Em hãy đọc thông tin, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi Luật Doanh nghiệp 2020, số 59/2020/QH14

Trả lời Câu hỏi trang 47 KTPL 10 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10.

1 641 lượt xem


Giải Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Cánh diều Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

Câu hỏi trang 47 KTPL 10:

Em hãy đọc thông tin, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

Luật Doanh nghiệp 2020, số 59/2020/QH14 (trích)

Điều 4. Giải thích thuật ngữ

10. Doanh nghiệp là tô chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ki thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

11. Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phân có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này.

Điều 46. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tô chức, cá nhân.

Điều 74. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.

Điều 88. Doanh nghiệp nhà nước

1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lí dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phân, bao gồm:

a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Điều 111. Công ty cổ phần

1. Công ty có phân là doanh nghiệp, trong đó:

a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng có đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Điều 188. Doanh nghiệp tư nhân

1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Câu hỏi:

a) Em hãy căn cứ vào thông tin để xác định đặc điểm về pháp lý của doanh nghiệp.

b) Hãy liệt kê các loại hình doanh nghiệp được nhắc đến ở thông tin trên và cho biết đặc điểm về nguồn gốc hình thành vốn của từng loại hình doanh nghiệp đó. Ngoài các loại hình trên, em còn biết các loại hình doanh nghiệp nào khác?

c) Em hãy phân biệt các loại hình doanh nghiệp được nhắc đến ở thông tin trên.

Trả lời:

Yêu cầu a) Đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp đều có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng kí thành lập theo quy định của pháp luật.

Yêu cầu b)

- Liệt kê các loại hình doanh nghiệp trong đoạn thông tin

+ Doanh nghiệp nhà nước => Nguồn gốc hình thành vốn: do nhà nước đóng góp vốn theo tỉ lệ 100% hoặc trên 50%.

+ Doanh nghiệp TNHH một thành viên => Nguồn gốc hình thành vốn: do một cá nhân hoặc một tổ chức đóng góp vốn

+ Doanh nghiệp TNHH hai thành viên trở lên => Nguồn gốc hình thành vốn: do nhiều cá nhân (từ 02 đến 50 người) cùng đóng góp vốn

+ Công ty cổ phần => Nguồn gốc hình thành vốn: có thể là do các cá nhân hoặc tổ chức cùng đóng góp vốn.

+ Doanh nghiệp tư nhân => Nguồn gốc hình thành vốn: do một cá nhân đóng góp vốn

- Ngoài các loại hình doanh nghiệp trên còn có: công ty hợp danh

Yêu cầu c) Phân biệt các loại hình doanh nghiệp

- Doanh nghiệp nhà nước:

+ Chủ sở hữu: nhà nước (với trường hợp nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ) hoặc nhà nước cùng với các  tổ chức, cá nhân khác (với trường hợp cổ phần hóa).

+ Số lượng thành viên: phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp

+ Nguồn gốc hình thành vốn: do nhà nước góp 100% vốn điều lệ hoặc do nhà nước góp hơn 50% vốn điều lệ

+ Tư cách pháp nhân: có tư cách pháp nhân

+ Trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản: trong phạm vi tài sản góp vốn vào doanh nghiệp

+ Huy động vốn: Chuyển nhượng vốn

+ Cơ cấu tổ chức: Phụ thuộc vào loại hình công ty

- Công ty TNHH một thành viên:

+ Chủ sở hữu: một tổ chức hoặc một cá nhân

+ Số lượng thành viên: 1

+ Nguồn gốc hình thành vốn: do một cá nhân hoặc một tổ chức góp vốn

+ Tư cách pháp nhân: có tư cách pháp nhân

+ Trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản: Trong phạm vi số vốn cam kết

+ Huy động vốn: Chuyển nhượng vốn hoặc phát hành trái phiếu

+ Cơ cấu tổ chức: Đơn giản

- Công ty TNHH hai thành viên trở lên

+ Chủ sở hữu: tổ chức hoặc cá nhân

+ Số lượng thành viên: 2 - 50 thành viên là tổ chức/ cá nhân

+ Nguồn gốc hình thành vốn: do các cá nhân/ tổ chức góp vốn

+ Tư cách pháp nhân: có tư cách pháp nhân

+ Trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản:  Trong phạm vi số vốn cam kết

+ Huy động vốn: Chuyển nhượng vốn hoặc phát hành trái phiếu

+ Cơ cấu tổ chức: khá đơn giản

- Công ty cổ phần

+ Chủ sở hữu: Tổ chức, cá nhân

+ Số lượng thành viên: từ 03 cá nhân hoặc tổ chức

+ Nguồn gốc hình thành vốn: có thể là do các cá nhân hoặc tổ chức cùng đóng góp vốn.

+ Tư cách pháp nhân: có tư cách pháp nhân

+ Trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản: Trong phạm vi số vốn cam kết

+ Huy động vốn: Chuyển nhượng vốn hoặc phát hành cổ phiếu

+ Cơ cấu tổ chức: Phức tạp

- Doanh nghiệp tư nhân

+ Chủ sở hữu: Cá nhân

+ Số lượng thành viên: 1 cá nhân

+ Nguồn gốc hình thành vốn: do 1 cá nhân góp vốn

+ Tư cách pháp nhân: không có tư cách pháp nhân

+ Trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản: Toàn bộ tài sản

+ Huy động vốn: Chuyển nhượng vốn

+ Cơ cấu tổ chức: đơn giản

Xem thêm các bài giải sách giáo Giáo dục Kinh tế và Pháp 10 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 42 KTPL 10:Trong nền kinh tế có rất nhiều chủ thể sản xuất kinh doanh. Để tồn tại và phát triển, các chủ thể này phải lựa chọn mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp...

Câu hỏi trang 43 KTPL 10: Em hãy quan sát hình ảnh, đọc thông tin và trả lời câu hỏi: a) Em hãy mô tả quá trình sản xuất kinh doanh các sản phẩm được đề cập trong hình ảnh trên...

Câu hỏi trang 43 KTPL 10: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi: Thông tin:  Chè là một đặc sản nổi tiếng của tỉnh Thái Nguyên...

Câu hỏi trang 44 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi: Thông tin 1. Điều 79, Nghị định số 01/2021/NĐ CP về đăng kí doanh nghiệp...

Câu hỏi trang 45 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin, tình huống và trả lời câu hỏi: Thông tin 1. Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân...

Câu hỏi trang 45 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin, tình huống và trả lời câu hỏi: Thông tin 2. Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận xuất hiện mô hình kinh tế hợp tác xã...

Câu hỏi trang 46 KTPL 10: Tình huống. Gia đình Lan là hộ chuyên canh rau ở vùng ngoại thành. Do sản xuất với quy mô nhỏ và bố mẹ Lan phải tự tiêu thụ nên thu nhập thấp...

Câu hỏi trang 47 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: Luật Doanh nghiệp 2020, số 59/2020/QH14 (trích) Điều 4. Giải thích thuật ngữ...

Câu hỏi trang 47 KTPL 10:a) Em hãy quan sát hình ảnh trên và cho biết các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhận xét về xu hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp...

Luyện tập 1 trang 48 KTPL 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao? A. Phát triển sản xuất kinh doanh góp phần giải quyết việc làm...

Luyện tập 2 trang 48 KTPL 10: Em hãy lựachọn một điển hình kinh tế hộ gia đình mang lại hiệu quả kinh tế ở địa phương và chia sẻ với các bạn trong lớp...

Luyện tập 3 trang 48 KTPL 10: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi: Tình huống: Nhóm của Oanh và Hùng tranh luận về mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp...

Luyện tập 4 trang 49 KTPL 10: Em hãy cùng bạn thảo luận về xu hướng của thị trường, lĩnh vực sản xuất kinh doanh phù hợp với hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp trong thời gian tới...

Luyện tập 5 trang 49 KTPL 10: Em hãy đọc các tình huống dưới đây và đưa ra lời khuyên với các bạn trong tình huống đó. Tình huống a) Địa phương của Hưng có nghề sản xuất bánh kẹo truyền thống...

Vận dụng 1 trang 49 KTPL 10: Em hãy cùng bạn lập kế hoạch tổ chức một buổi toạ đàm về chủ đề vai trò của sản xuất kinh doanh đối với sự phát triển của địa phương...

Vận dụng 2 trang 49 KTPL 10: Em hãy tìm hiểu về mô hình kinh tế hộ gia đình, mô hình kinh tế hợp tác xã, môi hình doanh nghiệp ở địa phương em...

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: 

Bài 8: Tín dụng

Bài 9: Dịch vụ tín dụng

Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài 12. Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1 641 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: