Em cùng bạn lập dự án tuyên truyền về phòng ngừa tai nạn

Với giải vận dụng 3 trang 41 sgk Giáo Dục Công Dân lớp 6 bộ sách Cánh diều với cuộc sống được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Giáo Dục Công Dân 6. Mời các bạn đón xem:

1 795 11/01/2022


Giải Giáo Dục Công Dân 6 Bài 8: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên

Vận dụng 3 trang 41 Giáo dục công dân lớp 6:

Em cùng bạn lập dự án tuyên truyền về phòng ngừa tai nạn do các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên, dành cho thiếu niên ở địa phương em đang sống theo hướng dẫn:

- Tên dự án.

- Đối tượng dự án hướng tới.

- Các tai nạn do nguy hiểm từ thiên nhiên cần phải phòng ngừa ở địa phương.

- Cách phòng ngừa, ứng phó với nguy hiểm.

Trả lời

- Tên dự án: Nâng cao hiểu nhận thức cho người dân về biện pháp phòng tránh lũ quét, lở đá.

- Đối tượng dự án hướng tới: toàn thể người dân sinh sống quanh vùng núi.

Nội dung

Lũ quét, lở đá là một loại lũ lớn, xảy ra bất ngờ trên các sông suối miền núi, duy trì trong một thời gian ngắn (lên nhanh và xuống nhanh), dòng chảy xiết có hàm lượng chất rắn cao và có sức tàn phá lớn.

+ Hai nguyên nhân chính gây ra lũ quét là: Mưa lớn với cường độ cao và Lưu vực có sườn núi dốc, địa hình bị chia cắt và lớp phủ thực vật thưa bị phá huỷ bừa bãi.

+ Nơi sinh lũ quét thường ở thượng nguồn các sông nhánh, lưu vực nhỏ, có độ dốc lớn, mặt đệm bị huỷ hoại năng. Lũ quét thường xảy ra trong thời gian ngắn (3-6h), vào ban đêm, trong các tháng đầu mùa lũ (tháng VI, VII ở Bắc Bộ, Tây Nguyên, tháng IX, X ở Trung Bộ).

+ Đặc điểm chính của lũ quét

Lũ quét thường có tỷ lệ vật chất rắn rất lớn, thường chiếm 3-10%, thậm chí trên 10% và trở thành dạng lũ bùn đá, rất hay xảy ra ở nước ta.

 

Lũ quét có sức tàn phá rất lớn gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Vì vậy, động lực của nó rất lớn, sức tàn phá lớn.

* Các biện pháp công trình

- Trồng và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn. Để đề phòng lũ lụt nói chung và lũ quét nói riêng cần phải tích cực khôi phục rừng phòng hộ đầu nguồn, đặc biệt là các khu vực thường gây ra lũ quét, nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ lớp phủ thực vật, tăng khả năng giữ nước của lưu vực, hạn chế khả năng tập trung dòng chảy lũ.

-  Xây dựng hồ chứa điều tiết lũ ở khu vực thường xảy ra lũ quét. Ở các khu vực thường xảy ra lũ quét cần được nghiên cứu kết hợp với việc quy hoạch khai thác trị thuỷ, xây dựng các hồ chứa nước nhiều tác dụng như: chống lũ, tích nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát điện, kết hợp với việc điều hoà lũ, phòng chống lũ quét.

- Khai thông các đường thoát lũ. Tổ chức khai thông các đường tập trung lũ ở phía thượng lưu, các khu vực cần bảo vệ nhằm mục đích không để sinh ra hiện tượng tắc nghẽn dòng chảy, tích tụ nước tạo ra lũ quét nghẽn dòng.

-  Xây dựng đê, tường chắn lũ quét. Ở các khu vực có điều kiện xây dựng công trình ngăn lũ quét có thể nghiên cứu xây dựng các tuyến đê hoặc tường chắn lũ quét để giữ dòng lũ chảy trong lòng dẫn, ngăn chặn các tác động của lũ quét đối với khu vực cần bảo vệ.

- Phân dòng lũ. Dựa vào địa hình có thể nghiên cứu phân dòng lũ nhằm làm giảm tác động của lũ quét vào khu vực cần bảo vệ.

- Xây dựng bổ sung các tràn sự cố ở các hồ chứa nước. Để đề phòng sự cố ở các hồ chứa nước gây ra lũ quét nhân tạo, cần phải gấp rút xây dựng bổ sung các tràn sự cố và xây dựng các phương án phòng chống lụt bão để có thể khắc phục được ngay những sự cố do lũ, bão gây ra.

- Mở rộng khẩu độ thoát lũ của hệ thống cầu cống của đường giao thông. Do đặc điểm các sông của miền Trung ngắnvà dốc, để tránh tình trạng làm cản dòng lũ gây ra ngập lụt, lũ quét và ách tắc giao thông cần phải tính toán quy hoạch tiêu lũ của các hệ thống cầu cống trên các hệ thống đường sắt và đường bộ.

* Các biện pháp phi công trình

Các biện pháp phi công trình được kết hợp một cách hài hoà với biện pháp công trình, hỗ trợ biện pháp công trình phát huy hiệu quả cao trong việc đối phó với lũ quét. Các biện pháp phi công trình bao gồm:

- Lập bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét: Từ kết quả nghiên cứu về nguyên nhân, cơ chế hình thành, vận động của lũ quét và khảo sát thực tế, cho phép lập được bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét (nguy cơ cao; nguy cơ trung bình và vùng ít có khả năng xảy ra lũ quét). Bản đồ này là một trong những căn cứ quan trọng để đề ra các biện pháp phòng tránh lũ quét.

- Quản lý sử dụng đất : Quy hoạch sử dụng đất hạn chế phát triển trong vùng nguy cơ lũ quét cao.  Đối với các khu dân cư đã phát triển thiếu quy hoạch trước đây, cần có quy hoạch lại và tái định cư đưa đân ra khỏi vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất cao.

- Điều chỉnh điều kiện mặt đệm lưu vực và các khu trữ lũ: Thực hiện biện pháp "nông, lâm kết hợp" để chống xói mòn, cải tạo đất, tăng năng suất cây trồng, phát huy hiệu quả sử dụng đất.

- Sơ tán khỏi vùng lũ quét: Để giảm thiểu thiệt hại do lũ quét gây ra, đối với các vùng có nguy cơ lũ quét cao, cần có các phương án cụ thể để phòng tránh, cụ thể cần:

 + Xây bản đồ nguy cơ ngập lụt khu chịu lũ, các phương án sơ tán, các tuyến đường sơ tán và vị trí tập kết.

 + Chọn các khu vực, vị trí cao không bị ảnh hưởng của lũ quét, xây dựng một số nhà kiên cố để tập kết các tài sản, lương thực và con người khi có lũ quét.

+ Có phương án sơ tán người lên các vùng cao và những địa điểm an toàn, nhất là đối với người già, trẻ em.

+ Mỗi người dân cần nắm chắc và sử dụng thành thạo bản đồ nguy cơ ngập lụt, làm chủ các phương án sơ tán và chủ động trong phòng tránh.

+ Thành lập các đơn vị xung kích cứu nạn để sẵn sàng làm nhiệm vụ giúp dân sơ tán, tìm kiếm, cứu trợ, cấp cứu người và bảo vệ tài sản của dân trong thời gian có lũ quét.

Xem thêm các bài giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Khởi động trang 38 Giáo dục công dân lớp 6: Nam đang trên đường đi học về thì trời đổ cơn dông...

Khám phá 1 trang 39 Giáo dục công dân lớp 6: Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:a. Em quan sát được những hiện tượng nguy hiểm nào...

Khám phá 2 trang 40 Giáo dục công dân lớp 6: Đọc thông tin, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:...

Khám phá 3 trang 40 Giáo dục công dân lớp 6: Em sẽ làm gì nếu em là các bạn trong mỗi tình huống dưới đây...

Luyện tập 1 trang 41 Giáo dục công dân lớp 6: Kể lại những nguy hiểm từ thiên nhiên đã xảy ra tại nơi em...

Luyện tập 2 trang 41 Giáo dục công dân lớp 6: Một cơn lốc xoáy mạnh di chuyển đến gần nhóm bạn đang chơi...

Luyện tập 3 trang 41 Giáo dục công dân lớp 6: Em đồng tình hoặc không đồng tình với việc làm nào đưới đây...

Vận dụng 1 trang 41 Giáo dục công dân lớp 6: Lập kế hoạch cá nhân về cách ứng phó với tình huống nguy hiểm...

Vận dụng 2 trang 41 Giáo dục công dân lớp 6: Mỗi nhóm xây dựng một thông điệp về cách học sinh ứng phó với tình huống nguy hiểm...

1 795 11/01/2022


Xem thêm các chương trình khác: