Chuyên đề Hóa 10 Bài 1 (Cánh diều): Liên kết hóa học và hình học phân tử

Với giải bài tập Chuyên đề Hóa 10 Bài 1: Liên kết hóa học và hình học phân tử sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Hóa 10 CD Bài 1.

1 17,197 21/11/2022
Tải về


Giải bài tập Chuyên đề Hóa 10 Bài 1: Liên kết hóa học và hình học phân tử

Giải bài tập trang 6 Chuyên đề Hóa 10 Bài 1

Mở đầu trang 6 Chuyên đề Hóa 10: Theo em, dạng hình học nào sau đây của hai phân tử carbon dioxide và nước là đúng?

Chuyên đề Hóa 10 Bài 1: Liên kết hóa học và hình học phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Phân tử CO2 có cấu tạo thẳng; phân tử H2O có cấu tạo góc.

I. Công thức Lewis và mô hình VSEPR

1. Công thức Lewis

Câu hỏi 1 trang 6 Chuyên đề Hóa 10: Những electron như thế nào được gọi là:

a) Electron hóa trị

b) Electron chung

c) Electron hóa trị riêng

Trả lời:

a) Electron hóa trị là những electron có khả năng tham gia vào việc hình thành liên kết hóa học (thường là những electron ở lớp ngoài cùng hoặc ở phân lớp sát lớp ngoài cùng nếu phân lớp đó chưa bão hòa).

b) Electron chung là những electron hóa trị tham gia vào việc hình thành liên kết hóa học.

c) Electron hóa trị riêng là những electron hóa trị nhưng không tham gia vào việc hình thành liên kết hóa học.

Ví dụ:

- Nguyên tử F có có cấu hình electron là 1s22s22p5

Nguyên tử F có 7 electron hóa trị

- Liên kết giữa hai nguyên tử F trong phân tử F2 được thực hiện nhờ 1 đôi electron góp chung; các electron còn lại được gọi là electron hóa trị riêng.

Chuyên đề Hóa 10 Bài 1: Liên kết hóa học và hình học phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

Câu hỏi 2 trang 6 Chuyên đề Hóa 10: Viết công thức cấu tạo của CO2 và H2O

Trả lời:

Công thức cấu tạo của CO2 O = C = O

Công thức cấu tạo của H2O là H – O – H

Giải bài tập trang 8 Chuyên đề Hóa 10 Bài 1

Luyện tập 1 trang 8 Chuyên đề Hóa 10: Viết công thức Lewis của CH4, BF3, SO3 và F2O

Trả lời:

- Công thức Lewis của CH4:

Bước 1: Tính tổng số electron hóa trị (N1) của phân tử CH4

Carbon có 4 electron hóa trị, hydrogen có 1 electron hóa trị. Trong CH4 có 1 nguyên tử carbon và 4 nguyên tử hydrogen. Vậy N1 = 1.4 + 4.1 = 8 (electron).

Bước 2: Vẽ khung phân tử tạo bởi liên kết đơn giữa các nguyên tử:

Chuyên đề Hóa 10 Bài 1: Liên kết hóa học và hình học phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

Số electron hóa trị đã dùng để xây dựng khung là N2 = 4.2 = 8 electron

Số electron hóa trị còn lại là N3 = N1 – N2 = 8 – 0 = 0

Vậy công thức Lewis của CH4

Chuyên đề Hóa 10 Bài 1: Liên kết hóa học và hình học phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

- Công thức Lewis của BF3

Bước 1: Tính tổng số electron hóa trị (N1) của phân tử BF3

Boron có 3 electron hóa trị, fluorine có 7 electron hóa trị. Trong phân tử BF3 có 1 nguyên tử boron và 3 nguyên tử fluorine. Vậy N1 = 1.3 + 3.7 = 24  electron

Bước 2: Vẽ khung phân tử tạo bởi liên kết đơn giữa các nguyên tử

Chuyên đề Hóa 10 Bài 1: Liên kết hóa học và hình học phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

Số electron hóa trị đã dùng để xây dựng khung là N2 = 3.2 = 6 electron

Số electron hóa trị còn lại là N3 = N1 – N2 = 24 – 6 = 18 electron

Bước 3: Sử dụng 18 electron này để tạo octet cho F trước (vì F có độ âm điện cao hơn)

Chuyên đề Hóa 10 Bài 1: Liên kết hóa học và hình học phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

Bước 4: Nguyên tử B chưa được octet nên ta chuyển 1 cặp electron chưa liên kết của F tạo cặp electron chung

Vậy công thức Lewis của BF3

Chuyên đề Hóa 10 Bài 1: Liên kết hóa học và hình học phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

- Công thức Lewis của SO3

Bước 1: Tính tổng số electron hóa trị (N1) của phân tử SO3

Sulfur có 6 electron hóa trị, oxygen có 6 electron hóa trị. Trong phân tử SO3, có 1 nguyên tử S và 3 nguyên tử O. Vậy N1 = 1.6 + 3.6 = 24 electron

Bước 2: Vẽ khung phân tử tạo bởi liên kết đơn giữa các nguyên tử:

Chuyên đề Hóa 10 Bài 1: Liên kết hóa học và hình học phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

Số electron hóa trị đã dùng để xây dựng khung là N2 = 3.2 = 6 electron

Số electron hóa trị còn lại là N3 = N1 – N2 = 24 – 6 = 18 electron

Bước 3: Sử dụng N3 = 18 electron để tạo octet cho O trước (do O có độ âm điện lớn hơn)

Chuyên đề Hóa 10 Bài 1: Liên kết hóa học và hình học phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

Bước 4: Đã sử dụng hết 18 electron để tạo octet cho O. Tuy nhiên S chưa đủ octet nên ta chuyển 1 cặp electron của nguyên tử O bên trái tạo thành cặp electron dùng chung.

chung.

 Chuyên đề Hóa 10 Bài 1: Liên kết hóa học và hình học phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

- Công thức Lewis của F2O

Bước 1: Tính tổng số electron hóa trị (N1) của phân tử OF2

Flourine có 7 electron hóa trị, oxygen có 6 electron hóa trị. Trong phân tử F2O có hai nguyên tử F và 1 nguyên tử O nên

Tổng số electron hóa trị N1 = 2.7 + 1.6 = 20 electron

Bước 2: Vẽ khung phân tử tạo bởi liên kết đơn giữa các nguyên tử:

Chuyên đề Hóa 10 Bài 1: Liên kết hóa học và hình học phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

Số electron hóa trị đã dùng để xây dựng khung là N2 = 2.2 = 4 electron

Số electron hóa trị còn lại là N3 = 20 – 4 = 16 electron

Bước 3: Sử dụng N3 = 16 electron để tạo octet cho F trước, sau đó tạo octet cho O.

Vậy công thức Lewis của F2O là

Chuyên đề Hóa 10 Bài 1: Liên kết hóa học và hình học phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

2. Mô hình VSEPR

Giải bài tập trang 9 Chuyên đề Hóa 10 Bài 1

Câu hỏi 3 trang 9 Chuyên đề Hóa 10: Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau hay hút nhau?

Trả lời:

Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau.

Luyện tập 2 trang 9 Chuyên đề Hóa 10: Giải thích vì sao khi xung quanh nguyên tử trung tâm có 3 đám mây electron hóa trị E thì 3 đám mây này có xu hướng nằm ở 3 đỉnh của một tam giác phẳng.

Trả lời:

Xung quanh nguyên tử trung tâm (kí hiệu là A) có 3 đám mây electron hóa trị (kí hiệu là E), thì do lực đẩy giữa 3 đám mây electron (cùng mang điện tích âm) nên 3 đám mây này phải có vị trí xa nhau nhất. Do đó, vị trí hợp lý là ba đám mây E được phân bố trên mặt phẳng hướng về ba đỉnh của tam giác.

Chuyên đề Hóa 10 Bài 1: Liên kết hóa học và hình học phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

Giải bài tập trang 10 Chuyên đề Hóa 10 Bài 1

Luyện tập trang 10 Chuyên đề Hóa 10: Viết công thức Lewis, dự đoán dạng hình học của phân tử CH4

Trả lời:

Bước 1: Viết công thức Lewis của CH4

Chuyên đề Hóa 10 Bài 1: Liên kết hóa học và hình học phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

Bước 2: Nguyên tử trung tâm C có 4 liên kết đơn xung quanh tương ứng với 4 đám mây electron hóa trị. Công thức VSEPR của CH4 là AE4

Bước 3: Dựa vào dạng hình học phân tử theo VSEPR (4 đám mây hướng tới 4 đỉnh của một tứ diện) dự đoán: dạng hình học không gian của CH4 có dạng tứ diện

Chuyên đề Hóa 10 Bài 1: Liên kết hóa học và hình học phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

II. Sự lai hóa orbital

1. Khái niệm

2. Các dạng lai hóa phổ biến

Giải bài tập trang 11 Chuyên đề Hóa 10 Bài 1

Câu hỏi 4 trang 11 Chuyên đề Hóa 10: Đặc điểm dạng hình học khác nhau giữa AO lai hóa với AO s và với AO p là gì?

Trả lời:

AO lai hóa có định hướng khác với AO s và AO p trong không gian. Do AO lai hóa là sự tổ hợp các AO của cùng một nguyên tử để tạo ra các AO mới có hình dạng như nhau nhưng có định hướng không gian khác nhau phù hợp với sự hình thành liên kết và dạng hình học phân tử tương ứng.

Ví dụ: 

Chuyên đề Hóa 10 Bài 1: Liên kết hóa học và hình học phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

Giải bài tập trang 12 Chuyên đề Hóa 10 Bài 1

Câu hỏi 5 trang 12 Chuyên đề Hóa 10: Nguyên tử C trong CO2 có dạng lai hóa gì? Trình bày sự hình thành dạng lai hóa đó.

Trả lời:

Công thức Lewis của CO2:

Chuyên đề Hóa 10 Bài 1: Liên kết hóa học và hình học phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

Từ công thức Lewis của CO2, xác định được phân tử này có dạng đường thẳng theo mô hình VSEPR.

Cấu hình electron của C (Z = 6) là 1s22s22p2. Để tạo liên kết với O, trước tiên có sự dịch chuyển 1 electron từ 2s lên 2p tạo cấu hình electron ở trạng thái kích thích là 1s22s12p3

Trong phân tử CO2, nguyên tử C phải có lai hóa sp giữa 2 AO (1 AO 2s và 1 AO 2p) để tạo ra 2 AO lai hóa (AO sp) cùng nằm trên một đường thẳng.

2 AO lai hóa này xen phủ trục với 2 AO 2p chứa electron độc thân của 2 nguyên tử O tạo thành liên kết σ.

Hai AO 2p không lai hóa của nguyên tử C có chứa electron độc thân xen phủ bên với 2AO 2p chứa electron độc thân còn lại của 2 nguyên tử O, tạo nên 2 liên kết π.

Giải bài tập trang 13 Chuyên đề Hóa 10 Bài 1

Câu hỏi 6 trang 13 Chuyên đề Hóa 10: Khung phân tử acetone tạo bởi 3 nguyên tử C và 1 nguyên tử O có dạng tam giác phẳng theo mô hình VSEPR. Xác định dạng lai hóa của nguyên tử trung tâm C. Biết công thức của acetone là:

Chuyên đề Hóa 10 Bài 1: Liên kết hóa học và hình học phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Phân tử acetone có dạng tam giác phẳng theo mô hình VSEPR.

Cấu hình electron của C (Z = 6) là 1s22s22p2. Cấu hình electron của C (Z = 6) ở trạng thái kích thích là 1s22s12p3

1 AO 2s tổ hợp với 2 AO 2p tạo 3 AO lai hóa sp2

3 AO lai hóa của nguyên tử C hướng về 3 đỉnh của một tam giác đều.

Luyện tập 4 trang 13 Chuyên đề Hóa 10: Trình bày sự hình thành lai hóa sp3 của nguyên tử C trong CH4 và hình thành các liên kết trong phân tử này.

Trả lời:

Công thức Lewis của CH4

Chuyên đề Hóa 10 Bài 1: Liên kết hóa học và hình học phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

Từ công thức Lewis của CH4 ta xác định được phân tử này có dạng tứ diện theo mô hình VSEPR.

Cấu hình electron của C (Z = 6) là 1s22s22p2. Cấu hình electron của C (Z = 6) ở trạng thái kích thích là 1s22s12p3

1 AO 2s tổ hợp với 3 AO 2p tạo 4 AO lai hóa sp3

4 AO lai hóa sp3 của nguyên tử C xen phủ với 4 AO s của nguyên tử H tạo thành 4 liên kết σ hướng về 4 đỉnh của một tứ diện đều.

Chuyên đề Hóa 10 Bài 1: Liên kết hóa học và hình học phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

Bài tập

Giải bài tập trang 14 Chuyên đề Hóa 10 Bài 1

Bài tập 1 trang 14 Chuyên đề Hóa 10: Viết công thức Lewis của CF4, C2H6, C2H4 và C2H2.

Trả lời:

- Công thức Lewis của CF4

Bước 1: Tính tổng số electron hóa trị (N1) của phân tử CF4.

C có 4 electron hóa trị, F có 7 electron hóa trị. Trong phân tử CF4 có 1 nguyên tử C và 4 nguyên tử F. Vậy N1 = 1.4 + 4.7 = 32 electron

Bước 2: Vẽ khung phân tử tạo bởi liên kết đơn giữa các nguyên tử:

Chuyên đề Hóa 10 Bài 1: Liên kết hóa học và hình học phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

Số electron hóa trị đã dùng để xây dựng khung là N2 = 4.2 = 8 electron

Số electron hóa trị còn lại là N3 = N1 – N2 = 32 – 8 = 24 electron

Bước 3: Sử dụng 24 electron này để tạo octet cho F trước (vì F có độ âm điện cao hơn)

Chuyên đề Hóa 10 Bài 1: Liên kết hóa học và hình học phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

Bước 4: Nguyên tử C đã được octet. Vậy công thức Lewis của CF4

Chuyên đề Hóa 10 Bài 1: Liên kết hóa học và hình học phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

- Công thức Lewis của C2H6

Bước 1: Tính tổng số electron hóa trị (N1) của phân tử C2H6.

C có 4 electron hóa trị, H có 1 electron hóa trị. Trong phân tử C2H6 có 2 nguyên tử C và 6 nguyên tử H. Vậy N1 = 2.4 + 6.1 = 14 electron

Bước 2: Vẽ khung phân tử tạo bởi liên kết đơn giữa các nguyên tử:

Chuyên đề Hóa 10 Bài 1: Liên kết hóa học và hình học phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

Số electron hóa trị đã dùng để xây dựng khung là N2 = 7.2 = 14 electron

Số electron hóa trị còn lại là N3 = N1 – N2 = 14 – 14 = 0 electron

Bước 3: Nguyên tử C và H đều đã được octet. Vậy công thức Lewis của C2H6

Chuyên đề Hóa 10 Bài 1: Liên kết hóa học và hình học phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

- Công thức Lewis của C2H4

Bước 1: Tính tổng số electron hóa trị (N1) của phân tử C2H4:

C có 4 electron hóa trị, H có 1 electron hóa trị. Trong phân tử C2H4, có 2 nguyên tử C và 4 nguyên tử H. Vậy N1 = 2.4 + 4.1 = 12 electron

Bước 2: Vẽ khung phân tử tạo bởi liên kết đơn giữa các nguyên tử.

Chuyên đề Hóa 10 Bài 1: Liên kết hóa học và hình học phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

Số electron hóa trị đã dùng để xây dựng khung là N2 = 5.2 = 10 electron

Số electron hóa trị còn lại là N3 = N1 – N2 = 12 – 10 = 2 electron

Bước 3: Sử dụng N3 = 2 electron để tạo octet cho C trước

Chuyên đề Hóa 10 Bài 1: Liên kết hóa học và hình học phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

Bước 4: Đã sử dụng hết 2 electron để tạo octet cho C. Tuy nhiên C còn lại chưa đủ octet nên ta chuyển 1 cặp electron của nguyên tử C vừa được tạo octet tạo thành cặp electron dùng chung giữa hai nguyên tử C. Các nguyên tử H đã đủ octet. Vậy công thức Lewis của C2H4

Chuyên đề Hóa 10 Bài 1: Liên kết hóa học và hình học phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

- Công thức lewis của C2H2

Bước 1: Tính tổng số electron hóa trị (N1) của phân tử C2H2:

C có 4 electron hóa trị, H có 1 electron hóa trị. Trong phân tử C2H2, có 2 nguyên tử C và 2 nguyên tử H. Vậy N1 = 2.4 + 2.1 = 10 electron

Bước 2: Vẽ khung phân tử tạo bởi liên kết đơn giữa các nguyên tử:

Chuyên đề Hóa 10 Bài 1: Liên kết hóa học và hình học phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

Số electron hóa trị đã dùng để xây dựng khung là N2 = 3.2 = 6 electron

Số electron hóa trị còn lại là N3 = N1 – N2 = 10 – 6 = 4 electron

Bước 3: Sử dụng N3 = 4 electron để tạo octet cho một C trước

Chuyên đề Hóa 10 Bài 1: Liên kết hóa học và hình học phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

Bước 4: Đã sử dụng hết 4 electron để tạo octet cho một C. Tuy nhiên C còn lại chưa đủ octet nên ta chuyển 2 cặp electron của nguyên tử C vừa được tạo octet tạo thành cặp electron dùng chung giữa hai nguyên tử C. Các nguyên tử H đã được octet.

Vậy công thức Lewis của C2H2

Chuyên đề Hóa 10 Bài 1: Liên kết hóa học và hình học phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

Bài tập 2 trang 14 Chuyên đề Hóa 10: Viết công thức Lewis của H2O. Dự đoán dạng hình học phân tử và dạng lai hóa của nguyên tử trung tâm.

Trả lời:

- Công thức Lewis của H2O

Bước 1: Tính tổng số electron hóa trị (N1) của phân tử H2O:

O có 6 electron hóa trị, H có 1 electron hóa trị. Trong phân tử H2O, có 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O. Vậy N1 = 2.1 + 1.6 = 8 electron

Bước 2: Vẽ khung phân tử tạo bởi liên kết đơn giữa các nguyên tử:

Chuyên đề Hóa 10 Bài 1: Liên kết hóa học và hình học phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

Số electron hóa trị đã dùng để xây dựng khung là N2 = 2.2 = 4 electron

Số electron hóa trị còn lại là N3 = N1 – N2 = 8 – 4 = 4 electron

Bước 3: Sử dụng N3 = 4 electron để tạo octet cho O. Các nguyên tử H đã được octet.

Công thức Lewis của H2O là

Chuyên đề Hóa 10 Bài 1: Liên kết hóa học và hình học phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

- Dự đoán hình dạng phân tử và dạng lai hóa của nguyên tử trung tâm O

Xung quanh nguyên tử trung tâm O có 4 đám mây E (hai cặp electron chưa liên kết và hai cặp electron chung), do lực đẩy giữa các đám mây nên 4 đám mây E này phải có vị trí xa nhau nhất 4 đám mây hướng về 4 đỉnh của một hình tứ diện đều.

Dự đoán phân tử nước có cấu tạo góc (góc liên kết 109,5o); nguyên tử trung tâm O ở dạng lai hóa sp3:

1 AO 2s tổ hợp với 3 AO 2p tạo 4 AO lai hóa sp3

2 AO lai hóa sp3 chứa electron độc thân của nguyên tử O xen phủ với 2 AO s của nguyên tử H tạo thành 2 liên kết σ.

Chú ý:

Do cặp electron chưa liên kết chiếm khoảng không gian lớn hơn so với các cặp electron liên kết, tương tác đẩy giữa các cặp electron chưa liên kết lớn hơn tương tác đẩy giữa các cặp electron liên kết, nên góc liên kết HOH^ thực tế bằng 104,5o, nhỏ hơn góc hóa trị theo lí thuyết (109,5o).

Bài tập 3 trang 14 Chuyên đề Hóa 10: Dựa theo công thức Lewis của CHCl3 xác định được dạng lai hóa của nguyên tử trung tâm C trong phân tử này là

A. sp           B. sp2           C. sp3

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Công thức Lewis của CHCl3

Chuyên đề Hóa 10 Bài 1: Liên kết hóa học và hình học phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

Nguyên tử trung tâm C có 4 liên kết đơn xung quanh tương ứng với 4 đám mây electron. Công thức VSEPR của CHCl3 là AE4

Do 4 đám mây hướng tới 4 đỉnh của một tứ diện nên dạng hình học không gian của CHCl3 có dạng tứ diện

Trạng thái lai hóa của nguyên tử C trong phân tử CHCl3 là sp3.

Bài tập 4* trang 14 Chuyên đề Hóa 10: Xác định công thức Lewis của nitric acid (HNO3). Cho biết nguyên tử H liên kết với O mà không phải với N.

Trả lời:

Bước 1: Tính tổng số electron hóa trị (N1) của phân tử HNO3:

N có 5 electron hóa trị, O có 6 electron hóa trị, H có 1 electron hóa trị. Trong phân tử HNO3, có 1 nguyên tử H, 3 nguyên tử O và 1 nguyên tử N

Tổng số electron hóa trị N1 = 1.1 + 3.6 + 1.5 = 24 electron

Bước 2: Vẽ khung phân tử tạo bởi liên kết đơn giữa các nguyên tử:

Chuyên đề Hóa 10 Bài 1: Liên kết hóa học và hình học phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

Số electron hóa trị đã dùng để xây dựng khung là N2 = 4.2 = 8 electron

Số electron hóa trị còn lại là N3 = N1 – N2 = 24 – 8 = 16 electron

Bước 3: Sử dụng N3 = 16 electron để tạo octet cho O trước

Chuyên đề Hóa 10 Bài 1: Liên kết hóa học và hình học phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

Bước 4: Đã sử dụng hết 16 electron để tạo octet cho O. Tuy nhiên N chưa đủ octet nên ta chuyển 1 cặp electron của nguyên tử O (không liên kết với H) tạo thành cặp electron dùng chung cho hai nguyên tử O và N

Chuyên đề Hóa 10 Bài 1: Liên kết hóa học và hình học phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

Bài tập 5* trang 14 Chuyên đề Hóa 10: Viết công thức Lewis và xác định dạng hình học của CS2. Xác định dạng lai hóa của nguyên tử trung tâm C trong phân tử này.

Trả lời:

Công thức Lewis của CS2

Chuyên đề Hóa 10 Bài 1: Liên kết hóa học và hình học phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

Xung quanh nguyên tử C có hai đám mây electron hóa trị, do lực đẩy giữa 2 đám mây electron nên 2 đám mây này phải xa nhau nhất CS2 có dạng đường thẳng theo mô hình VSEPR.

Bài tập 6* trang 14 Chuyên đề Hóa 10: Viết công thức Lewis của PCl5 và SF6

Trả lời:

Công thức Lewis của PCl5:

Chuyên đề Hóa 10 Bài 1: Liên kết hóa học và hình học phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

Công thức Lewis của SF6:

Chuyên đề Hóa 10 Bài 1: Liên kết hóa học và hình học phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề Hóa lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: 

Bài 2: Phản ứng hạt nhân

Bài 3: Năng lượng hoạt hóa của phản ứng hóa học

Bài 4: Entropy và biến thiên năng lượng tự do Gibbs

Bài 5: Sơ lược về phản ứng cháy và nổ

Bài 6: Hóa học về phản ứng cháy và nổ

1 17,197 21/11/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: