo dục

- Luật đất đai

- Luật tố tụng hình sự

- …

1. Hệ thống cấu trúc pháp luật

Câu hỏi trang 124 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin dưới đây và cho biết đâu là quy phạm pháp luật và đâu là ngành luật

Thông tin 1. Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thì chủ thể phải tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, không được lạm dụng quyền để gây mất trật tự, an toàn xã hội, làm thiệt hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. (Điều 173 Bộ luật Dân sự năm 2015)

Thông tin 2. Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp đề các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập. (điểm c, khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014)

Thông tin 3. Luật Dân sự, Luật Hành chính, Luật Hình sự, Luật Kinh tế, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tố tụng hình sự.

Thông tin 4. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiên từ 10 000 000 đồng đến 30 000 000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm. (khoản 1 Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017)

Trả lời:

- Thông tin 1: Quy phạm pháp luật

- Thông tin 2: Quy phạm pháp luật

- Thông tin 3: Ngành luật

- Thông tin 4: Quy phạm pháp luật

2. Hệ thống văn bản pháp luật

Câu hỏi trang 126 KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi

Thông tin 1. Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường. (Điều 43 Hiến pháp năm 2013)

Thông tin 2. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực hiện quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng; phân loại, chuyển rác thải vào từng loại thủng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải. (Trích khoản 1 Điều 59 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020)

Thông tin 3. Mọi người có quyên bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ vẻ sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. (Trích khoản 1 Điêu 20 Hiến pháp năm 2013)

Thông tin 4. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. (Trích khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sữa đổi, bổ sung năm 2017)

a) Từ các điều khoản của pháp luật, em hãy cho biết Hiến pháp, Luật Bảo vệ môi trường và Bộ luật Hình sự tuân theo thứ bậc như thế nào?

b) Các văn bản pháp luật trên có nằm trong cùng hệ thống không? Biểu hiện như thế nào?

Trả lời:

Yêu cầu a) Sắp xếp thứ bậc từ cao xuống thấp: Hiến pháp - Bộ luật Hình sự, Luật Bảo vệ môi trường.

Yêu cầu b) Các văn bản trên cùng nằm trên hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam và được biểu hiện như sau:

- Là các văn bản pháp luật được Nhà nước ban hành theo trình tự và thủ tục nhất định, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và dung để quản lý nhà nước vầ điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.

- Các văn bản pháp luật nói trên đều nằm trong hệ thống pháp luật Việt Nam và được sắp xếp theo trình tự thứ bậc sau:

1. Hiến pháp.

2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.

3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.

9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).

10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).

13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).

15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã”.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 127 KTPL 10: Em hãy sắp xếp các văn bản pháp luật dưới đây ở mỗi lĩnh vực theo thứ tự từ cao xuống thấp:

a) Luật Bảo vệ môi trường; Hiến pháp; Nghị định của Chính phủ về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường.

b) Hiến pháp; Nghị định của Chính phủ về Xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; Luật Giao thông đường bộ.

c) Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông; Hiến pháp; Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục.

Trả lời:

a) Hiến pháp => Luật Bảo vệ môi trường => Nghị định của Chính phủ về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường.

b) Hiến pháp => Luật Giao thông đường bộ => Nghị định của Chính phủ về Xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

c) Hiến pháp => Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục => Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông.

Luyện tập 2 trang 127 KTPL 10: Xử lí tình huống

a. Uỷ ban nhân dân huyện N ban hành quyết định phạt tiền từ 100 000 đến 200 000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù), với mức 150 000 - 250 000 đồng. Được biết, Điều 6 Nghị định số 100/NĐ-CP của Chính phủ (Sửa đổi, bố sung theo Nghị định số 123 của Chính phủ, năm 2021) quy định xử phạt những đối tượng này với mức từ 100 000 đến 200 000 đồng.

Việc ban hành quyết định của Ủy ban nhân dân huyện N có đúng theo trình tự của hệ thống văn bản pháp luật hay không? Giải thích vì sao.

b. Hội đồng nhân dân tỉnh D ra Nghị quyết về mức phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá và bảo tàng trên địa bàn tỉnh đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên không quá 100 000đ/người/lượt. Thế nhưng, Uỷ ban nhân dân huyện K đã ra quyết định thu phí tham quan các địa điểm này với mức cao nhất là 130 000đ/người/lượt.

Việc ban hành quyết định của Ủy ban nhân dân huyện K thu phí tham quan cao hơn quy định trong Nghị quyết của Hội đông nhân dân tỉnh là đúng hay sai? Vì sao?

Trả lời:

- Tình huống a) Việc ban hành quyết định của Ủy ban nhân dân huyện N không đúng theo trật tự của hệ thống văn bản pháp luật vì trước hết Ủy ban nhân dân huyện N phải căn cứ vào Luật Giao thông đường bộ để có quyết định về mức xử phạt, rồi sau đó mới có thể căn cứ thêm vào Nghị định của Chính phủ về vấn đề này.

- Yêu cầu b) Việc ban hành quyết định của Ủy ban nhân dân huyện K thu phí tham quan cao hơn quy định trong Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh là sai vì quyết định của Ủy ban nhân dân duyện K đã trái với Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành.

Vận dụng

Vận dụng trang 127 KTPL 10: Mỗi học sinh tự tìm hiểu các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn mình ban hành về lĩnh vực kinh tế, giáo dục và trật tự an toàn xã hội; báo cáo trước lớp trong buổi học sau.

Trả lời:

Gợi ý một số văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn mình ban hành về lĩnh vực kinh tế, giáo dục và trật tự an toàn xã hội.

- Quyết định của Ủy ban nhân dân phương Nghĩa Đô: Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng bảo vệ an ninh trật tự ở xã, phường trên địa bàn.

- Quyết định của Ủy ban nhân dân phường Nghĩa Đô: Ban hành quy định quản lý, đảm bảo an toàn điện trên địa bàn.

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: 

Bài 21: Thực hiện pháp luật

Bài 1: Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội

Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế

Bài 3: Thị trường

Bài 4: Cơ chế thị trường

1 2,817 22/11/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: