Chuyên đề Hóa 10 Bài 7 (Cánh diều): Phòng chống và xử lí cháy nổ

Với giải bài tập Chuyên đề Hóa 10 Bài 7: Phòng chống và xử lí cháy nổ sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Hóa 10 CD Bài 7.

1 10,428 21/11/2022
Tải về


Giải bài tập Chuyên đề Hóa 10 Bài 7: Phòng chống và xử lí cháy nổ

Giải bài tập trang 48 Chuyên đề Hóa 10 Bài 7

Mở đầu trang 48 Chuyên đề Hóa 10: Hình 7.1 là hình ảnh ghi lại một đám cháy xảy ra tại kho chứa dầu. Theo em, có thể dùng nước để dập tắt đám cháy này hay không?

Chuyên đề Hóa 10 Bài 7: Phòng chống và xử lí cháy nổ - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Không thể dùng nước để dập tắt đám cháy này vì dầu nhẹ hơn nước và không tan trong nước, nếu dùng nước sẽ khiến dầu theo nước loang ra, làm đám cháy lan rộng và khó dập tắt hơn.

Chú ý:

Bình chữa cháу bằng bọt foam được dành cho các kho хăng dầu được bố ᴠà lắp đặt hệ thống trong ᴠiệc chủ động phòng cháу chữa cháу.

Bọt foam chữa cháу được hiểu là một mảng bọt có khối lượng lớn, có tính bền, chứa đầу không khí, có tỷ trọng nhỏ hơn dầu, хăng, hoặc nước.

Dung dịch foam chữa cháу được tạo ra bởi 3 thành phần: nước, bọt cô đặc, ᴠà không khí. Nước được trộn ᴠới bọt cô đặc, tạo thành một dung dịch foam. Dung dịch foam nàу lại được trộn ᴠới không khí (hút không khí) để tạo ra một loại bọt chữa cháу có đủ tính năng, ѕẵn ѕàng phun lên bề mặt ᴠật gâу cháу ᴠà dập tắt cháу.

I. Các nguyên tắc chung

Câu hỏi 1 trang 48 Chuyên đề Hóa 10: Khi chữa cháy bằng nước, nước bị nóng đến hóa hơi và bay đi. Nêu vai trò của quá trình này trong việc xử lí đám cháy, so sánh với việc xử lí bằng cát.

Trả lời:

Khi chữa cháy bằng nước, nước bị nóng đến hóa hơi và bay đi. Quá trình này đóng vai trò hạ thấp tốc độ cháy và phân tán nhanh nhiệt lượng của đám cháy ra ngoài.

Việc xử lí đám cháy bằng cát mục đích là ngăn chất cháy tiếp xúc với oxygen trong không khí.

II. Các phương pháp phòng và chữa cháy

1. Các phương pháp phòng cháy

Giải bài tập trang 49 Chuyên đề Hóa 10 Bài 7

Câu hỏi 2 trang 49 Chuyên đề Hóa 10: Vận dụng ý nghĩa của tam giác lửa để giải thích cơ sở của từng phương pháp phòng cháy.

Trả lời:

Tam giác lửa:

Chuyên đề Hóa 10 Bài 7: Phòng chống và xử lí cháy nổ - Cánh diều (ảnh 1)

Điều kiện để xảy ra phản ứng cháy:

- Có chất cháy (nhiên liệu).

- Có chất oxi hóa (chủ yếu là oxygen)

- Có nguồn nhiệt khơi mào (mồi lửa, …)

Để phòng cháy ta cần làm mất 1 hoặc đồng thời các điều kiện trên.

Cách phương pháp phòng cháy

Cơ sở

Không để chất cháy ở gần những nơi có nguồn nhiệt

Tránh nguồn nhiệt khơi mào

Loại trừ các khả năng tiếp xúc, phát sinh ra nguồn nhiệt ở những nơi có chất cháy

Tránh nguồn nhiệt khơi mào

Hạn chế đến mức độ tối thiểu lượng chất cháy trong khu vực dân cư.

Hạn chế chất cháy (nhiên liệu).

Thay thế các vật liệu (gia dụng, xây dựng,…) dễ cháy hoặc có khả năng cháy bằng các vật liệu không cháy, hoặc khó cháy.

Hạn chế chất cháy (nhiên liệu).

Cách li chất cháy với môi trường ngoài bằng vật liệu không cháy: đựng các chất cháy trong can bằng thép, sơn chống cháy các bề mặt vật liệu

Cách li chất cháy với chất oxi hóa (oxygen)

Tạo môi trường không có oxygen hoặc có nồng độ oxygen thấp: Trong những trường hợp đặc biệt, có thể thay thế không khí bằng N2, CO2,… để hạn chế sự cháy với các thiết bị đặc biệt.

Cách li chất cháy với chất oxi hóa (oxygen)

Luôn sẵn sàng các phương án thoát hiểm và chữa cháy

 

2. Các phương pháp chữa cháy

Câu hỏi 3 trang 49 Chuyên đề Hóa 10: Thảo luận về cơ sở của các phương pháp chữa cháy dựa theo tốc độ của phản ứng cháy:

a) Ảnh hưởng của nhiệt độ tới tốc độ phản ứng cháy như thế nào?

b) Ảnh hưởng của nồng độ oxygen tới tốc độ phản ứng cháy như thế nào?

Trả lời:

a) Nhiệt độ càng cao thì tốc độ phản ứng cháy càng lớn.

Vì thế để dập tắt đám cháy ta cần hạ thấp nhiệt độ của đám cháy (làm lạnh): Dùng chất chữa cháy để hạ nhiệt độ đám cháy và giảm tốc độ phản ứng cháy. Khi nhiệt độ được hạ xuống dưới nhiệt độ tự bốc cháy, đám cháy sẽ được dập tắt.

b) Nồng độ của oxygen càng lớn thì tốc độ phản ứng cháy càng lớn.

Vì thế để dập tắt đám cháy ta cần cách li đám cháy với oxygen: Hạn chế oxygen tiếp xúc với chất cháy, chẳng hạn sử dụng lớp ngăn đám cháy với không khí.

Vận dụng 1 trang 49 Chuyên đề Hóa 10: Giải thích những trường hợp sau đây:

a) Không dùng nước để chứa đám cháy do xăng, dầu và một số hóa chất như lithium, sodium, …

b) Không dùng nước, cát, khí CO2 để chữa đám cháy kim loại magnesium.

Trả lời:

a) Không dùng nước để dập tắt đám cháy xăng, dầu vì xăng, dầu nhẹ hơn nước và không tan trong nước, nếu dùng nước sẽ khiến xăng, dầu theo nước loang ra, làm đám cháy lan rộng và khó dập tắt hơn.

Không dùng nước để dập tắt đám cháy kim loại như lithium, sodium, … vì các kim loại này có khả năng tác dụng với nước giải phóng hydrogen, có thể dẫn đến xảy ra một vụ nổ hơi làm đám cháy càng thêm dữ dội.

b) Không dùng nước để dập tắt đám cháy magie vì magie phản ứng với hơi nước sinh ra hydrogen có thể dẫn đến xảy ra một vụ nổ hơi làm đám cháy càng thêm dữ dội.

Không dùng cát để chữa đám cháy kim loại magie vì magie có thể phản ứng với SiO2 thành phần chính có trong cát, làm đám cháy càng khó kiểm soát.

Không dùng khí CO2 để chữa đám cháy magie vì khi magie có thể tác dụng với CO2 sinh ra C (muội than) theo phản ứng: 2Mg + CO2 2MgO + C. Muội than sinh ra lại tiếp tục cháy.

3. Các dụng cụ phòng cháy, chữa cháy tại gia đình

Giải bài tập trang 50 Chuyên đề Hóa 10 Bài 7

Vận dụng 2 trang 50 Chuyên đề Hóa 10: Tìm hiểu và giải thích ý nghĩa một số biểu tượng liên quan đến cháy, nổ dưới đây:

Chuyên đề Hóa 10 Bài 7: Phòng chống và xử lí cháy nổ - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Ý nghĩa một số biểu tượng liên quan đến cháy, nổ:

Chuyên đề Hóa 10 Bài 7: Phòng chống và xử lí cháy nổ - Cánh diều (ảnh 1) Vị trí bình chữa cháy;

Chuyên đề Hóa 10 Bài 7: Phòng chống và xử lí cháy nổ - Cánh diều (ảnh 1) Vị trí chuông báo cháy;

Chuyên đề Hóa 10 Bài 7: Phòng chống và xử lí cháy nổ - Cánh diều (ảnh 1) Biểu tượng chỉ dẫn cầu thang thoát hiểm;

Chuyên đề Hóa 10 Bài 7: Phòng chống và xử lí cháy nổ - Cánh diều (ảnh 1) Biểu tượng khu vực cấm lửa;

Chuyên đề Hóa 10 Bài 7: Phòng chống và xử lí cháy nổ - Cánh diều (ảnh 1) Vị trí điện thoại báo cháy;

Chuyên đề Hóa 10 Bài 7: Phòng chống và xử lí cháy nổ - Cánh diều (ảnh 1) Trụ nước chữa cháy tăng cường;

Chuyên đề Hóa 10 Bài 7: Phòng chống và xử lí cháy nổ - Cánh diều (ảnh 1) Vòi chữa cháy;

Chuyên đề Hóa 10 Bài 7: Phòng chống và xử lí cháy nổ - Cánh diều (ảnh 1) Biểu thượng chỉ dẫn lối thoát hiểm;

Chuyên đề Hóa 10 Bài 7: Phòng chống và xử lí cháy nổ - Cánh diều (ảnh 1) Rìu cứu hỏa.

Thực hành trang 50 Chuyên đề Hóa 10: Tùy theo điều kiện thực tế, có thể thực hành (hoặc quan sát video) cách sử dụng bình chữa cháy, bình tạo bọt; sử dụng mặt nạ chống khói, đầu báo cháy, các loại thang và chăn chống cháy.

Trả lời:

- Cách sử dụng bình bột chữa cháy tương tự như bình khí nén carbon dioxide

Chuyên đề Hóa 10 Bài 7: Phòng chống và xử lí cháy nổ - Cánh diều (ảnh 1)

- HS tìm hiểu thêm các video sử dụng mặt nạ chống khói, đầu báo cháy, các loại thang và chăn chống cháy trên youtube.

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề Hóa lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: 

Bài 2: Phản ứng hạt nhân

Bài 3: Năng lượng hoạt hóa của phản ứng hóa học

Bài 4: Entropy và biến thiên năng lượng tự do Gibbs

Bài 5: Sơ lược về phản ứng cháy và nổ

Bài 6: Hóa học về phản ứng cháy và nổ

1 10,428 21/11/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: