Hiến pháp năm 2013. Điều 16: 1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật

Trả lời Câu hỏi trang 89 KTPL 10 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10.

1 444 22/11/2022


Giải Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Cánh diều Bài 14: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi trang 89 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi.

Hiến pháp năm 2013

Điều 16

1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội.

Luật Trẻ em năm 2016

Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cẩm (trích)

8. Kì thị, phân biệt đối xử với trẻ em vi đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em.

Bộ luật Lao động năm 2019

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động (trích)

1. Phân biệt đối xử trong lao động.

2. Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.

Câu hỏi:

a) Em hiểu như thế nào về quy định của điều 16 Hiến pháp năm 2013?

b) Em hãy chỉ ra sự khác nhau giữa Điều 16 Hiến pháp năm 2013 với Khoản 8, Điều 6 Luật Trẻ em năm 2016 và Khoản 1, 2, Điều 8 Bộ luật Lao động năm 2019.

c) Hãy chia sẻ hiểu biết của em về đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trả lời:

Yêu cầu a) Điều 16 Hiến pháp năm 2013 quy định rằng mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

+ Quyền bình đẳng trước pháp luật được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội và pháp lý.

+ Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội có nghĩa là tất cả mọi người đều có vị thế ngang nhau trước pháp luật và có quyền không bị phân biệt đối xử bởi giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, giàu nghèo, thành phần xã hội, địa vị xã hội…

=> Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau, có tư cách pháp lý như nhau.

Yêu cầu b)

- Điều 16 Hiến pháp năm 2013 chỉ ra những quy định chung về việc bình đẳng giữa người với người trước pháp luật.

- Khoản 8, điều 6 Luật trẻ em năm 2016 và Khoản 1, 2, điều 8 Bộ Luật lao động năm 2016 thì chỉ ra đối tượng cụ thể trong việc được đối xử bình đẳng đó là trẻ em là người lao động.

Yêu cầu c) Đặc điểm của Hiến pháp

- Hiến pháp là luật cơ bản của quốc gia: Hiến pháp là văn bản duy nhất quy định về chủ quyền nhân dân, tổ chức quyền lực nhà nước; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; là hình thức pháp lý thể hiện tập trung nhất hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc; ở từng giai đoạn phát triển, Hiến pháp còn là văn bản, là phương tiện pháp lý thực hiện tư tưởng, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam dưới hình thức những quy phạm pháp luật.

- Hiến pháp quy định nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước: Hiến pháp quy định những nguyên tắc cơ bản, có ý nghĩa bao quát, tác động lên toàn bộ bộ máy nhà nước cũng như từng cơ quan nhà nước, bên cạnh các nguyên tắc này, thì mỗi cơ quan nhà nước tùy vào đặc thù riêng sẽ có các nguyên tắc khác.

- Hiến pháp là luật có hiệu lực pháp lí cao nhất: Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất, phản ánh sâu sắc nhất quyền của Nhân dân và mối quan hệ giữa Nhà nước với Nhân dân; Hiến pháp là nguồn, là căn cứ để ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết và các văn bản khác thuộc hệ thống pháp luật: Tất cả các văn bản khác không được trái với Hiến pháp mà phải phù hợp với tinh thần và nội dung của Hiến pháp, được ban hành trên cơ sở quy định của Hiến pháp và để thi hành Hiến pháp.

- Hiến pháp là công cụ bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân: Quyền con người, quyền công dân là một trong những nội dung quan trọng nhất không thể thiếu trong bất kỳ Hiến pháp của quốc gia nào trước đây. Bên cạnh việc ghi nhận các quyền con người, quyền công dân, các hiến pháp còn quy định các cơ chế, thiết chế để đảm bảo rằng các quyền đó được tôn trọng, thực hiện trong thực tế.

1 444 22/11/2022


Xem thêm các chương trình khác: