3000 câu hỏi ôn tập Lịch sử có đáp án (Phần 4)

Bộ 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án Phần 4 hay nhất được biên soạn và chọn lọc giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn Lịch sử. 

1 805 28/03/2023


3000 câu hỏi Lịch sử (Phần 4)

Câu 1: Tại sao tư bản Pháp tập trung vốn vào việc lập đồn điền cao su và khai thác than?

A. Cao su và than có giá trị cao.

B. Việt Nam nhiều cao su và than.

C. Cao su và than là hai mặt hàng thị trường Pháp và thế giới có nhu cầu lớn.

D. Cao su và than dễ khai thác.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Tư bản Pháp tập trung vốn vào việc lập đồn điền cao su và khai thác than vì cao su và than là hai mặt hàng thị trường Pháp và thế giới có nhu cầu lớn. Cao su và than được sủ dụng trong nhiều ngành công nghiệp.

Câu 2: Hoàn thành bảng so sánh về hai cuộc cách mạng ở Nga năm 1917:

Tiêu chí so sánh

Cách mạng tháng Hai

Cách mạng tháng Mười

Mục tiêu, nhiệm vụ

 

 

Lãnh đạo

 

 

Lực lượng

 

 

Tính chất

 

 

Kết quả

 

 

Lời giải:

Tiêu chí

Cách mạng tháng Hai

Cách mạng tháng Mười

Mục tiêu 

Cuộc cách mạng dân chủ tư sản với mục tiêu lật đổ chế độ Nga hoàng của đảng bôn-sê-vích (đại diện cho các tầng lớp nhân dân lao động) và giai cấp tư sản.

Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu lật đổ chính phủ lâm thời tư sản của đảng Bôn-sê-vích nhằm giành chính quyền từ tay chính phủ lâm thời chỉ lo theo đuổi chiến tranh đế quốc, ko quan tâm tới quần chúng nhân dân.

Lãnh đạo

Ban đầu là giai cấp Vô sản, sau đó quyền lực rơi vào tay giai cấp Tư sản.

Giai cấp vô sản thông qua chính đảng là Đảng Bôn-sê-vích và Lê-nin.

Lực lượng tham gia 

Công nhân, nông dân, binh lính triều đình được giác ngộ đã ngả về phía quần chúng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích. 

Quần chúng nhân dân gồm công nhân, nông dân. 

Kết quả

Chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ ở Nga, thành lập 2 chính quyền song song tồn tại, là chính phủ lâm thời tư sản và Xô viết đại biểu công nhân nông dân binh lính, thành lập nhà nước cộng hoà dân chủ.

Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, xây dựng chính quyền Xô viết, giành hoà bình, ruộng đất, tự do,... cho các tầng lớp nhân dân.

Tính chất

Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

Cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Câu 3: Những thành tựu của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của văn hóa dân tộc Việt Nam?

A. Định hình các giá trị văn hóa của người Việt

B. Phát triển nền văn hóa bản địa của người Việt

C. Cơ sở hình thành nền văn minh sông Hồng

D. Hoàn thiện nền văn hóa bản địa của người Việt

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Những thành tựu trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang- Âu Lạc đã hình thành nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc - nền văn minh đầu tiên của lịch sử dân tộc. Nó đã phác họa, định hình những giá trị văn hóa cơ bản của người Việt, là cơ sở để ta đấu tranh bảo vệ và phát triển ở những giai đoạn sau, giúp cho chúng ta nhiều lần mất nước nhưng không mất đi bản sắc dân tộc.

Câu 4: Đâu là nhà soạn nhạc nổi tiếng người Áo thời cận đại?

A. Mô-da

B. Bet-tô-ven

C. Trai-xcốp-ki

D. Sô-panh

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 5: Nêu kết quả, tính chất, ý nghĩa của cách mạng tư sản Pháp.

Lời giải:

- Kết quả: lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế; đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền

- Ý nghĩa:

+ Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

+ Tác động sâu sắc tới tình hình châu Âu và thế giới.

- Tính chất: cách mạng tư sản

Câu 6: Tại sao nói thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã thay đổi cục diện thế giới?

A. Phá bỏ mọi xiềng xích áp bức trên thế giới.

B. Hệ thống tư bản chủ nghĩa không còn là một hệ thống hoàn chỉnh.

C. Đưa nước Nga Xô Viết trở thành “thành trì của cách mạng thế giới”.

D. Xóa bỏ chế độ phong kiến Nga hoàng, xây dựng nhà nước Xô viết.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Cách mạng tháng Mười Nga 1917 giành thắng lợi dẫn đến sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới làm cho Chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống hoàn chỉnh bao trùm thế giới. Trên thế giới đã phân chia thành hai hệ thống xã hội đối lập: Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng thành công đã cổ vũ mạnh mẽ và chỉ ra con đường đúng đắn đi đến thắng lợi cuối cùng trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc.

Câu 7: Theo em, cách thức nào giúp con người chuyển dần từ di cư sang định cư?

Lời giải:

- Sự tiến bộ của công cụ lao động và sự phát triển của hoạt động trồng trọt, chăn nuôi đã giúp con người chuyển dần từ di cư sang định cư.

Câu 8: Vì sao nói cách mạng Tư sản Anh là cuộc cách mạng không triệt để.

A. Vì giai cấp tư sản không dám duy trì nền cộng hoà mà phải liên minh với thế lực phong kiến để thiết lập nên nhà nước quân chủ lập hiến.

B. Vì chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

C. Lật đổ chế độ phong kiến mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Anh phát triển.

D. Vì chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, giai cấp tư sản không dám duy trì nền cộng hoà mà phải liên minh với thế lực phong kiến để thiết lập nên nhà nước quân chủ lập hiến.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 9: Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới là

A. Cách mạng tư sản Pháp.

B. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

C. Cách mạng tư sản Anh.

D. Cách mạng Hà Lan.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 10: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại của phong trào Nghĩa Hòa đoàn là

A. bị liên quân 8 nước đế quốc đàn áp.

B. không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.

C. thiếu sự lãnh đạo thống nhất, thiếu vũ khí.

D. bị triều đình Mãn Thanh đàn áp.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn đã chiến đấu chống xâm lăng nhưng cuối cùng bị thất bại vì thiếu sự lãnh đạo thống nhất, thiếu vũ khí. Sau đó, với điều ước Tân Sửu (1901), Trung Quốc chính thức trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

=> Đây là nguyên nhân cơ bản đưa đến sự thất bại của phong trào Nghĩa hòa đoàn.

Câu 11: Hãy điểm lại những nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành các nhà nước Văn Lang.

Lời giải:

- Sự chuyển biến trong nền kinh tế đã tạo tiền đề cho sự chuyển biến xã hội. Từ thời Phùng Nguyên đã bắt đầu có hiện tượng phân hoá xã hội giữa giàu và nghèo. Thời Đông Sơn, mức độ phân hoá xã hội ngày càng phổ biến hơn. Tuy nhiên, sự phân hoá giàu, nghèo cũng chưa thật sâu sắc.

- Cùng với sự phân hoá xã hội thành các tầng lớp giàu, nghèo và sự giải thể các công xã thị tộc, công xã nông thôn (làng, xóm) và các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ ra đời.

- Sự chuyển biến kinh tế - xã hội nói trên đòi hỏi cấp thiết phải có các hoạt động trị thuỷ, thuỷ lợi để phục vụ nông nghiệp. Cùng thời gian này, yêu cầu chống ngoại xâm cũng được đặt ra. Những điều đó đã dẫn đến sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang

Câu 12: Nêu những hiểu biết của em về Quốc tế thứ hai

Lời giải:

a) Hoàn cảnh ra đời

- Chủ nghĩa tư bản phát triển ở giai đoạn cao, giai cấp tư sản tăng cường bóc lột nhân dân lao động.

- Chính sách chạy đua vũ trang chuẩn bị phân chia lại thế giới dẫn đến đời sống nhân dân cực khổ.

- Nhiều Đảng và tổ chức công nhân tiến bộ ra đời, ngày 14 - 7 - 1889 Quốc tế thứ hai thành lập ở Pari.

b) Hoạt động Quốc tế thứ hai

- Thông qua các Đại hội và nghị quyết; sự cần thiết thành lập chính đảng của giai cấp vô sản, đề cao đấu tranh chính trị.

- Tăng cường phong trào quần chúng, đòi tăng lương, ngày làm 8 giờ, lấy ngày 1 - 5 làm ngày Quốc tế lao động.

Quốc tế thứ hai bị tan rã do:

- Diễn ra tình trạng mâu thuẫn và đấu tranh giữa hai khuynh hướng cách mạng và khuynh hướng cơ hội.

- Do thiếu nhất trí về đường lối, chia rẽ về tổ chức, các đảng trong Quốc tế thứ hai xa dần đường lối đấu tranh cách mạng, thỏa hiệp với giai cấp tư sản dẫn đến việc tan rã của Quốc tế thứ hai.

Câu 13: Lập bảng niên biểu các sự kiện chính về cách mạng 1905-1907

Lời giải:

Thời gian

Sự kiện

9/1/1905

- Khoảng 14 vạn công nhân Xanh Pê-téc-bua và gia đình xuống đường biểu tình. thỉnh cầu Nga hoàng cải thiện đời sống.

Tháng 5/1905

Nông dân nổi dậy ở nhiều nơi.

Tháng 6/1905

Thủy thủ trên chiến hạm Pô-tem-kin khỏi nghĩa.

Tháng 12/1905

Quần chúng Mát-xcơ-va tổng bãi công.

Cuối 1907

Phong trào cách mạng lắng xuống dần và cuối cùng chấm dứt.

Câu 14: Nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ của các cuộc khởi nghĩa thời Bắc thuộc là gì?

Lời giải:

- Nguyên nhân:

+ Mâu thuẫn dân tộc sâu sắc giữa nhân dân Việt Nam với chính quyền đô hộ phương bắc.

+ Tinh thần yêu nước, bất khuất đấu tranh, không cam chịu thân phận nô lệ của nhân dân Việt Nam.

Câu 15: Từ giai đoạn người Tối cổ tiến hóa thành người tinh khôn sau bao nhiêu năm?

A. 5 đến 6 triệu năm

B. 4 vạn năm

C. 15 triệu năm

D. 15 vạn năm

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 16: Vì sao phong trào dân chủ 1936-1939 có sự điều chỉnh về mục tiêu và phương pháp đấu tranh?

A. Tương quan lực lượng giữa ta và địch có sự thay đổi lớn

B. Hoàn cảnh thế giới và trong nước có sự thay đổi so với trước

C. Thực dân Pháp đàn áp dã man phong trào đấu tranh của nhân dân ta

D. Sự nhạy bén với thời cuộc của Đảng cộng sản Đông Dương

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Xuất phát từ hoàn cảnh thế giới và trong nước có sự thay đổi so với trước -> Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đảng (7-1936) đã có sự điều chỉnh về mục tiêu và phương pháp đấu tranh:

- Hoàn cảnh thế giới: quan trọng nhất là Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp thi hành nhiều chính sách tiến bộ.

- Hoàn cảnh trong nước: vấn đề dân sinh, dân chủ đang đặt ra cấp thiết do chính sách cai trị của Pháp khiến đời sống nhân dân khó khăn => Nhân dân sẵn sàng tham gia cuộc đấu tranh đòi tự do, cơm áo dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Câu 17: Hình thức đấu tranh nào dưới đây không được sử dụng trong phong trào dân chủ (1936 - 1939) ở Việt Nam?

A. Đấu tranh nghị trường. 

B. Mít tinh đưa “dân nguyện”.

C. Đấu tranh báo chí.

D. Đấu tranh vũ trang.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Phong trào 1936 - 1939 là phong trào đấu tranh công khai đòi dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình, có sự dụng phương pháp đấu tranh phong phú ngoại trừ đấu tranh vũ trang.

Câu 18: Thiện chí của ta thể hiện trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là gì?

A. Chúng ta muốn hòa bình. Chúng ta phải nhân nhượng.

B. Chúng ta muốn hòa bình. Chúng ta đã kí hiệp định Sơ bộ.

C. Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước.

D. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A. Chúng ta muốn hòa bình. Chúng ta phải nhân nhượng.

Câu 19: Phái Gi-rông-đanh đã có hành động gì trước sự tấn công của quân Anh (năm 1793) và sự nổi loạn của bọn phản động ở vùng Văng-đê?

A. Tổ chức nhân dân chống ngoại xâm, nội phản.

B. Nhanh chóng chuẩn bị lực lượng chống ngoại xâm.

C. Ổn định cuộc sống của nhân dân.

D. Lo củng cố quyền lực của mình.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D. Lo củng cố quyền lực của mình.

Câu 20: Văn kiện nào của Đảng nhấn mạnh "vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền"?

A. Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt.

B. Luận cương chính trị tháng 10-1930.

C. Chỉ thị thành lập Hội phản đế đồng minh (1930).

D. Chung quanh vấn đề chính sách mới (1936).

Lời giải:

Đáp án đúng là: B. Luận cương chính trị tháng 10-1930.

Câu 21: Nhà Thanh xâm lược nước ta nhằm mục đích gì?

A. Mở rộng lãnh thổ về phía Nam.

B. Tiêu diệt thế lực phản động ở phía Nam.

C. Trừng trị quân Tây Sơn.

D. Đồng hóa nhân dân ta.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A. Mở rộng lãnh thổ về phía Nam.

Câu 22: Yếu tố nào dưới đây tác động tới sự thành bại của Mỹ trong nỗ lực vươn lên xác lập trật tự thế giới đơn cực giai đoạn sau Chiến tranh lạnh?

A. Sự mở rộng không gian địa lý của hệ thống xã hội chủ nghĩa.

B. Sự hình thành của các trung tâm kinh tế Tây Âu và Nhật Bản.

C. Tương quan lực lượng giữa các cường quốc trên thế giới.

D. Sự xuất hiện và ngày càng phát triển của các công ty độc quyền.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Với sự tan rã của Liên Xô đã tạo cho Mĩ một lợi thế tạm thời, giới cầm quyền Mĩ ra sức thiết lập một trật tự thế giới “một cực” để Mĩ làm bá chủ thế giới. Nhưng trong tương quan lực lượng giữa các cường quốc, Mĩ không dễ gì có thể thực hiện được tham vọng đó. Đặc biệt là sự vươn lên của Nhật Bản, Tây Âu, Trung Quốc, ….

=> Yếu tố quyết định tác động đến sự thành bại của Mĩ trong nỗ lực vươn lên xác lập trật tự thế giới đơn cực giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ hai là tương quan lực lượng giữa các cường quốc trên thế giới.

Câu 23: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến trước năm 1975, những quốc gia nào nằm trong tình trạng chia cắt lãnh thổ?

A. Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên

B. Triều Tiên, Campuchia, Thái Lan

C. Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan

D. Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

- Trung Quốc: cho đến năm 1949, khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, Hồng Công và Ma Cao vẫn là những vùng đất thuộc địa của Anh và Bồ Đào Nha, cho đến cuối những năm 90 của thế kỉ XX, hai vùng đất này mới trỏ vể chủ quyền của Trung Quốc.

- Việt Nam: Năm 1954, hiệp định Giơnevơ được kí kết, Việt Nam bị chía cắt thành hai miền Nam Bắc.

- Triều Tiên:

+ Tháng 8-1848: ở phía Nam bán đảo Triều Tiên, nhà nước Đai hàn Dân quốc được thành lập.

+ Tháng 9-1948: ở phía Bắc bán đảo Triều Tiên, Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ra đời.

Câu 24: Ý nghĩa nào dưới đây không phải là nội dung cơ bản trong chiến lược kinh tế hướng ngoại của 5 nước sáng lập tổ chức ASEAN trong những năm 60 - 70 của thế kỉ XX

A. Tiến hành mở cửa nền kinh tế

B. Tập trung sản xuất hàng hoá để xuất khẩu

C. Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất

D. Thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật bên ngoài

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Nội dung cơ bản trong chiến lược kinh tế hướng ngoại của 5 nước sáng lập ASEAN trong những năm 60-7- của thế kỉ XX là: Tiến hành mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật nước ngoài, tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương.

Lấy thị trường trong nước để phát triển sản xuất là nội dung của Chiến lược kinh tế hướng nội.

Câu 25: Từ năm 1950, các nước Tây Âu đã biết áp dụng những thành tựu của cách mạng Khoa học - kĩ thuật hiện đại để

A. tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

B.  thay đổi hợp lí cơ cấu sản xuất trong nền kinh tế.

C. tăng năng suất lao động của ngành công nghiệp.

D. điều tiết và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Từ năm 1950, các nước Tây Âu đã áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng Khoa học - kĩ thuật hiện đại để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

Câu 26: Rạng sáng ngày 23/9/1945 đã diễn ra sự kiện lịch sử nào sau đây

A. quân Anh tiến vào Sài Gòn làm nhiệm vụ giải giáp phát xít Nhật

B. Thực dân Pháp nổ sung đánh chiếm Sài Gòn mở đầu cho quá trình quay trở lại xâm lược Việt Nam

C. nhân dân Sài Gòn tổ chức mittinh chào mừng ngày đất nước độc lập

D. lực lượng quân Tưởng vào miền Bắc làm nhiệm vụ giải giáp phát xít Nhật

Lời giải:

Đáp án đúng là: B. Thực dân Pháp nổ sung đánh chiếm Sài Gòn mở đầu cho quá trình quay trở lại xâm lược Việt Nam

Câu 27: Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941) có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành công của Cách mạng tháng Tám 1945, vì

A. chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.

B.  hoàn chỉnh chủ trương được đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 7-1936.

C.  giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

D. hoàn chỉnh chủ trương được đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 11-1939.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Hội nghị lần thú 8 Ban chấp hành Trung ường Đảng có ý nghĩa lịch sử to lớn, đã hoàn chỉnh chủ trương được đề ra tại Hội nghị Trung ương tháng 11-1939 nhằm giải quyết mục tiêu số một của cách mạng là dân tộc giải phóng và đề ra nhiều chủ trương sáng tạo để thực hiện mục tiêu ấy.

=> Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941) có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành công của Cách mạng tháng Tám 1945, hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng.

Câu 28: Lực lượng chính trị có vai trò gì đối với thành công của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

A. Lực lượng xung kích trong Tổng khởi nghĩa.

B. Hỗ trợ lực lượng vũ trang giành chính quyền.

C. Lực lượng nòng cốt trong Tổng khởi nghĩa.

D. Quyết định thắng lợi của Tổng khởi nghĩa.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là một cuộc cách mạng với lực lượng chính là lực lượng chính trị, lực lượng chính trị có ý nghĩa quyết định đến sự thắng lợi của cách mạng.

Câu 29: Sự thành lập Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN),…là biểu hiện của

A. xu hướng liên kết tài chính quốc tế.

B. xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh.

C. xu thế liên kết khu vực

D. xu hướng liên kết kinh tế quốc tế.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Sự ra đời của sự thành lập Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN),…là biểu hiện của xu thế liên kết khu vực

Câu 30: Nội dung cốt lõi của phong trào “vô sản hóa” do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát động và thực hiện (1928 - 1929) là gì?

A. Truyền bá lí luận cách mạng để nhân dân đấu tranh chống đế quốc và tay sai.

B. Đưa hội viên vào các cơ sở của Pháp để cùng làm việc và giác ngộ công nhân.

C. Tuyên truyền lí luận cách mạng và lôi kéo các thanh niên trí thức gia nhập hội.

D. Xây dựng tổ chức cơ sở vững mạnh trong các đồn điền, công trường của Pháp.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 31: Phong trào “vô sản hóa” năm 1928 của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có nhiệm vụ gì?

A. Làm cho phong trào yêu nước phát triển theo hướng vô sản.

B. Tăng số lượng hội viên lên nhanh.

C. Kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào yêu nước.

D. Tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Phong trào “vô sản hóa” năm 1928 của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có nhiệm vụ: Tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân.

Câu 32: Nhận xét nào sau đây là đúng về phong trào công nhân Việt Nam trong những năm (1928 - 1929)?

A. Phát triển mạnh mẽ và có một tổ chức lãnh đạo thống nhất.

B. Có sức quy tụ và dẫn đầu phong trào yêu nước.

C. Chứng tỏ giai cấp công nhân đã đủ sức lãnh đạo cách mạng.

D. Có tính thống nhất cao theo một đường lối chính trị đúng đắn.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Trong những năm 1928-1929, phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ và trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trên cả nước. Các cuộc bãi công không chỉ bó hẹp trong phạm vi một xưởng, một địa phương mà đã bắt đầu có sự liên kết thành phong trào chung => Phong trào công nhân có sức quy tụ và dẫn đầu phong trào yêu nước.

Câu 33: Sau thất bại trong cuộc nội chiến 1946 - 1949, tập đoàn Tưởng Giới Thạch cụ thể được cho đã chạy sang

A. Mĩ

B. Hồng Công

C. Đài Loan

D. Hải Nam

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

1 805 28/03/2023


Xem thêm các chương trình khác: