Câu hỏi:
28/11/2024 115Khối lập phương là khối đa diện đều loại
A. {5;3}
B. {3;4}
C. {4;3}
D. {3;5}
Trả lời:
Đáp án đúng là C
*Lời giải
Khối lập phương là khối đa diện đều loại {4;3}
Khối lập phương thuộc loại khối đa diện đều mà mỗi mặt là đa giác đều có 4 cạnh và mỗi đỉnh là đỉnh chung của 3 mặt.
*Phương pháp giải
Một khối đa diện lồi được gọi là khối đa diện đều loại {p,q}
- Mỗi mặt của nó là một đa giác đều p cạnh
- Mỗi đỉnh của nó là đỉnh chung của đúng q mặt.
*Lý thuyến cần nắm và dạng toán về khối đa diện:
- Khối đa diện là phần không gian được giới hạn bởi một hình đa diện, kể cả hình đa diện đó.
- Những điểm không thuộc khối đa diện được gọi là điểm ngoài của khối đa diện. Những điểm thuộc khối đa diện nhưng không thuộc hình đa diện giới hạn khối đa diện ấy được gọi là điểm trong của khối đa diện.
Tập hợp các điểm trong được gọi là miền trong, tập hợp các điểm ngoài được gọi là miền ngoài của khối đa diện.
- Mỗi hình đa diện chia các điểm còn lại của không gian thành hai miền không giao nhau là miền trong và miền ngoài của hình đa diện, trong đó chỉ có miền ngoài là chứa hoàn toàn một đường thẳng nào đấy.
Khối đa diện đều.
- Định nghĩa: Khối đa diện đều là khối đa diện lồi có tính chất sau đây:
a) Mỗi mặt của nó là một đa giác đều p cạnh.
b) Mỗi đỉnh của nó là đỉnh chung của đúng q mặt.
Khối đa diện đều như vậy được gọi là khối đa diện đều loại {p; q}.
Từ định nghĩa trên ta thấy các mặt của khối đa diện đều là những đa giác đều bằng nhau.
- Định lí: Chỉ có năm loại khối đa diện đều. Đó là các loại {3; 3}; loại {4; 3}; loại {3; 4}; loại {5; 3} và loại {3; 5}.
Tùy theo số mặt của chúng, năm loại khối đa diện đều kể trên theo thứ tự gọi là các khối tứ diện đều, khối lập phương, khối bát diện đều (hay khối tám mặt đều), khối mười hai mặt đều và khối hai mươi mặt đều.
Bảng tóm tắt của năm loại khối đa diện đều.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Khối đa diện lồi và khối đa diện đều
50 Bài tập Khái niệm về khối đa diện
50 bài toán về thể tích khối đa diện (có đáp án 2024) – Toán 12
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz, cho mặt phẳng (P): 3x+4y+2z+4=0 và điểm A(1;-2;3). Tính khoảng cách d tùe điểm A đến mặt phẳng (P)
Câu 3:
Bên cạnh hình vuông ABCD có cạnh bằng 4, chính giữa có một hình vuông đồng tâm với ABCD. Biết rằng bốn tam giác là bốn tam giác cân. “Hỏi tổng diện tích của vuông ở giữa và bốn tam giác cân nhỏ nhất bằng bao nhiêu?”
Câu 4:
Cho a+b+c= và cota, cotb, cotc tạo thành cấp số cộng. Gía trị cota.cotc bằng
Câu 6:
Một hộp nữ trang có mặt bên ABCDE với ABCE là hình chữ nhật, cạnh cong CDE là một cung của đường tròn có tâm là trung điểm M của đoạn thẳng AB. Biết AB=12 cm;BC=6cm;BQ=18cm. Hãy tính thể tích của hộp nữ trang
Câu 7:
Cho mặt phẳng (P): 2x+2y-2z+15=0 và mặt cầu (S): . Khoảng cách nhỏ nhất từ một điểm thuộc mặt phẳng (P) đến một điểm thuộc mặt cầu(S) là
Câu 8:
Với phép vị tự tâm O tỉ số k= -1 biến đường tròn (C): thành đường tròn có phương trình nào sau đây?
Câu 10:
Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz, cho đường thẳng d:và mặt phẳng (P): 3x-2y+2z+6=0. Mệnh đề nào sau đây đúng?
Câu 11:
Hàm số y= f(x) xác định, liên tục trên R và đạo hàm . Khi đó hàm số f(x)
Câu 13:
Biết rằng số phức z thỏa mãn u=(z+3-i)(+1+3i) là một số thực. Gía trị nhỏ nhất của |z| là
Câu 14:
Cho tam giác ABC với A(1;2;-1),B(2;-1;3),C(-4;7;5). Độ dài phân giác trong của tam giác ABC kẻ từ đỉnh B là
Câu 15:
Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz, cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’. Biết tọa độ các đỉnh A(-3;2;1), C(4;2;0), B'(-2;1;1), D'(3;5;4). Tìm tọa độ điểm A’ của hình hộp