TOP 11 mẫu Trong bài thơ Tiếng Việt nhà thơ Lưu Quang Vũ viết (SIÊU HAY)

Trong bài thơ Tiếng Việt, nhà thơ Lưu Quang Vũ viết: Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát 11 đoạn văn mẫu hay nhất được tuyển chọn từ các đoạn văn hay của học sinh lớp 7 trên cả nước. Mời các bạn đón xem:

1 2889 lượt xem
Tải về


Trong bài thơ Tiếng Việt nhà thơ Lưu Quang Vũ viết

Đề bài: Trong bài thơ "Tiếng Việt" nhà thơ Lưu Quang Vũ viết:

"Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát

Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

Như gió nước không thể nào nắm bắt

Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh."

Đoạn thơ trên muốn nói về vẻ đẹp gì của Tiếng Việt? Em hãy viết một đoạn văn khoảng 7-8 dòng nêu lên suy nghĩ của mình về vẻ đẹp ấy.

Dàn ý: Trong bài thơ Tiếng Việt nhà thơ Lưu Quang Vũ viết

- Mở đoạn: Giới thiệu về đoạn thơ

- Thân đoạn: Vẻ đẹp của Tiếng Việt qua đoạn thơ:

+ Hệ thống thanh điệu giúp Tiếng Việt phong phú về âm điệu

+ Có khả năng diễn tả mọi phương diện, mọi cung bậc cảm xúc của cuộc sống, con người Việt một cách giản dị, gần gũi

+ Cũng nhờ có dấu thanh mà tiếng nói trầm bổng như bản nhạc tha thiết, nói nghe như hát. Mỗi lời nói cũng giống như lời hát thì thầm, trầm bổng vang vọng giữa đất trời.

- Kết đoạn: Cảm nhận chung của em về đoạn thơ và Tiếng Việt.

Trong bài thơ Tiếng Việt nhà thơ Lưu Quang Vũ viết (mẫu 1)

Tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu tính nhạc. Thật vậy, chúng ta thấy ngôn ngữ tiếng Việt có hệ thống dấu thanh rất đa dạng. Mỗi một dấu thanh khi sử dụng giống như một nốt nhạc. Với những thanh bằng như huyền, ngang giống như những nốt trầm. Những thanh trắc như sắc hỏi, ngã nặng lại giống như những thanh cao. Tiếng Việt còn có hệ thống ngữ âm rất phong phú lại rất đa dạng về ngữ nghĩa. Ông cha ta vẫn thường hay nói “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Là một người dân Việt Nam chúng ta có quyền tự hào về sự giàu đẹp của tiếng Việt. Chúng ta cũng cần có trách nhiệm giữu gìn sự giàu đẹp ấy.

TOP 10 mẫu Trong bài thơ Tiếng Việt, nhà thơ Lưu Quang Vũ viết: Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát (ảnh 1)

Trong bài thơ Tiếng Việt nhà thơ Lưu Quang Vũ viết (mẫu 2)

Đoạn thơ trên nói về sự đa dạng phong phú của thanh điệu tiếng Việt. Tiếng Việt là thứ ngôn ngữ hay, giàu âm điệu nhưng cũng rất khó bởi hệ thống thanh điệu với 6 dấu thanh: thanh ngang, thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã và thnah nặng. Những thanh điệu này khiến cho lời nói có giai điệu gợi hình, gợi thanh,  gợi cảm, có ý nghĩa sâu xa, có khả năng diễn tả mọi phương diện, mọi cung bậc cảm xúc của cuộc sống, con người Việt một cách giản dị, gần gũi. Cũng nhờ có dấu thanh mà tiếng nói trầm bổng như bản nhạc tha thiết, nói nghe như hát “Đất nước mình ôi đẹp biết bao/ từng ngọn núi, con sông mang trong mình cái tên bất bủ/ Tôn Đức Thắng, Hồ Chí Minh vẫn còn vang vọng…”. Mỗi lời nói cũng giống như lời hát thì thầm, trầm bổng vang vọng giữa đất trời, ấy là nhờ sự giàu có, phong phú của thanh điệu Tiếng Việt. Bản thân mỗi người cần có ý thức trách nhiệm trong việc gìn giữ, bảo vệ và phát triển Tiếng Việt.

Trong bài thơ Tiếng Việt nhà thơ Lưu Quang Vũ viết (mẫu 3)

Nhiều người vẫn thường nói rằng tiếng Việt là một thứ tiếng có nhạc tính vì nó có thanh điệu. Tiếng Việt có một hệ thống từ tượng thanh phong phú. Nó có thể mô phỏng âm thanh của tiếng mưa, tiếng gió, của tiếng cười, tiếng nước chảy, tiếng chim hót,... Tiếng Việt không những chỉ có vẻ đẹp về âm thanh, nó còn có vẻ đẹp của việc chuyển tải ý nghĩa. Em yêu tiếng Việt vô cùng bởi nó đẹp và là tiếng mẹ đẻ của mình. Tuy vậy, em biết rằng những thứ tiếng khác trên thế giới cũng đều có vẻ đẹp riêng.

Trong bài thơ Tiếng Việt nhà thơ Lưu Quang Vũ viết (mẫu 4)

Người Việt Nam ngày nay có đầy đủ lí do và bằng chứng để tự hào về tiếng Việt của mình. Vẻ đẹp của tiếng Việt đến từ mọi khía cạnh, đến từ cả sự giàu đẹp và đa dạng của tiếng Việt. Âm điệu của tiếng Việt đa dạng và trầm bổng nhờ hệ thống 4 dấu gồm: huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng. Hơn nữa, ở mỗi vùng miền, thanh âm và âm điệu của người dân mỗi vùng miền lại khác nhau, làm nên sự đa dạng và màu sắc địa phương của tiếng Việt. Nếu như giọng Bắc rắn rỏi, cứng cáp thì giọng Trung chất phác hiền lành, giọng Nam lại hào phóng, sảng khoái. Vẻ đẹp của tiếng Việt còn đẹp từ sự đa dạng của từ ngữ, của hệ thống biện pháp tu từ và hệ thống dấu câu, hệ thống kiểu câu. Kiểu câu thì tiếng Việt có: câu phủ định, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến... Dấu câu thì tiếng Việt có: dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than, dấu chấm lửng sử dụng trong nhiều tình huống và hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Rồi từ láy, từ ghép, từ đồng nghĩa và từ đồng âm trong tiếng Việt làm nên sự đa dạng và giàu đẹp đáng tự hào của tiếng Việt. Hơn nữa, nhờ sự giàu đẹp của tiếng Việt ấy mà biết bao thể loại văn học của nước nhà ra đời, như thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc, hoặc các bài vè, hò, ca dao, tục ngữ đa dạng, phong phú. Ngôn ngữ tiếng Việt chính là thứ ngôn ngữ đã đồng hành cùng nhân dân suốt bao năm tháng lịch sử, nên nó không chỉ là phương thức giao tiếp mà còn là thứ ngôn ngữ chứa đựng biết bao tình cảm tốt đẹp của nhân dân, là ngôn ngữ chứa đựng hồn cốt dân tộc Việt Nam. Nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã từng viết "Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát/Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh/Như gió nước không thể nào nắm bắt/Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.". Chính ngôn ngữ cũng giúp chúng ta nắm giữ được chiếc chìa khóa để giành lại được độc lập, tự do. Tóm lại, vẻ đẹp của tiếng Việt đến từ sự đa dạng và ý nghĩa cao cả thiêng liêng của ngôn ngữ mẹ đẻ của nhân dân Việt Nam.

Trong bài thơ Tiếng Việt nhà thơ Lưu Quang Vũ viết (mẫu 5)

Đoạn thơ trên nói về sự đa dạng phong phú của thanh điệu tiếng Việt. Những thanh điệu trong Tiếng Việt khiến cho lời nói có giai điệu gợi hình, gợi thanh, gợi cảm, có ý nghĩa sâu xa, có khả năng diễn tả mọi phương diện, mọi cung bậc cảm xúc của cuộc sống, con người Việt một cách giản dị, gần gũi. Cũng nhờ có dấu thanh mà tiếng nói trầm bổng như bản nhạc tha thiết, nói nghe như hát. Mỗi lời nói cũng giống như lời hát thì thầm, trầm bổng vang vọng giữa đất trời, ấy là nhờ sự giàu có, phong phú của thanh điệu Tiếng Việt. Bản thân mỗi người cần có ý thức trách nhiệm trong việc gìn giữ, bảo vệ và phát triển Tiếng Việt.

Trong bài thơ Tiếng Việt nhà thơ Lưu Quang Vũ viết (mẫu 6)

Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ là một bài thơ hấp dẫn, vừa Đẹp, vừa Hay, có ý nghĩa giáo dục lòng yêu nước, tinh thần dân tộc. Ai đã được tiếp xúc với Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ thì không dễ quên. Tiếng Việt trở thành sợi dây nối liền tâm hồn, tư tưởng của mọi thành viên trong cộng đồng cũng như những người con xa xứ, lưu lạc. Từ mối liên hệ với lịch sử, tác giả đã xem tiếng Việt như là một nhân tố tạo nên sự bền vững muôn đời của dân tộc. Câu thơ: Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình cho thấy những ân tình của tiếng Việt, những giá trị cao cả mà tiếng Việt bồi đắp và dẫn dắt. Đồng thời câu thơ cũng nhắc nhở chúng ta về tình cảm mến yêu tha thiết, ý thức trách nhiệm của mỗi người trong việc gìn giữ, bảo vệ tiếng Việt.

Trong bài thơ Tiếng Việt nhà thơ Lưu Quang Vũ viết (mẫu 7)

Nhiều người vẫn thường nói rằng tiếng Việt là một thứ tiếng có nhạc tính vì nó có thanh điệu. Em tự ngẫm điều này và thấy nó có những hạt nhân hợp lí. Chỉ cần thay đổi thanh ngang và thanh huyền, cũng đã đến sự thay đổi về nghĩa. Trong tiếng Anh, hay tiếng Nhật mà em được học, đều này không hề xảy ra. Tiếng Việt có một hệ thống từ tượng thanh phong phú. Nó có thể mô phỏng âm thanh của tiếng mưa, tiếng gió, của tiếng cười, tiếng nước chảy, tiếng chim hót,... Tiếng Việt không những chỉ có vẻ đẹp về âm thanh, nó còn có vẻ đẹp của việc chuyển tải ý nghĩa. Đôi khi cả hai vẻ đẹp ấy được đồng thời thể hiện: "Dưới trăng quyên đã gọi hè/ Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông" (Nguyễn Du). Hai câu Kiều của Nguyễn Du này đặc sắc ở việc sử dụng từ láy và việc lặp phụ âm đầu tạo nên tính nhạc cho câu thơ bên cạnh hình ảnh thơ đã được miêu tả. Em yêu tiếng Việt vô cùng bởi nó đẹp và là tiếng mẹ đẻ của mình. Tuy vậy, em biết rằng những thứ tiếng khác trên thế giới cũng đều có vẻ đẹp riêng.

Trong bài thơ Tiếng Việt nhà thơ Lưu Quang Vũ viết (mẫu 8)

Đoạn thơ đã cho thấy tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc. Lời nhận xét của Lưu Quang Vũ là hoàn toàn đúng đắn. Tiếng Việt có hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú cũng như giàu về thanh điệu, giàu ngữ âm. Chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều từ ngữ mô phỏng âm thanh một thật sinh động, chân thực. Đọc tiếng Việt mà nghe như một bản nhạc trầm bổng, khiến người nghe cảm thấy thích thú, say mê. Bởi vậy, mỗi người cần biết trân trọng, giữ gìn tiếng Việt.

Trong bài thơ Tiếng Việt nhà thơ Lưu Quang Vũ viết (mẫu 9)

Đoạn thơ trên nói về vẻ đẹp giàu chất nhạc của tiếng Việt. Trước hết, tiếng Việt có hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú. Không chỉ vậy, hệ thống thanh điệu cũng đa dạng, với sáu thanh gồm có ngang, huyền, ngã, hỏi, sắc, nặng. Ngoài ra, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều từ ngữ mô phỏng âm thanh một thật sinh động, chân thực. Khi đọc hoặc nói tiếng Việt, người nghe có thể cảm nhận được giống như một bản nhạc. Có thể khẳng định đây là một vẻ đẹp rất riêng của tiếng Việt mà không phải ngôn ngữ nào cũng có được.

Trong bài thơ Tiếng Việt nhà thơ Lưu Quang Vũ viết (mẫu 10)

Có thể thấy rằng, đoạn thơ trên muốn nói về sự phong phú của thanh điệu tiếng Việt. Đây là thứ ngôn ngữ hay, giàu âm điệu với sáu thanh bao gồm thanh ngang, thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã và thành nặng. Nhờ có hệ thống thanh điệu này giúp cho tiếng Việt đọc lên, nói lên như có giai điệu. Đây là một vẻ đẹp rất riêng của tiếng Việt. Chính vì vậy, mỗi người cần có ý thức trách nhiệm trong việc gìn giữ, bảo vệ sự phong phú và trong sáng của Tiếng Việt.

Trong bài thơ Tiếng Việt nhà thơ Lưu Quang Vũ viết (mẫu 11)

Đoạn thơ trên nói về sự đa dạng phong phú của thanh điệu tiếng Việt. Tiếng Việt là thứ ngôn ngữ hay, giàu âm điệu nhưng cũng rất khó bởi hệ thống thanh điệu với 6 dấu thanh: thanh ngang, thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã và thnah nặng. Những thanh điệu này khiến cho lời nói có giai điệu gợi hình, gợi thanh, gợi cảm, có ý nghĩa sâu xa, có khả năng diễn tả mọi phương diện, mọi cung bậc cảm xúc của cuộc sống, con người Việt một cách giản dị, gần gũi. Cũng nhờ có dấu thanh mà tiếng nói trầm bổng như bản nhạc tha thiết, nói nghe như hát “Đất nước mình ôi đẹp biết bao/ từng ngọn núi, con sông mang trong mình cái tên bất bủ/ Tôn Đức Thắng, Hồ Chí Minh vẫn còn vang vọng…”. Mỗi lời nói cũng giống như lời hát thì thầm, trầm bổng vang vọng giữa đất trời, ấy là nhờ sự giàu có, phong phú của thanh điệu Tiếng Việt. Bản thân mỗi người cần có ý thức trách nhiệm trong việc gìn giữ, bảo vệ và phát triển Tiếng Việt.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Bài tản văn cho người đọc thấy sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của những người phụ nữ

Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh cây tre được tác giả thể hiện

Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh nhân vật dì Bảy trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà

Viết một đoạn văn giới thiệu khái quát về các từ loại hoặc các thành phần câu

Tóm tắt văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa

1 2889 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: