Bạo lực học đường là gì? Hãy nêu các biểu hiện của bạo lực học đường trong các trường hợp trên

Trả lời Câu hỏi 1 trang 39 GDCD 7 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục công dân 7

1 1343 lượt xem


Giải Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường

Câu hỏi 1 trang 39 GDCD 7Em hãy đọc các thông tin, trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

a) Bạo lực học đường là gì? Hãy nêu các biểu hiện của bạo lực học đường trong các trường hợp trên. Theo em, còn có những biểu hiện nào khác của bạo lực học đường?

b) Hãy nêu những nguyên nhân của bạo lực học đường trong các trường hợp trên. Theo em, bạo lực học đường còn do những nguyên nhân nào khác?

c) Trong các trường hợp trên, các bạn C, H, Q, N đã phải chịu những hậu quả gì? Em hãy liệt kê những tác hại của bạo lực học đường theo gợi ý dưới đây:

Trả lời:

Yêu cầu a)

- Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.

- Các biểu hiện của bạo lực học đường trong các trường hợp trên:

+ Trường hợp 1: C đã đánh đập khiến bạn bị thương.

+ Trường hợp 2: H bị các bạn cùng lớp cô lập, nói xấu, ghép ảnh chế giễu.

+ Trường hợp 3: N đã trêu chọc bạn, Q đã đánh đập N.

- Theo em, còn có những biểu hiện khác của bạo lực học đường: lan truyền thông tin sai về bạn bè, chê bai, ngược đãi, lăng mạ, chửi bới, đe dọa, khủng bố, chiếm đoạt tài sản, giấy tờ của bạn, ép buộc bạn làm theo ý mình, lập nhóm tẩy chay bạn…

Yêu cầu b)

- Những nguyên nhân của bạo lực học đường trong các trường hợp trên:

+ Trường hợp 1: Bố mẹ C thường xuyên vắng nhà, không quan tâm, dạy dỗ C, C kết bạn với đối tượng xấu.

+ Trường hợp 2: Do thiếu kiến thức, kĩ năng sống, đặc điểm tâm sinh lí và do ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội.

+ Trường hợp 3: Do thiếu kĩ năng sống, đặc điểm tâm sinh lí, thích thể hiện bản thân, tính cách nông nổi, bồng bột.

- Theo em, bạo lực học đường còn do những nguyên nhân khác như: Gia đình không hòa thuận, hàng xóm đánh nhau, học sinh tiếp xúc với văn hóa phẩm bạo lực như phim ẩu đả giữa các băng nhóm, bạo lực từ games…

Yêu cầu c)

- Trong các trường hợp trên, các bạn C, H, Q, N đã phải chịu hậu quả.

+ Trường hợp 1: C bị nhà trường kỉ luật.

+ Trường hợp 2: H có dấu hiệu trầm cảm, khủng hoảng tâm lí, nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

+ Trường hợp 3: Q và N phải chịu kỉ luật của nhà trường.

- Liệt kê những tác hại của bạo lực học đường theo gợi ý:

Tác hại của bạo lực học đường

Đối với

học sinh

- Người gây ra bạo lực học đường: bị tổn thương về thể chất, tinh thần; bị lệch lạc nhân cách; phải chịu các hình thức kỉ luật, chậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng.

- Người bị bạo lực học đường: bị tổn thương thể chất, tinh thần, giảm sút kết quả học tập và rèn luyện.

Đối với

gia đình

Không khí và cuộc sống gia đình bị xáo trộn, căng thẳng, lo lắng.

Đối với

nhà trường

và xã hội

- Không khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn bao trùm.

- Ảnh hưởng đến những nét văn hóa truyền thống, những chuẩn mực đạo đức quý giá của xã hội, thể hiện một sự suy đồi về mặt đạo đức và sự sai lệch về mặt hành vi; làm mất trật tự xã hội.

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Câu hỏi trang 38 GDCD 7: Em kể lại một hành vi bạo lực học đường mà em đã gặp phải hoặc chứng kiến... 

Câu hỏi 1 trang 39 GDCD 7: Bạo lực học đường là gì? Hãy nêu các biểu hiện của bạo lực học đường trong các trường hợp trên... 

Câu hỏi 2 trang 40 GDCD 7: Trong những trường hợp trên, các bạn đã làm gì để phòng tránh bạo lực học đường... 

Câu hỏi 3 trang 40 GDCD 7: Em hãy nhận xét cách ứng phó của T và B trong các trường hợp trên... 

Câu hỏi 4 trang 41 GDCD 7: Em hãy nhận xét cách ứng phó của các bạn trong những trường hợp trên... 

Câu hỏi 5 trang 41 GDCD 7: Ở trường hợp 2 trong nội dung cách ứng phó sau khi xảy ra bạo lực học đường (mục 2), các học sinh... 

Luyện tập 1 trang 42 GDCD 7: Bạo lực học đường chỉ có một biểu hiện là đánh nhau. Đúng hay sai? Vì sao... 

Luyện tập 2 trang 43 GDCD 7: Em có nhận xét gì về hành vi của các bạn dưới đây? Một số bạn trong lớp thường xuyên... 

Luyện tập 3 trang 43 GDCD 7: Hãy đều xuất các biện pháp phù hợp để phòng tránh bạo lực học đường... 

Luyện tập 4 trang 43 GDCD 7: Đóng vai xử lí các tình huống dưới đây: Giờ ra chơi, V nhìn thấy trong cặp sách... 

Luyện tập 5 trang 43 GDCD 7: Hãy chia sẻ những việc em đã làm đề phòng, chống bạo lực học đường... 

Vận dụng 1 trang 43 GDCD 7: Em hãy tham gia các hoạt động tuyên truyền về phòng, chống bạo lực học đường... 

Vận dụng 2 trang 43 GDCD 7: Em hãy thiết kế một khẩu hiệu hoặc vẽ một bức tranh để tuyên truyền... 

1 1343 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: