Đông Nam Á ngày nay đang là một điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế

Với giải câu 4 trang 43 sbt Lịch sử lớp 6 bộ sách Chân trời sáng tạo được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Lịch sử 6. Mời các bạn đón xem:

1 385 07/03/2024


Giải SBT Lịch sử 6 Bài 13: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X - Chân trời sáng tạo

Câu 4 trang 43 SBT Lịch Sử 6: Đông Nam Á ngày nay đang là một điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế. Các công ty du lịch cần mua một bộ hồ sơ về hai điểm đến du lịch văn hoá của khu vực Đông Nam Á có những công trình kiến trúc cổ nhất còn lại đến ngày nay. Em hãy xây dựng bộ hồ sơ về hai công trình kiến trúc đó theo những gợi ý sau:

Thông tin về điểm đến.

- Địa điểm ( Thành phố/ tỉnh/ bang; quốc gia):

- Thời gian xây dựng:

- Mục đích xây dựng:

- Câu chuyện lịch sử:

- Lưu ý khi tham quan:

- Lí do lựa chọn điểm đến:

Trả lời:

- Bộ hồ sơ thứ nhất:

THÁNH ĐỊA MĨ SƠN

Địa điểm

Xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam.

Thời gian xây dựng

Thế kỉ IV – thế kỉ XIII

Mục đích xây dựng

- Thờ các vị thần Hin-đu giáo như: thần Si-va, thần Vis-nu…

- Khu vực lăng mộ của các vua và hoàng tộc của những vương triều Champa xưa.

Câu chuyện lịch sử

- Theo các bia ký còn lưu lại, thì Thánh địa Mỹ Sơn được xây dựng từ thế kỷ thứ IV, ban đầu bằng gỗ, bị hỏa hoạn thiêu rụi, sau đó được xây dựng lại bằng gạch, đá trong suốt nhiều thế kỷ. Sau khi vương quốc Chămpa dời đô vào Đồ Bàn rồi về Phan Rang. Khu thánh địa này trở thành hoang phế, bị rừng che phủ trong nhiều thế kỷ.

- Tới năm cuối thế kỉ XIX, khu di tích này được người Pháp phát hiện và tiến hành khai quật.

- Ngày 1-12-1999, khu di tích Mỹ Sơn được tổ chức UNESCO chính thức công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.

Lưu ý khi tham quan

- Khoảng thời gian lí tưởng để tham quan là từ tháng 2 - 4 hằng năm, vì đây là khoảng thời gian thời tiết khá mát mẻ, không quá nắng gắt.

- Không nên tới Mĩ Sơn trong khoảng thời gian tháng 9 – 12, vì đây là mùa mưa, các con đường dẫn vào Thánh địa đều bị sình lầy, trơn trượt.

Lí do lựa chọn điểm đến

- Thánh Địa Mỹ Sơn là ngôi đền đài được xếp hạng thứ 9 trong 10 ngôi đền đài đẹp nhất khu vực Đông Nam Á.

- Giá trị của các di tích ở Mỹ Sơn còn được thể hiện qua nghệ thuật điêu khắc, chạm nổi trên gạch, trên đá với những hình ảnh sống động về các vị thần, tu sĩ, vũ nữ, hoa lá, muông thú và các vật tế lễ…

- Bộ hồ sơ thứ hai:

ĐỀN BÔ-RÔ-BU-ĐUA

Địa điểm

Bô-rô-bua-đua tọa lạc cách 42 km về phía Bắc thành phố Yogyakarta, trung tâm của đảo Java (In-đô-nê-xi-a)

Thời gian xây dựng

Thế kỷ thứ IX – X dưới thời kì cai trị của Vương quốc Syailendra

Mục đích xây dựng

Thờ cúng đức Phật và là nơi cho các Phật tử hành hương.

Câu chuyện lịch sử

- “Bô-rô-bua-đua” trong tiếng In-đô-nê-xi-a có nghĩa là “Tháp Phật trên đồi cao". Toàn bộ tòa tháp do 300 nghìn viên đá xếp thành, được xây dựng trên một mặt bằng hình vuông rộng khoảng 2500 m², theo mô hình của một Mạn-đà-la, tức là một mô hình về vũ trụ hoàn hảo theo quan niệm của Phật giáo Đại thừa.

- Sau khi vương triều Phật giáo Syailendra sụp đổ,  Bô-rô-bu-đua đã bị bỏ hoang và lãng quên trong suốt hơn 10 thế kỷ.

- Mãi đến sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc (năm 1945), Cộng hòa In-đô-nê-xi-a mới ý thức được tầm quan trọng của  Bô-rô-bu-đua liền mời nhiều nhà khảo cổ trên thế giới đến nghiên cứu, đồng thời yêu cầu UNESCO giúp sức để trùng tu. Một chương trình cấp thời vào năm 1948 do Liên Hiệp Quốc đưa ra đã giúp cho  Bô-rô-bu-đua thoát khỏi cảnh hoang tàn và quên lãng. Tiếp theo là một chương trình trùng tu rộng lớn hơn kéo dài từ 1970 đến 1982 do UNESCO đảm trách với sự hợp tác của 27 quốc gia trên thế giới đã hồi phục cho  Bô-rô-bu-đua.

Lưu ý khi tham quan

- Cách tốt nhất để khám phá chùa Borobudur là đi bộ. Khi leo lên đỉnh của ngôi đền, bạn sẽ được chiêm ngưỡng các bản khắc đá phức tạp được trưng bày trên các bức tường của đền. Tìm hiểu một ít về lịch sử của chùa để có thể hiểu hết ý nghĩa của các di tích cổ tại đây.

Lí do lựa chọn điểm đến

Bô-rô-bu-đua không chỉ là một kỳ quan đáng ngưỡng mộ của In-đô-nê-xi-a mà còn là công trình nghệ thuật kiến trúc vĩ đại của Phật giáo và của cả nhân loại.

Xem thêm lời giải sách bài tập Lịch sử lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Câu 1 trang 42 SBT Lịch sử 6 – CTST: Em hãy chọn Đúng hoặc Sai cho những câu bên dưới...

Câu 2 trang 42 SBT Lịch sử 6 – CTST: Em hãy lựa chọn và khoanh tròn vào chữ cái ứng với câu trả lời mà em cho là đúng...

Câu 3 trang 43 SBT Lịch sử 6 – CTST: Em hãy quan sát lược đồ 13.4 trang 68 trong SGK để trả lời những câu bên dưới...

1 385 07/03/2024


Xem thêm các chương trình khác: