TOP 16 mẫu Cảm nghĩ về hình ảnh cây tre có sử dụng từ Hán Việt (SIÊU HAY)

Cảm nghĩ của em về hình ảnh cây tre trong bài Cây tre Việt Nam gồm 16 đoạn văn mẫu hay nhất được tuyển chọn từ các đoạn văn hay của học sinh lớp 7 trên cả nước. Mời các bạn đón xem:

1 5367 lượt xem
Tải về


Cảm nghĩ về hình ảnh cây tre có sử dụng từ Hán Việt

Đề bài: Viết một đoạn văn khoảng 5-7 dòng nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh cây tre được tác giả Thép Mới thể hiện trong bài tùy bút "Cây tre Việt Nam", trong đó có sử dụng ít nhất hai từ Hán Việt. Giải thích nghĩa của những từ Hán Việt đó.

Dàn ý: Cảm nghĩ về hình ảnh cây tre có sử dụng từ Hán Việt

- Mở đoạn: Giới thiệu về văn hình ảnh cây tre được tác giả Thép Mới thể hiện trong bài tùy bút "Cây tre Việt Nam"

- Thân đoạn:

+ Cây tre là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam.

+ Bóng tre xanh đã bao trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn

+ Đời sống: con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang

+ Chiến tranh: vũ khí đánh giặc

- Kết đoạn: Cảm nhận của em về Tre Việt Nam.

Cảm nghĩ về hình ảnh cây tre có sử dụng từ Hán Việt (mẫu 1)

Hình ảnh cây tre trong bài tùy bút của tác giả Thép Mới là hình ảnh tượng trưng cho dân tộc Việt Nam. Tác giả đã khẳng định tre gắn bó với con người Việt Nam từ bao đời nay, từ khi lọt lòng đến lúc nhắm mắt xuôi tay. Tre tiêu biểu cho phẩm chất của con người Việt Nam: chí khí, thanh cao, thẳng thắn, bất khuất. Và ngày nay khi sắt thép dần thay thế tre thì tre vẫn còn mãi với dân tộc Việt Nam.

Từ Hán Việt: tác giả: người viết, thanh cao: trong sạch và cao thượng…

TOP 10 mẫu Cảm nghĩ của em về hình ảnh cây tre trong bài Cây tre Việt Nam hay nhất (ảnh 1)

Cảm nghĩ về hình ảnh cây tre có sử dụng từ Hán Việt (mẫu 2)

Cây tre chính là biểu tượng của làng quê Việt Nam. Cây tre chính là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của người dân. Từ lâu, bóng tre xanh đã bao trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn. Dưới bóng tre đã giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre là cánh tay của người nông dân. Không chỉ trong đời sống vật chất hay tinh thần, tre còn trở thành đồng chí của với con người trong chiến tranh. Nhân dân ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Ở hiện tại, tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh.Tre mang những vẻ đẹp phẩm chất mà con người Việt Nam có được. Dù ở trong quá khứ hay hiện tại, cây tre cũng gắn bó vô cùng với con người Việt Nam. Qua văn bản “Cây tre Việt Nam”, người đọc thêm yêu mến hình ảnh cây tre.

Cảm nghĩ về hình ảnh cây tre có sử dụng từ Hán Việt (mẫu 3)

Hình ảnh cây tre trong tùy bút Cây tre Việt Nam của Thép Mới vừa là một hình ảnh thực, cũng là một hình ảnh ẩn dụ. Ông còn so sánh hình ảnh cây tre với con người Việt Nam vì có những nét tương đồng: thăng thắn, dũng cảm, bất khuất, thủy chung. Đã so sánh tre với con người, vậy vì sao còn nói tre là một hình ảnh ẩn dụ? Nói thế bởi tùy bút Cây tre Việt Nam không chỉ đơn thuần nói về cây tre, mà sâu xa hơn là nói về những phẩm chất, tính cách của người Việt Nam, để từ đó khẳng định sự bền vững của đất nước.

- Giải thích nghĩa của các từ Hán Việt đó:

+ Tương đồng: giống nhau.

+ Thủy chung: trước sau vẫn một lòng, vẫn có tình cảm gắn bó không thay đổi.

TOP 10 mẫu Cảm nghĩ của em về hình ảnh cây tre trong bài Cây tre Việt Nam hay nhất (ảnh 1)

Cảm nghĩ về hình ảnh cây tre có sử dụng từ Hán Việt (mẫu 4)

Hình cây tre trong bài “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng. Tre mang những vẻ đẹp phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam: “Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt…”. Chỉ với vài câu văn ngắn mà tác giả đã khẳng định được vẻ đẹp cả về sức vóc và phẩm chất của tre đầy đúng đắn, thể hiện được sự tinh tế trong cách quan sát và cảm nhận của tác giả. Cây tre trở thành một đại diện cho vẻ đẹp, những phẩm chất đầy cao quý của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, tre gắn bó mật thiết trong cuộc sống hằng ngày của con người. Từ lâu, bóng tre xanh đã bao trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn. Dưới bóng tre đã giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre là cánh tay của người nông dân. Cây tre vất vả mãi với người cối xay tre nặng nề quay. Tre là người nhà, khăng khít với đời sống hằng ngày. Tre buộc chặt những tình cảm chân quê. Tre là niềm vui của tuổi thơ, của người già. Không chỉ trong đời sống vật chất hay tinh thần, tre còn trở thành đồng chí của với con người trong chiến tranh. Nhân dân ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Ở hiện tại, tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh. Thậm chí tre còn “hy sinh để bảo vệ con người”. Từ đó, chúng ta thêm yêu quý và trân trọng loài cây này.

Cảm nghĩ về hình ảnh cây tre có sử dụng từ Hán Việt (mẫu 5)

Chẳng ai biết cây tre đã có mặt trên đất nước Việt Nam từ bao giờ, chỉ biết rằng cây tre đã gắn bó với dân tộc Việt Nam từ bao đời nay và nó đã trở thành người bạn thân thiết lâu đời của nhân dân Việt Nam.  Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước “Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi.... đâu đâu cũng có nứa tre làm bạn”. Tre có mấy chục loài khác nhau, nhưng đều mọc từ một mầm măng non mọc thẳng mà thành. Tre không kén đất, vào đâu tre cũng mọc, cũng sinh sôi xanh tốt. Từ lúc còn là một mầm măng tre đã mọc thẳng, lớn lên tre cũng vươn thẳng, vững chắc, dẻo dai. Dáng tre vươn cao mà mộc mạc, màu tre tươi mà nhũn nhặn. Thế mới biết tre cũng thật khiêm tốn, nhún nhường như chí khí bất khuất của con người Việt Nam vậy. Từ thuở sơ khai, dưới bóng tre xanh, những người dân cày Việt Nam vỡ đất khai hoang, dựng nhà, cày cấy; dưới bóng tre xanh, nhân dân ta xây dựng và giữ gìn nền văn hoá lâu đời... “giang chẻ lạt, buộc mềm, khít chặt như những mối tình quê thuở ban đầu thường nỉ non dưới bóng tre, bóng nứa”. Cứ thế,tre trở thành một người bạn thân thiết không thể thiếu của nông dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động. Những em bé với những que chuyền đánh chắt bằng tre”, những cụ già bên chiếc chiếu tre... tất cả các hình ảnh đó đã trở nên quen thuộc, “tre với người, sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ” vô cùng. Đến khi người phải đánh giặc hảo vệ quê hương, tre lại trở thành người bạn chiến đấu của con người. Buổi đầu kháng chiến, tre là tất cả, tre là vũ khí. Người lính chỉ cần một chiếc gậy tầm vông trong tay cũng dám xông pha vào giữa đám quân thù. Tre như tiếp thêm lòng dũng cảm cho người, giúp người dựng nên “thành đông Tổ quốc...”

Cảm nghĩ về hình ảnh cây tre có sử dụng từ Hán Việt (mẫu 6)

Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. “…Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc…”. Không phải ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Ân xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Mặt khác, hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Tre thật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn công trong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giàng Độc lập_ Tự do cho Tổ Quốc. “ Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,…”

Cảm nghĩ về hình ảnh cây tre có sử dụng từ Hán Việt (mẫu 7)

ở việt nam. chắc hẳn ai cx biết loài cây thân thuộc với chúng ta, làm bạn vs tổ tiên dân tộc ta từ lâu đời  đo chính là cây tre nứa. nó thân thuộc, xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta rất nhiều. Nhưng công nghệ, khoa học kĩ thuật phát triển nhanh theo thời gian. Săt , thép, kim loại,… xuất hiện. Làm cho sự hiện diện, vị trí của cây tre phai mờ. Nhưng trong lòng em và gia đình em cây tre vẫn chiếm một vị trí rất quan trọng. Từ đồ dùng cho đến vật dụng vẫn còn hiện diện rất nhiều trong nhà em . Cây tre tượng trưng cho con người, nhân dân Vn . Tượng trưng cho phẩm chất cao đẹp của con người và tổ quốc VN.cây tre như con người vn có những vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu: ngay thẳng , thuỷ chung, can đảm,………

Cảm nghĩ về hình ảnh cây tre có sử dụng từ Hán Việt (mẫu 8)

 Đúng thật vậy, từ xưa kia, tre đã trở thành biểu tượng của Việt Nam, không gì thay đổi được. Thân tre vừa thẳng vừa xanh như nhân dân ta thẳng thắn, thật thà và mộc mạc, chất phác. Lá tre thon dài hệt bàn tay của người dân lao động, vất vả cực nhọc dẫu thế những lá tre ấy vẫn thầm lặng rơi, nhẹ nhàng không lên tiếng. Rễ tre đâm sâu xuống mặt đất, lan rộng ra, từ đó những mầm măng non nhú lên như câu “tre già măng mọc” thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ ngàn đời. Tre là anh hùng lao động, chân lý ấy không thể thay đổi. Tre vào sinh ra tử với con người, là đồng đội với con người, một chiến sĩ cách mạng chính trực. Mong rằng, loài cây sẽ trường tồn mãi mãi !

Cảm nghĩ về hình ảnh cây tre có sử dụng từ Hán Việt (mẫu 9)

Tre xanh xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh

Từ lâu tre đã trở thành người bạn của ng dân Việt Nam , là biểu tượng cho những phẩm chất của con người Việt Nam : nhũn nhặn , đoàn kết , thuỷ chung , bất khuất ... Tre thường mọc gần nhau theo khóm tạo thành những lũy tre xanh rì rào trong gió. Từ bao đời nay, tre mọc luôn đứng cạnh nhau chứ không hề riêng lẻ. Nó cũng giống như tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam vậy. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước, tre cũng gắn bó cùng dân tộc. Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta... Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù... Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Chính trong hoàn cảnh chiến đấu, tre bộc lộ nhiều phẩm chất cao quí khác: thẳng thắn, bất khuất Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng. Tre lại vì ta mà cùng ta đánh giặc. Dù bất cứ chỗ nào, đất có cằn cỗi bao nhiêu thì tre vẫn cứ vươn lên xanh tốt giống như tinh thần vươn lên trước mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống của người dân lao động. Yêu sao cây tre Việt Nam. Tre không khác gì một người bạn của con người và cũng là hiện thân của đức tính con người Việt Nam. Dù cho đến ngàn đời sau, khi công nghệ có phát triển thì tre vẫn luôn tồn tại trong tâm hồn dân tộc như những gì gần gũi và thân thương nhất

Cảm nghĩ về hình ảnh cây tre có sử dụng từ Hán Việt (mẫu 10)

Hình ảnh cây tre trong tùy bút Cây tre Việt Nam của Thép Mới vừa là một hình ảnh thực, cũng là một hình ảnh ẩn dụ. Bài viết của Thép Mới đã nói đến sự gắn bó của cây tre đối với con người Việt Nam. Ông còn so sánh hình ảnh cây tre với con người Việt Nam vì có những nét tương đồng: thăng thắn, dũng cảm, bất khuất, thủy chung. Đã so sánh tre với con người, vậy vì sao còn nói tre là một hình ảnh ẩn dụ? Nói thế bởi tùy bút Cây tre Việt Nam không chỉ đơn thuần nói về cây tre, mà sâu xa hơn là nói về những phẩm chất, tính cách của người Việt Nam, để từ đó khẳng định sự bền vững của đất nước.

Cảm nghĩ về hình ảnh cây tre có sử dụng từ Hán Việt (mẫu 11)

Cây tre là một niềm tự hào chính đáng của Việt Nam. Không biết từ bao giờ, cây tre đã trở thành người bạn thân của nông dân Việt Nam. Từ thời xa xưa, tre là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ. Đồ chơi trẻ nhỏ làm từ tre nứa, que chuyền que chắt cũng từ thân tre quen thuộc. Tuổi già hút thuốc làm vui với chiếc điếu cày từ thân tre cứng cáp. Tre đã hy sinh để chiến đấu, cùng nhân dân Việt Nam chống lại kẻ thù. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

Cảm nghĩ về hình ảnh cây tre có sử dụng từ Hán Việt (mẫu 12)

Khi đọc tác phẩm “Cây tre Việt Nam”, Thép Mới đã cho người đọc thấy được sự gắn bó của cây tre trong cuộc sống của con người Việt Nam.

Nhà văn đã khẳng định tre chính là người bạn thân của nông dân, nhân dân Việt Nam. Sau đó, hình ảnh cây tre được miêu tả: “Vào đâu tre cũng sống, cũng xanh tốt”, “Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn”. Cây tre mang vẻ đẹp thanh cao, giản dị, chí khí như con người.

Tiếp đến, Thép Mới đã giúp người đọc hiểu hơn về sự gắn bó của cây tre với cuộc sống của người dân Việt Nam. Từ lâu, bóng tre xanh đã bao trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn. Dưới bóng tre đã giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre là cánh tay của người nông dân. Cây tre vất vả mãi với người cối xay tre nặng nề quay. Tre là người nhà, khăng khít với đời sống hằng ngày. Tre buộc chặt những tình cảm chân quê. Tre là niềm vui của tuổi thơ, của người già. Cây tre gắn bó với cuộc sống của con người Việt Nam như một người bạn tri kỷ.

Không chỉ trong đời sống vật chất hay tinh thần, tre còn trở thành đồng chí của với con người trong chiến tranh. Nhân dân ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Ở hiện tại, tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh. Thậm chí tre còn “hy sinh để bảo vệ con người”.

Đoạn văn cuối cùng, tác giả đã đem đến sự lắng đọng khi nói về cây tre ở hiện tại. Dù cuộc sống có hiện đại hơn, thì tre vẫn còn nguyên vị trí trong tương lai khi đất nước đi vào công nghiệp hóa: tre vẫn là bóng mát, tre mang khúc nhạc tâm tình.

Thép Mới đã sử dụng nhiều chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng, sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu. Người đọc thêm hiểu hơn về giá trị của cây tre Việt Nam trong đời sống vật chất và tinh thần.

Cây tre đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh và con người Việt Nam. Tác phẩm “Cây tre Việt Nam” đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Cảm nghĩ về hình ảnh cây tre có sử dụng từ Hán Việt (mẫu 13)

Trong tác phẩm “Cây tre Việt Nam”, nhà văn Thép Mới đã giúp người đọc hiểu hơn về hình ảnh cây tre vốn đã quen thuộc trong cuộc sống của người dân Việt Nam.

Mở đầu tác phẩm, tác giả đã khẳng định tầm quan trọng của cây tre: “Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa”. Điều đó cho thấy tre là một loài cây gần gũi, quen thuộc trong cuộc sống của con người Việt Nam. Tiếp đến, nhà văn miêu tả vẻ đẹp của tre: “Dù ở đâu, tre vẫn vươn thẳng mình phía trước, sống xanh tốt. Dẫu cho đó là chốn đất cằn đá sỏi hay nơi màu mỡ tốt tươi”. Bởi vậy mà đi khắp mọi miền tổ quốc, chúng ta đều có thể bắt gặp hình ảnh cây tre: “Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, lũy tre thân mật làng tôi... đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn”. Lời giới thiệu mở đầu đầy nhẹ nhàng đã cho thấy tình cảm thắm thiết, chân thành của tác giả dành cho cây tre.

Hình ảnh cây tre là biểu tượng cho những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam: “Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt…”. Chỉ với vài câu văn ngắn mà tác giả đã khẳng định được vẻ đẹp cả về sức vóc và phẩm chất của tre đầy đúng đắn, thể hiện được sự tinh tế trong cách quan sát và cảm nhận của tác giả. Cây tre trở thành một đại diện cho vẻ đẹp, những phẩm chất đầy cao quý của dân tộc Việt Nam.

Tre cũng giống như một người bạn tâm tình của con người: “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân”. Tre gắn bó với con người trong cuộc đời như một điều gì khó có thể chia cắt được. Từ tuổi ấu thơ, tre là nguồn vui trong mỗi trò chơi dân gian chơi chuyền, đánh thẻ. Lúc trưởng thành, tre bên cạnh con người vào ruộng, ra nương. Khi về già, tre lại là bạn tâm giao trong chiếc điếu cày khoan khoái. Tre chung thủy với người như dân làng thủy chung, gắn bó với quê hương mình vậy. Bởi vậy mà chúng ta thêm yêu mến cây tre có lẽ cũng vì điều đó.

Đọc những câu văn tiếp theo, người đọc càng trân trọng thêm loài cây này: “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”. Tre - người hùng chiến trận, cùng với con người chống lại kẻ thù.

Cuối cùng, nhà văn nói đến cây tre ở hiện tại. Khi mà những xi măng, cốt sắt ngày càng nhiều thì tre vẫn giữ một vị trí đặc biệt: “Ngày mai, trên đất nước này, sắt, thép có thể nhiều hơn tre, nứa. Nhưng, trên đường trường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình. Tre sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi. Những chiếc đu tre vẫn dướn lên bay bổng. Tiếng sáo diều tre cao vút mãi”. Điều đó khiến chúng ta thêm tin vào những giá trị trường tồn với thời gian.

Tác phẩm “Cây tre Việt Nam” là một tác phẩm hay viết về cây tre Việt Nam. Khi đọc tác phẩm, chúng ta thêm yêu mến, tự hào và trân trọng loài cây này.

Cảm nghĩ về hình ảnh cây tre có sử dụng từ Hán Việt (mẫu 14)

Cây tre chính là biểu tượng của làng quê Việt Nam. Từ lâu, bóng tre xanh đã bao trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn. Dưới bóng tre đã giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre là cánh tay của người nông dân. Không chỉ trong đời sống vật chất hay tinh thần, tre còn trở thành đồng chí của với con người trong chiến tranh. Dù ở trong quá khứ hay hiện tại, cây tre cũng gắn bó vô cùng với con người Việt Nam. Qua văn bản “Cây tre Việt Nam”, người đọc thêm yêu mến hình ảnh cây tre.

Cây tre đã rất quen thuộc ở làng quê Việt Nam thuở xưa. Đến với văn bản “Cây tre Việt Nam”, Thép Mới đã giúp người đọc hiểu được sự gắn bó cũng như tầm quan trọng của cây tre đối với cuộc sống của con người.

Mở đầu văn bản, Thép Mới đã khắc họa những đặc điểm của cây tre: “Vào đâu tre cũng sống, cũng xanh tốt”; “Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn”; “Khi lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc”. Biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng đã giúp hình ảnh cây tre hiện lên với vẻ đẹp thanh cao, chí khí như con người.

Những câu văn tiếp theo, nhà văn đã cho thấy tầm quan trọng của cây tre trong cuộc sống của con người. Khắp các làng quê, cây tre xuất hiện ở mọi nơi: “Tre trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn”. Cây tre đã trở thành một người bạn của con người: “Dưới bóng tre, giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang”. Hình ảnh so sánh đầy độc đáo: “Tre là cánh tay của người nông dân” giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng của loài cây này. Ngay cả trong đời sống tinh thần, cây tre cũng đóng góp một phần to lớn: “Tre buộc chặt những tình cảm chân quê. Tre là niềm vui của tuổi thơ, của người già”.

Và hơn cả, cây tre còn sát cánh trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Nhân dân ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Ở hiện tại, tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh. Thậm chí tre còn “hy sinh để bảo vệ con người”.

Trong đoạn cuối, tác giả đề cập đến vị trí của cây tre khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa. Cuộc sống hiện đại với những máy móc, công nghệ thế nhưng cây tre vẫn sẽ còn nguyên giá trị.

Với lối viết mộc mạc, chân tình nhưng giàu hình ảnh, “Cây tre Việt Nam” quả là một tác phẩm hay, giúp người đọc thêm yêu mến và trân trọng về loài cây của làng quê Việt Nam.

Cảm nghĩ về hình ảnh cây tre có sử dụng từ Hán Việt (mẫu 15)

“Cây tre Việt Nam” của nhà văn Thép Mới là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan.

Khi đọc câu văn đầu tiên, chúng ta sẽ cảm thấy vô cùng ấn tượng: “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”. Thép Mới đã khái quát cho người đọc hiểu rõ về mối quan hệ giữa cây tre và người dân Việt Nam.

Tiếp đến, tác giả nói đến cây tre trong đời sống vật chất và tinh thần, trong sản xuất, trong tâm hồn, trong chiến đấu của nông dân Việt Nam, của nhân dân Việt Nam qua trường kỳ lịch sử. Đất nước Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới, chan hoà ánh nắng. Cây cỏ tốt tươi xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Tác giả so sánh để ca ngợi vị thế cây tre trong lòng người: “Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa”. Tre có mặt khắp mọi miền đất nước: “Đồng Nai, Việt Bắc, Điện Biên Phủ, là luỹ tre thân mật làng tôi”. Tre được nhân hoá, trở nên gần gũi yêu thương: “đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn”. Cây tre dường như đã trở thành một người bạn quá đỗi thân quen với con người.

Không chỉ vậy, họ hàng nhà tre còn có: tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau. Nhưng lại có một điểm tương đồng, đó là cùng một mầm non măng mọc thẳng. Đây là một phát hiện vô cùng tinh tế, ý vị. Tre có một sức sống vô cùng mạnh mẽ vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Nhà thơ Nguyễn Duy cũng có những vần thơ hay viết về cây tre:

“Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu”

(Tre Việt Nam)

Hình ảnh nhân hoá trở đã giúp người đọc hiểu được phẩm chất của cây tre: “Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người”. Tre cũng mang trong mình khí chất của con người Việt Nam.

Tiếp đến, sự gắn bó của tre với con người đã được Thép Mới khắc họa rõ nét. Nhà văn đã trích dẫn câu thơ của Tố Hữu: “Bóng tre trùm mát rượi” để từ đó nói lên vẻ đẹp của luỹ tre làng quê, một vẻ đẹp êm đềm của xứ sở. Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Tre là vẻ đẹp của cảnh sắc làng quê, là vẻ đẹp của nền văn hoá lâu đời của dân tộc, là nếp sống lao động cần cù và cuộc sống yên vui êm đềm của nhân dân ta qua hàng nghìn năm lịch sử. Các từ ngữ, hình ảnh: bóng tre, dưới bóng tre của ngàn xưa, dưới bóng tre xanh... được điệp lại, lấy lại đã tạo nên giọng văn nhẹ nhàng mênh mang biểu cảm: “Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu dời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp”. Màu xanh của tre cũng là màu tâm hồn, màu thời gian, màu sắc của nền văn hoá, màu chung thuỷ.

Tre còn được nhân hoá: “Tre ăn ở với người, tre ... giúp người..., tre vẫn phải còn vất vả mãi với người, tre là người nhà…”. Từ một vật thể, cây tre trở nên có tâm hồn, có linh hồn gắn bó với cuộc đời vất vả, ấm no, hạnh phúc của nhân dân ta trong dòng chảy thời gian. Tre gắn bó với tâm tình của nhân dân. Lạt giang mềm để gói bánh chưng; sự hiện hữu của nó trong sính lễ như “khít chặt” những mối tình quê thắm thiết; thuỷ chung.

“Tre là cánh tay của người nông dân”. Điệp ngữ “bóng tre”, “dưới bóng tre”, “tre” được lặp đi lặp lại càng làm rõ sự khăng khít, gắn bó bên nhau giữa trẻ và người. Tre gắn bó với con người trong cuộc đời như một điều gì khó có thể chia cắt được. Từ tuổi ấu thơ, tre là nguồn vui trong mỗi trò chơi dân gian chơi chuyền, đánh thẻ. Lúc trưởng thành, tre bên cạnh con người vào ruộng, ra nương, khi về già, tre lại là bạn tâm giao trong chiếc điếu cày khoan khoái. Tre chung thủy với người như dân làng thủy chung, gắn bó với quê hương mình vậy.

Không chỉ vậy, tre còn gắn bó trong chiến đấu. Tre cũng mang trong mình những phẩm chất của một người hùng bất khuất, kiên cường: “Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất”. Tre vào chiến trận cũng gan dạ, kiên cường oanh liệt, lấy thân mình giữ làng nước quê hương: “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”. Tre - người hùng chiến trận, lời tác giả viết đều chân thực, dựa trên lịch sử và thực tế vì vậy mỗi từ, mỗi chữ đều lay động tâm hồn người đọc.

Cuối cùng, tác giả đã gợi cho chúng ta những suy tư về vai trò của cây tre trong cuộc sống Hiện đại. Khi mà những xi măng, cốt sắt ngày càng nhiều thì tre vẫn giữ một vị trí đặc biệt trong cuộc sống của con người: “Ngày mai, trên đất nước này, sắt, thép có thể nhiều hơn tre, nứa. Nhưng, trên đường trường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình. Tre sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi. Những chiếc đu tre vẫn dướn lên bay bổng. Tiếng sáo diều tre cao vút mãi”. Những hình ảnh mang tính biểu tượng, gợi cho chúng ta nhiều suy tư sâu sắc.

Tóm lại, Cây tre Việt Nam của nhà văn Thép Mới là một tác phẩm giàu ý nghĩa. Qua đây, người đọc đã có được những cảm nhận sâu sắc về vai trò của tre đối với dân tộc Việt Nam.

Cảm nghĩ về hình ảnh cây tre có sử dụng từ Hán Việt (mẫu 16)

Khi đến với tác phẩm “Cây tre Việt Nam”, Thép Mới đã cho người đọc thấy được sự gắn bó của cây tre trong cuộc sống của con người Việt Nam. Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của nông dân và nhân dân Việt Nam. Nó đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

Thép Mới đã cho người đọc thấy được rằng cây tre có mặt ở mọi nơi trên đất nước ta và có những phẩm chất đáng quý. Tre là người bạn thân của nông dân, nhân dân Việt Nam. Nhà văn đã khắc họa những đặc điểm của cây tre: “Vào đâu tre cũng sống, cũng xanh tốt”, “Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn”. Khi lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Qua đó thấy được, cây tre mang vẻ đẹp thanh cao, giản dị, chí khí như con người.

Tre cũng xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày và trong công việc lao động. Những hình ảnh so sánh, nhân hóa đã giúp chúng ta hình dung rõ hơn về sự gắn bó của cây tre với con người. Tre trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn. Dưới bóng tre, giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre là cánh tay của người nông dân. Cây tre vất vả mãi với người cối xay tre nặng nề quay. Tre là người nhà, khăng khít với đời sống hằng ngày. Tre buộc chặt những tình cảm chân quê. Tre là niềm vui của tuổi thơ, của người già. Không chỉ trong cuộc sống lao, trong lao động mà ngay cả trong chiến đấu, tre cũng đóng một vai trò quan trọng. Nhân dân ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Ở hiện tại, tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh. Thậm chí tre còn “hy sinh để bảo vệ con người”. Sự gắn bó đó đã trở nên thiêng liêng hơn bao giờ hết khi phải trải qua hi sinh, mất mát. Cuối cùng, nhà văn khẳng định rằng tre chính là người bạn của dân tộc ta. Một lời khẳng định đúng đắn, sâu sắc.

Cuối cùng, Thép Mới còn khẳng định vị trí của cây tre khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa: “khi mà sắt, thép và xi măng cốt sắt sẽ dần dần trở nên quen thuộc, sẽ thay thế một phần cho tre nứa”. “Nhưng tre nữa sẽ vẫn còn mãi. Nứa tre vẫn làm bóng mát, làm cổng chào, và hóa thân vào âm nhạc, vào nét văn hóa trong chiếc đu ngày xuân dướn lên bay bổng”. Đó là niềm tin của nhà văn vào sự tồn tại bất diệt của cây tre đối với con người.

Đọc bài viết này, chúng ta dường như không chỉ thấu hiểu được sự gắn bó mật thiết của cây tre và con người. Mà còn cảm thấy thêm yêu mến loài cây biểu tượng cho đất nước, cho con người Việt Nam này. Thép Mới đã thật thành công khi sử dụng các biện pháp tu từ trong việc diễn ra sự gắn bó, phẩm chất tốt đẹp và vai trò to lớn của cây tre.

Tác phẩm “Cây tre Việt Nam” đã khắc họa được hình ảnh cây tre với sự gắn bó mật thiết trong cuộc sống của con người Việt Nam. Nhờ có bài viết này mà chúng ta hiểu rõ hơn về sự gắn bó giữa tre và con người.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Bài tản văn cho người đọc thấy sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của những người phụ nữ

Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh nhân vật dì Bảy trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà

Viết một đoạn văn giới thiệu khái quát về các từ loại hoặc các thành phần câu

Tóm tắt văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa

Em hãy nêu suy nghĩ, cảm xúc và lí do yêu thích của bản thân đối với một bài thơ

1 5367 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: