Đọc đoạn hội thoại sau và trả lời câu hỏi: Đoạn hội thoại: Dũng, Cường và Mạnh trao đổi về sự cần thiết phải có hoạt động tín dụng trong đời sống

Trả lời Luyện tập 2 trang 52 KTPL 10 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10.

1 561 lượt xem


Giải Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Cánh diều Bài 8: Tín dụng

Luyện tập 2 trang 52 KTPL 10: Đọc đoạn hội thoại sau và trả lời câu hỏi:

Đoạn hội thoại: Dũng, Cường và Mạnh trao đổi về sự cần thiết phải có hoạt động tín dụng trong đời sống.

- Dũng: Trong xã hội có người thừa vốn, người thiếu vốn để sản xuất kinh doanh. Tín dụng sẽ giúp cho vốn được di chuyển từ người thừa vốn sang người thiếu vốn. Từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, người dân cũng có thể vay mượn vốn để phát triển sản xuất, tạo thu nhập hoặc để mua sắm những hàng hoá tiêu dùng thiết yếu trong lúc chưa đủ tiền.

- Cường: Tín dụng quan trọng vì thông qua huy động vốn, nó có thể tập hợp nhiều nguồn vốn nhỏ lẻ lại thành một nguồn vốn lớn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.

- Mạnh: Tín dụng là hình thức những người có vốn sử dụng vốn để cho vay nhằm mục đích làm giàu cho bản thân.

Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào trong đoạn hội thoại trên? Vì sao?

Trả lời:

- Đồng tình với ý kiến của Dũng vì tín dụng có vai trò huy động vốn thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thông qua đó, vốn được di chuyển từ người thừa vốn tới người thiếu vốn. Nhờ đó, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và đáp ứng nhu cầu của người đi vay và người cho vay.

- Đồng ý với quan điểm của Cường vì tín dụng giúp luân chuyển nguồn vốn, từ chủ thể dư thừa vốn sáng chủ thể thiếu hụt vốn để thông qua đó, nguồn vốn được sử dụng hiệu quả, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của người đi vay và người cho vay, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.

- Không đồng tình với quan điểm của Mạnh vì tín dụng là quan hệ vay mượn giữa người cho vay vốn và người vay vốn dựa trên nguyên tắc hoàn trả có kì hạn cả vốn và lãi suất. Trong đó, mục đích của người cho vay là sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi hiệu quả.

Xem thêm các bài giải sách giáo Giáo dục Kinh tế và Pháp 10 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 50 KTPL 10: Tín dụng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong xã hội, đáp ứng nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất...

Câu hỏi trang 50 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin trong trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi: Trường hợp: Nhằm hỗ trợ khách hàng đây mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh...

Câu hỏi trang 51 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi: Thông tin 1.Trong thời gian qua, ngành Ngân hàng đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp...

Câu hỏi trang 52 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin trong trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi: Trường hợp: Bố mẹ bạn A muốn mua một chiếc máy tính xách tay cho bạn A...

Luyện tập 1 trang 52 KTPL 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao? A. Tín dụng là quan hệ vay mượn giữa người cho vay và người vay...

Luyện tập 2 trang 52 KTPL 10: Đọc đoạn hội thoại sau và trả lời câu hỏi: Đoạn hội thoại: Dũng, Cường và Mạnh trao đổi về sự cần thiết phải có hoạt động tín dụng trong đời sống...

Luyện tập 3 trang 53 KTPL 10: Em hãy cùng bạn chia sẻ những ưu điểm và hạn chế của việc sử dụng tiền mặt và việc sử dụng dịch vụ tín dụng...

Luyện tập 4 trang 53 KTPL 10: Em hiểu gì về “tín dụng đen”? Tại sao chúng ta không nên sử dụng dịch vụ “tín dụng đen”...

Vận dụng trang 53 KTPL 10: Em hãy lập kế hoạch và tổ chức một buổi tọa đàm về vai trò của tín dụng đối với việc hỗ trợ học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn...

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: 

Bài 9: Dịch vụ tín dụng

Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài 12. Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài 13: Chính quyền địa phương

1 561 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: