Điều gì sẽ xảy ra với tế bào máu nếu lượng nước trong máu bị giảm nhiều

Trả lời tìm hiểu thêm trang 57 bài 9 Sinh học 10 sách Cánh diều ngắn nhất mà vẫn đủ ý sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sinh học lớp 10.

1 458 lượt xem


Giải Sinh học lớp 10 Bài 9: Trao đổi chất qua màng sinh chất  

Tìm hiểu thêm trang 57 Sinh học 10:

Điều gì sẽ xảy ra với tế bào máu nếu: lượng nước trong máu bị giảm nhiều; nếu lượng nước trong máu tăng lên nhiều? Biện pháp khắc phục là gì? Trong mỗi trường hợp đó, cơ thể điều hòa bằng cách nào?

Vì sao cây ngập mặn có thể thích nghi với môi trường có nồng độ muối cao?

Trả lời:

• Tìm hiểu về lượng nước trong máu:

- Nếu lượng nước trong máu bị giảm nhiều sẽ làm thế nước ngoài tế bào máu giảm, nước từ trong các tế bào máu sẽ di chuyển ra ngoài khiến tế bào bị co lại. Nếu lượng nước trong máu bị tăng lên nhiều sẽ làm thế nước ngoài tế bào tăng, nước sẽ bị kéo vào bên trong tế bào máu khiến tế bào máu bị phá vỡ.

- Biện pháp khắc phục tình trạng trên: Uống đủ lượng nước cần thiết, điều trị các bệnh lí dẫn đến tình trạng thiếu hoặc thừa nước trong máu.

- Cơ chế điều hòa của cơ thể: Khi thiếu nước, thận sẽ tăng cường hoạt động tái hấp thu nước để trả về máu, đồng thời gây cảm giác khát nước để báo cho cơ thể biết cần uống thêm nước. Khi thừa nước, thận sẽ tăng cường hoạt động đào thải nước ra ngoài.

Cây ngập mặn có thể thích nghi với môi trường có nồng độ muối cao vì những cây này có những đặc điểm thích nghi giúp bộ rễ vẫn có thể lấy được nước và khoáng dễ dàng trong môi trường có nồng độ muối cao. Ví dụ như rễ của cây ngập mặn có cơ chế chỉ cho nước đi qua nhưng không cho muối đi qua khiến cho dịch mô ở rễ rất loãng nhưng ngược lại nồng độ chất tan ở lá rất cao, chính vì vậy, cây có thể hút nước một cách dễ dàng trong môi trường có nồng độ muối cao.

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Câu hỏi 9 trang 58 Sinh học 10: Quan sát hình 9.8 và cho biết sự khác biệt giữa vận chuyển thụ động...

Câu hỏi 10 trang 58 Sinh học 10: Sự vận chuyển chủ động có ý nghĩa gì đối với tế bào...

Câu hỏi 11 trang 58 Sinh học 10: Dựa vào hình 9.9, phân biệt sự nhập bào và sự xuất bào...

Vận dụng 3 trang 58 Sinh học 10: Các quá trình sau là nhập bào hay xuất bào...

Luyện tập 3 trang 59 Sinh học 10: So sánh sự vận chuyển thụ động và sự vận chuyển chủ động...

Báo cáo thực hành trang 60 Sinh học 10: Trả lời các câu hỏi sau: Thuốc nhuộm methylen có mặt trong tế bào ở mầm giá đỗ nào...

Báo cáo thực hành trang 60 Sinh học 10: Trả lời các câu hỏi sau: Mô tả hình dạng và vẽ các tế bào biểu bì và các tế bào...

Mở đầu trang 55 Sinh học 10: Quan sát hình 9.1, mô tả sự thay đổi hình thái của cây khi tưới nước...

Câu hỏi 1 trang 55 Sinh học 10: Kể tên các chất mà tế bào lông hút của rễ cây...

Câu hỏi 2 trang 55 Sinh học 10: Quan sát hình 9.2 và cho biết...

Câu hỏi 3 trang 55 Sinh học 10: Tại sao khi xịt nước hoa ở một góc phòng...

Câu hỏi 4 trang 56 Sinh học 10: Khuếch tán là gì...

Câu hỏi 5 trang 56 Sinh học 10: Giải thích hiện tượng xảy ra khi nhỏ một giọt thuốc nhuộm...

Câu hỏi 6 trang 56 Sinh học 10: Nếu gradient nồng độ tăng thì tốc độ khuếch tán...

Câu hỏi 7 trang 56 Sinh học 10: Quan sát hình 9.4 và giải thích sự khuếch tán khí...

Tìm hiểu thêm trang 56 Sinh học 10: Tìm một số ví dụ về sự khuếch tán đơn giản...

Luyện tập 1 trang 56 Sinh học 10: Dựa vào hình 9.3 và 9.5 cho biết đặc điểm chung giữa khuếch tán...

Câu hỏi 8 trang 57 Sinh học 10: Quan sát hình 9.6 và trả lời các câu hỏi sau...

Luyện tập 2 trang 57 Sinh học 10: Quan sát hình 9.7 và cho biết sự di chuyển của các phân tử nước...

Vận dụng 1 trang 57 Sinh học 10: Tại sao rau củ ngâm muối, quả ngâm đường có thể bảo quản...

Vận dụng 2 trang 57 Sinh học 10: Tại sao khi bón phân quá nhiều, cây có thể bị chết...

1 458 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: