Câu hỏi:

29/11/2024 1,437

Cho định lí “Nếu hai tam giác bằng nhau thì diện tích chúng bằng nhau”. Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. Hai tam giác bằng nhau là điều kiện cần để diện tích chúng bằng nhau.

B. Hai tam giác bằng nhau là điều kiện cần và đủ để chúng có diện tích bằng nhau.

C. Hai tam giác có diện tích bằng nhau là điều kiện đủ để chúng bằng nhau.

D. Hai tam giác bằng nhau là điều kiện đủ để diện tích chúng bằng nhau.

Đáp án chính xác

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: D

* Lời giải

- Hai tam giác bằng nhau là điều kiện đủ để diện tích của chúng bằng nhau.

D đúng, A sai.

- Hai tam giác có diện tích bằng nhau là điều kiện cần đề chúng bằng nhau.

 C sai.

- Hai tam giác có diện tích bằng nhau nhưng chưa chắc đã bằng nhau nên không thể là điều kiện cần và đủ để chúng bằng nhau.

B sai.

* Phương pháp giải

- Cho định lí P  Q ta nói:

+ "P là điều kiện đủ để có Q" hoặc Q là điều kiện cần để có P"

+ "P là điều kiện cần và đủ để có Q" nếu mệnh đề P Q đúng.

*Một số lý thuyết nắm thêm về mệnh đề: 

1. Mệnh đề toán học

• Mệnh đề toán học là mệnh đề khẳng định một sự kiện trong toán học.

2. Mệnh đề chứa biến

• Ở mệnh đề chứa biến, ta chưa thể khẳng định ngay tính đúng hoặc sai. Với mỗi giá trị cụ thể của biến số, ta có một mệnh đề toán học mà ta có thể khẳng định tính đúng hoặc sai của mệnh đề.

Kí hiệu mệnh đề chứa biến n là P(n), mệnh đề chứa biến x, y là P(x, y), …

Ví dụ:

+ P(x): “x là một số nguyên tố” là một mệnh đề chứa biến

3. Phủ định của một mệnh đề

• Cho mệnh đề P. Mệnh đề “Không phải P” được gọi là mệnh đề phủ định của mệnh đề P và kí hiệu là P¯.

Mệnh đề P¯ đúng khi P sai, và ngược lại.

Ví dụ:

+ A: “69420 là một số lẻ” là mệnh đề sai.

Mệnh đề phủ định A¯: “69420 không phải một số lẻ”, A¯ là mệnh đề đúng.

Chú ý: Để phủ định một mệnh đề, ta chỉ cần thêm (hoặc bớt) từ “không” (hoặc “không phải”) vào trước vị ngữ của mệnh đề đó.

4. Mệnh đề kéo theo

• Cho hai mệnh đề P và Q. Mệnh đề “Nếu P thì Q” được gọi là mệnh đề kéo theo, được kí hiệu là P ⇒ Q.

Mệnh đề P ⇒ Q chỉ sai khi P đúng Q sai, và đúng trong tất cả các trường hợp còn lại.

Nhận xét: Tùy theo nội dung cụ thể, đôi khi người ta còn phát biểu mệnh đề P ⇒ Q là “P kéo theo Q” hay “P suy ra Q” hay “Vì P nên Q”…

Ví dụ:

+ Xét hai mệnh đề: P: “Tứ giác ABCD có bốn cạnh bằng nhau” và Q: “Tứ giác ABCD là hình thoi”.

+ Mệnh đề P ⇒ Q được phát biểu là: “Nếu tứ giác ABCD có bốn cạnh bằng nhau thì tứ giác ABCD là hình thoi”. Mệnh đề này là mệnh đề đúng.

Nhận xét: Các định lí toán học thường phát biểu ở dạng mệnh đề kéo theo P ⇒ Q.

Khi đó ta nói:

P là giả thiết, Q là kết luận của định lí, hay P là điều kiện đủ để có Q, hoặc Q là điều kiện cần để có P.

5. Mệnh đề đảo. Mệnh đề tương đương

• Mệnh đề Q ⇒ P là mệnh đề đảo của mệnh đề P ⇒ Q.

Nếu cả hai mệnh đề P ⇒ Q và Q ⇒ P đều đúng, P và Q là hai mệnh đề tương đương và kí hiệu P ⇔ Q.

Nhận xét: Mệnh đề P ⇔ Q có thể phát biểu ở những dạng như sau:

+ “P tương đương Q”;

+ “P là điều kiện cần và đủ để có Q”;

+ “P khi và chỉ khi Q”;

+ “P nếu và chỉ nếu Q”.

6. Kí hiệu  và 

• Kí hiệu  đọc là “với mọi”.

• Kí hiệu  đọc là “tồn tại”, hoặc “có một” (tồn tại một), hoặc “có ít nhất một” (tồn tại ít nhất một).

Ví dụ: Phát biểu các mệnh đề:

+ “x,  x2+1>0”: Với mọi số thực x thì x2 + 1 luôn lớn hơn 0.

+ “x,  2x=3”: Tồn tại số tự nhiên x sao cho 2x bằng 3.

• Phủ định của mệnh đề “xX,  P(x)” là mệnh đề “xX,  P(x)¯”.

• Phủ định của mệnh đề “xX,  P(x)” là mệnh đề “xX,  P(x)¯”.

Xem thêm các bài viết hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Toán 10 Bài 1: Mệnh đề - Kết nối tri thức

Giải SBT Toán lớp 10 Bài 1: Mệnh đề - Kết nối tri thức

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Cho các tập hợp A=x|x<3, B=x|1<x5,C=x|2x4 . Khi đó BC\AC bằng

Xem đáp án » 23/07/2024 16,387

Câu 2:

Đo chiều dài của một cây thước, ta được kết quả a¯=45±0,3(cm). Khi đó sai số tuyệt đối của phép đo được ước lượng là

Xem đáp án » 23/07/2024 9,812

Câu 3:

Cho PQ là mệnh đề đúng. Khẳng định nào sau đây là sai?

Xem đáp án » 23/07/2024 9,559

Câu 4:

Cho các tập hợp M=3;  6 và N=;  23;  + . Khi đó MN là

Xem đáp án » 23/07/2024 8,316

Câu 5:

Độ cao của một ngọn núi được ghi lại như sau h¯=1372,5 m±0,2 m. Độ chính xác d của phép đo trên là

Xem đáp án » 23/07/2024 8,101

Câu 6:

Cho ba tập hợp: X=4;3,Y=x:2x+4>0,x<5,Z=x:x+3x4=0. Chọn câu đúng nhất:

Xem đáp án » 23/07/2024 5,908

Câu 7:

Cho A=x*,x<10,  x3. Chọn khẳng định đúng.

Xem đáp án » 23/07/2024 4,462

Câu 8:

Trong các tập hợp sau, tập nào là tập rỗng?

Xem đáp án » 22/07/2024 4,153

Câu 9:

Cho tập hợp A=3;5. Tập hợp CA bằng

Xem đáp án » 23/07/2024 3,035

Câu 10:

Cho mệnh đề: x; x22+a>0, với a là số thực cho trước. Tìm a để mệnh đề đúng.

Xem đáp án » 23/07/2024 2,758

Câu 11:

Cho hai tập hợp X,Y thỏa mãn X\Y=7;15 và XY=1;2. Xác định số phần tử là số nguyên của X.

Xem đáp án » 22/07/2024 1,814

Câu 12:

Khi sử dụng máy tính bỏ túi với  chữ số thập phân ta được:8=2,828427125 . Giá trị gần đúng của 8 chính xác đến hàng phần trăm là

Xem đáp án » 22/07/2024 1,349

Câu 13:

Cho các câu sau đây:

(I): “Phan-xi-păng là ngọn núi cao nhất Việt Nam”.

(II): “π2<9,86”.

(III): “Mệt quá!”.

(IV): “Chị ơi, mấy giờ rồi?”.

Hỏi có bao nhiêu câu là mệnh đề?

Xem đáp án » 23/07/2024 992

Câu 14:

Hình vẽ sau đây (phần không bị gạch) là biểu diễn của tập hợp nào?
Hình vẽ sau đây (phần không bị gạch) là biểu diễn của tập hợp nào (ảnh 1)

Xem đáp án » 20/07/2024 923

Câu 15:

Cho các tập hợp khác rỗng m1;m+32 và B=;33;+ . Tập hợp các giá trị thực của m để AB là

Xem đáp án » 07/11/2024 832

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »