VTH Ngữ văn 8 Thực hành Tiếng Việt trang 24 - Kết nối tri thức
Với giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 8 Thực hành Tiếng Việt trang 24 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Ngữ Văn 8.
Giải VTH Ngữ văn 8 Thực hành Tiếng Việt trang 24
Bài tập 1 trang 24 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2:
a. Súng bên súng đầu sát bên đầu
b. Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Biện pháp tu từ được dùng trong hai câu thơ trên: ......................................................
Tác dụng: .....................................................................................................................
Trả lời:
a. - BPTT: điệp ngữ “súng”, “đầu”; hoán dụ “súng”, “đầu” để chỉ những người lính đồng hành bên nhau.
- Tác dụng: Khắc hoạ hình ảnh những người lính kể vai sát cánh bên nhau cùng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. Đây cũng là một biểu tượng của tình đồng chí giữa những người lính trong thời kì kháng chiến giành độc lập dân tộc.
b. - BPTT: nhân hóa “giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
- Tác dụng: diễn tả tình thương nỗi nhớ của quê hương, gia đình dành cho người đi xa. Hai dòng thơ làm nổi bật tầm trạng của người lính: Các anh ra đi với một ý chí quyết tâm mạnh mẽ, dứt khoát nhưng trong lòng không thôi xót xa bởi người thân vẫn còn sống trong hoàn cảnh nghèo khó; day dứt bởi biết họ thương nhớ mình khôn nguôi. Tâm tư thầm kín đó chỉ có những người đồng chí cùng cảnh ngộ mới có thể thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ.
Có thể thay từ đôi trong câu thơ bằng từ đồng nghĩa đó được không?
Chọn |
Có □ |
Không □ |
Lí do: ...........................................................................................................................
Trả lời:
- Từ đồng nghĩa với từ đôi trong câu thơ Anh với tôi đôi người xa lạ là: hai
- Không thể thay từ đôi trong câu thơ bằng từ hai.
Chọn |
Có ☑ |
Không ☑ |
Lí do: Ngoài nghĩa chỉ số lượng giống từ hai, từ đối còn có nghĩa chỉ hai cá thể tương ứng với nhau và làm thành một đơn vị thống nhất vể vai trò, chức năng, không thể tách rời. Trong ngữ cảnh cầu thơ, từ đôi được dùng để chỉ hai người có sự tương đồng (tương đổng vể hoàn cảnh; chung chí hướng, lí tưởng), có chung một nhiệm vụ (chiến đấu giành độc lập cho đất nước).
Bài tập 3 trang 25 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
a. Nét chung về nghĩa của các cụm từ in đậm trong hai câu thơ trên:
......................................................................................................................................b. Giá trị của nét chung về nghĩa của các cụm từ đó đối với việc thể hiện cảm xúc trong bài thơ: ...............................................................................................................
c. Cụm từ đất cày lên sỏi đá gợi liên tưởng đến thành ngữ: ........................................
Nghĩa của thành ngữ đó: ..............................................................................................
Trả lời:
a. Nét chung vể nghĩa của các cụm từ in đậm trong hai dòng thơ là cùng chỉ những miển quê nghèo, thiên nhiên khắc nghiệt, cuộc sống con người vất vả, khó khăn.
b. Nét chung vể nghĩa của các cụm từ in đậm đã nói lên sự tương đồng vể hoàn cảnh xuất thân giữa nhũng người lính. Đó là một yếu tố giúp những người xa lạ gắn bó thành bạn tầm giao tri kỉ bởi sự tương đồng vẽ hoàn cảnh giúp họ thấu hiểu, cảm thông cho nhau. Qua hai cụm từ đó, người đọc cũng câm nhận được niễm xúc động sâu xa của nhà thơ trước hoàn cảnh sống lam lũ, cực nhọc của nhũng người lính vốn là nông dân chân lấm tay bùn.
c. Cụm từ đất cày lên sỏi đá gợi liền tưởng đến thành ngữ chó ăn đá, gà ăn sỏi.
Nghĩa của thành ngữ chó ăn đá, gà ăn sỏi: chỉ nơi đất đai cằn cỗi, hoang vu.
Tác dụng của việc sử dụng từ láy đó trong bài thơ Đồng chí: .....................................
Trả lời:
- Từ láy: lung lay
- Tác dụng của việc sử dụng từ láy đó trong bài thơ Đồng chí: Lung lay có nghĩa là lỏng lẻo, rung lắc, nghiêng bên này bên kia, không giữ nguyên thế đứng thẳng. Trong bài thơ Đồng chí, từ lung lay được dùng để miêu tả tình trạng đã cũ, không vững chãi, rung lắc mỗi khi có gió thổi mạnh của gian nhà trống trải, lâu ngày không được tu sửa nơi quê nhà của người lính. Từ đó, nói lên nỗi niềm xót xa thầm kín của người lính khi đi xa, để lại người thân chật vật lo toan cuộc sống vất vả, thiếu thốn nơi quê nhà.
Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 8 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 8 – Kết nối tri thức
- Vở thực hành Toán 8 Kết nối tri thức | Giải VTH Toán 8 Tập 1, Tập 2
- Chuyên đề dạy thêm Toán 8 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Bài tập Tiếng Anh 8 Global success theo Unit có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 8 – Global success
- Giải sbt Tiếng Anh 8 - Global Success
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 8 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 8 Global success
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Giải vth Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa lí 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 8 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Địa lí 8 Kết nối tri thức | Vở thực hành Địa lí 8
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục công dân 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 – Kết nối tri thức