Vở thực hành Ngữ Văn 8 Thực hành đọc và thực hành tiếng Việt (trang 22 - 34) - Kết nối tri thức

Với giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 8 Thực hành đọc và thực hành tiếng Việt (trang 22 - 34) sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Ngữ Văn 8.

1 1,208 01/01/2024


Giải VTH Ngữ Văn 8 Thực hành đọc và thực hành tiếng Việt (trang 22 - 34) - Kết nối tri thức

Văn bản 1: Đồng chí

Bài tập 1 trang 22 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Những đặc điểm của thể thơ tự do thể hiện trong bài thơ Đồng chí:

Số tiếng trong mỗi dòng: .............................................................................................

Số dòng trong mỗi khổ: ....................................................................

Vần thơ: ...........................................................................

Nhịp thơ: ........................................................................................

Trả lời:

- Số tiếng trong mỗi dòng: không bằng nhau giữa các dòng, có dòng bảy tiếng, có dòng tám tiếng, có dòng sáu tiếng, bốn tiếng, ba tiếng, hai tiếng.

- Số dòng trong mỗi khổ: không đểu nhau, phù hợp với nội dung cảm xúc.

- Vần thơ: Bài thơ gieo vần chần, vần liền: đá - lạ, nhau - đầu, kỉ - chí, cày - lay, vá - giá, giày - tay,...; vần chân phối hợp với vần lưng (vai - vài)-,...

- Nhịp thơ: Các dòng thơ trong bài ngắt nhịp linh hoạt, có dòng nhịp 3/4 (Quê hương/ anh nước mặn đồng chua), có dòng nhịp 2/2 (Áo anh/ rách vai), có dòng 2/4 (Quần tôi/ có vài mảnh vá), nhịp 4/3 (Đứng cạnh bên nhau/ chờ giặc tới).

- Hình thức thơ tự do phóng khoáng, ngắt nhịp linh hoạt giúp nhà thơ thể hiện tinh tế nhiều sắc thái cảm xúc.

Bài tập 2 trang 22 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Bài thơ Đồng chí bao gồm các phần

Mạch cảm xúc được thể hiện qua các phần:

Bài thơ Đồng chí bao gồm các phần trang 22 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2

Trả lời:

Bài Đồng chí gồm 2 phần: 7 dòng thơ đầu và các dòng còn lại

Toàn bộ bài thơ là cảm xúc của nhà thơ trước tình đồng chí, đồng đội giữa nhũng người lính. Mạch cảm xúc được thể hiện qua các phần:

Bài thơ Đồng chí bao gồm các phần trang 22 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2

Bài tập 3 trang 22 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Bài thơ là lời tâm tình của .................. với ................

Ý nghĩa của việc chọn nhân vật thể hiện cảm xúc: .................................

Trả lời:

- Bài thơ là lời tâm tình của người lính tới người đồng chí, đồng đội của mình.

- Việc chọn nhân vật như vậy đã giúp nhà thơ thể hiện được tình cảm một cách sâu kín, chân thực và cảm động nhất bởi vì đó là tiếng nói của người trong cuộc, đồng cam cộng khổ trong gian khó.

Bài tập 4 trang 23 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Sáu câu thơ đầu cho thấy tình đồng chí được khởi nguồn từ: ..............

Những hình ảnh thể hiện quá trình hình thành tình đồng chí và ý nghĩa của chúng:

Những hình ảnh làm nổi bật

tình đồng chí

Ý nghĩa

........................................................

........................................................

........................................................

........................................................

........................................................

........................................................

........................................................

........................................................

........................................................

........................................................

Trả lời:

- Sáu câu thơ đầu cho thấy tình đồng chí được khởi nguồn từ những người xa lạ cùng cảnh ngộ ở những miền quê nghèo khác nhau, họ tập hợp trong cùng một đội ngũ để thực hiện lí tưởng cao cả là chiến đấu giành độc lập cho đất nước. Trong gian lao, họ cùng nhau chia sẻ những khó khăn, gian khổ và vì thế họ dần thấu hiểu, cảm thông lẫn nhau, trở thành tri kỉ của nhau.

Những hình ảnh làm nổi bật

tình đồng chí

Ý nghĩa

- Các cụm từ nước mặn đng chua, đất cày lên sỏi đá.

Gợi lên những vùng quê thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi, khó canh tác nên cuộc sống của con người khó khăn, vất vả, lam lũ.

- Dòng 1 và 2: cụm từ quê hương anh xuất hiện ở dòng 1, cụm từ làng tôi xuất hiện ở dòng 2.

Gợi sự xa cách về không gian địa lí giữa hai miển quê của hai người lính.

- Dòng 3 và 4: Từ anhtôi đã được đặt gần nhau hơn (xuất hiện trong cùng một dòng thơ).

Dù vậy, họ vẫn là những người xa lạ đến từ nhũng phương trời khác nhau.

- Dòng 5: Biện pháp tu từ điệp ngữ đã tạo nên hình ảnh sóng đôi súng bên súng đđu sát bên đầu.

Đó là biểu tượng đẹp cho tình đồng chí của những người lính đang kể vai sát cánh bên nhau cùng sẵn sàng chiến đấu.

- Dòng 6: Chi tiết đêm rét chung chăn

Cho thấy một thực tế mà những người lính phải trải qua, đó là sự thiếu thốn vể vật chất. Tuy nhiên, đó lại là chẩt keo gắn kết những người lính. Việc đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi để hoàn thành tốt nhiệm vụ đã khiến họ trở thành những người bạn thân thiết, thấu hiểu lẫn nhau.

Bài tập 5 trang 23 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Vai trò đặc biệt của dòng thơ thứ bảy: ...........

Tác dụng của dòng thơ thứ bảy trong việc thể hiện mạch cảm xúc của bài thơ: .........

.....................................................................................................................................

Trả lời:

Dòng thơ thứ bảy đặc biệt ở chỗ chỉ có 2 tiếng: Đng chí và dấu (!). Nó có vai trò như một bản lề khép lại nội dung cảm xúc ở sáu câu thơ đầu - cội nguồn của tình đồng chí - đồng thời mở ra nội dung cảm xúc ở các câu thơ còn lại - nhũng biểu hiện của tình đồng chí, đồng đội. Hai tiếng đồng chí” vang lên kết hợp với dấu chấm than là tiếng gọi chan chứa tình cảm yêu thương của nhũng người lính dành cho nhau.

Bài tập 6 trang 23 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Cảm nghĩ về hình ảnh người lính được khắc họa trong đoạn thơ từ Ruộng nương anh gửi bạn thân cày đến Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Trả lời:

- Lối nói khẩu ngũ mặc kệ tác dụng nhấn mạnh tinh thần quyết tâm ra đi của người lính. Anh sẵn sàng gửi lại những tài sản quý giá nhất của người nông dân là ruộng nương, là gian nhà tranh đơn sơ để lên đường ra mặt trận.

- Cụm từ gian nhà không, từ láy lung lay miêu tả rõ hơn cuộc sống thiếu thốn, khó khăn của người lính, chí lớn của người lính phảng phất tinh thần của những chiến sĩ quyết ra đi vì chí lớn như trong Đất nước của Nguyễn Đình Thi: Người ra đi đầu khống ngoảnh lại...

Tình đồng chí trước hết biểu hiện ở sự cảm thông sâu sắc những tâm tư, nỗi niềm của nhau. Người lính hiểu đồng đội của mình đi chiến đấu để lại sau lưng những gì yêu quý nhất của quê hương. Dù dứt khoát ra đi nhưng thẳm sâu trong lòng họ là nỗi nhớ quê hương da diết. Ở ngoài mặt trận, họ vẫn xót xa hình dung thấy gian nhà lung lay trong cơn gió mạnh nơi quê nhà xa xôi, cảm nhận được tình thương, nỗi nhớ của người thân.

- Từng cơn ớn lạnh, sốt run người vng trán ướt m hôi: miêu tả những triệu chứng cùa căn bệnh sốt rét rừng, thiếu thuốc men.

- Áo anh rách vai/ Quần tôi có vài mảnh vá/ Miệng cười buốt giá/ Chân không giày: những chi tiết gợi ấn tượng về cuộc sống thiếu thốn của bộ đội ta trong nhũng năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Thiếu quân trang, quân dụng, lương thực, bộ đội phải mặc những bộ quần áo lâu ngày đã rách, vá đi vá lại. Trời lạnh nhưng các anh cũng không có giày để đi. Trời giá buốt khiến môi khô, “miệng cười buốt giá”.

- Tuy nhiên, nỗi cơ cực đã vơi bớt bởi sự chia sẻ của những người đồng đội. Cử chỉ “tay nắm lấy bàn tay” để truyền hơi ấm, sức mạnh cho nhau vượt qua gian khó thể hiện tình thương mến giữa những người lính cùng chung chiến hào đánh giặc.

→ Tình đồng chí còn thể hiện ở sự đồng cam cộng khổ, cảm thông, sẻ chia những khó khăn, gian lao giữa những người lính.

Bài tập 7 trang 24 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Cảm nhận của em về hình ảnh “đầu súng trăng treo”.

Trả lời:

- Hình ảnh thơ mộng và lãng mạn đối lập với hiện thực khốc liệt mà những người lính đang phải trải qua là cảnh rừng đêm hoang vắng, sương muối lạnh lẽo; là nhiệm vụ nguy hiểm, cận kề cái chết. Bối cảnh đó làm nổi bật tình đồng đội của nhũng người lính đang “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”: luôn kề vai sát cánh bên nhau giữa cái giá rét của rừng đêm, giữa sự căng thẳng của những giây phút “chờ giặc tới”; tâm hồn luôn bay bổng, cảm nhận tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên.

- Biểu tượng cho vẻ đẹp phong phú trong thế giới tâm hồn của người lính: vừa là chiến sĩ vừa là thi sĩ, vừa thực tế nhưng cũng rất đỗi mộng mơ.

- Thể hiện ý nghĩa của cuộc chiến mà người lính tham gia: chiến đấu để giành lấy cuộc sống hoà bình cho nhân dân.

- Gợi lên đặc điểm của thơ ca kháng chiến: giàu chất hiện thực và giàu cảm hứng lãng mạn.

Bài tập 8 trang 24 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Đồng chí

Trả lời:

Cảm hứng chủ đạo: Ngợi ca tình đồng chí, đồng đội, tinh thần yêu nước, dũng cảm vượt lên mọi thiếu thốn, gian khổ, hiểm nguy của những người lính.

Bài tập 9 trang 24 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) trình bày cảm nghĩ của em về tình đồng chí được thể hiện trong bài thơ.

Trả lời:

Trong bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu, hai tiếng "đồng chí" vang lên thật thiết tha, cảm động. Với nhan đề Đồng chí, bài thơ đã nói lên được bản chất cách mạng của tình đồng đội, đồng thời cũng nói lên ý nghĩa sâu sắc của tình đồng đội. Câu thơ thứ bảy trong bài thơ cũng chỉ gồm hai tiếng: "Đồng chí". Câu này có ý nghĩa quan trọng trong bố cục của toàn bài. Nó đánh dấu một mốc mới trong mạch cảm xúc và bao hàm những ý nghĩa sâu xa. Sáu câu thơ đầu là tình đồng đội tri kỷ, đến đây được nâng lên thành tình đồng chí thiêng liêng. Đồng chí nghĩa là không chỉ có sự gắn bó thân tình mà còn là cùng chung chí hướng cao cả. Những người đồng chí- chiến sĩ hòa mình trong mối giao cảm lớn lao của cả dân tộc. Gọi nhau là đồng chí thì nghĩa là đồng thời với tư cách họ là những con người cụ thể, là những cá thể, họ còn có tư cách quân nhân, tư cách của "một cây" trong sự giao kết của "rừng cây”, nghĩa là từng người không chỉ là riêng mình. Hai tiếng đồng chí vừa giản dị, thân mật lại vừa cao quý, lớn lao là vì thế.

Thực hành Tiếng Việt trang 24

Bài tập 1 trang 24 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2:

a. Súng bên súng đầu sát bên đầu

Biện pháp tu từ được dùng trong câu thơ trên: ............................................................

Tác dụng: .....................................................................................................................

b. Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Biện pháp tu từ được dùng trong hai câu thơ trên: ......................................................

Tác dụng: .....................................................................................................................

Trả lời:

a. - BPTT: điệp ngữ “súng”, “đầu”; hoán dụ “súng”, “đầu” để chỉ những người lính đồng hành bên nhau.

- Tác dụng: Khắc hoạ hình ảnh những người lính kể vai sát cánh bên nhau cùng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. Đây cũng là một biểu tượng của tình đồng chí giữa những người lính trong thời kì kháng chiến giành độc lập dân tộc.

b. - BPTT: nhân hóa “giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”

- Tác dụng: diễn tả tình thương nỗi nhớ của quê hương, gia đình dành cho người đi xa. Hai dòng thơ làm nổi bật tầm trạng của người lính: Các anh ra đi với một ý chí quyết tâm mạnh mẽ, dứt khoát nhưng trong lòng không thôi xót xa bởi người thân vẫn còn sống trong hoàn cảnh nghèo khó; day dứt bởi biết họ thương nhớ mình khôn nguôi. Tâm tư thầm kín đó chỉ có những người đồng chí cùng cảnh ngộ mới có thể thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ.

Bài tập 2 trang 25 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Từ đồng nghĩa với từ đôi trong câu thơ Anh với tôi đôi người xa lạ là:..............

Có thể thay từ đôi trong câu thơ bằng từ đồng nghĩa đó được không?

Chọn

Có □

Không □

Lí do: ...........................................................................................................................

Trả lời:

- Từ đồng nghĩa với từ đôi trong câu thơ Anh với tôi đôi người xa lạ là: hai

- Không thể thay từ đôi trong câu thơ bằng từ hai.

Chọn

Không

Lí do: Ngoài nghĩa chỉ số lượng giống từ hai, từ đối còn có nghĩa chỉ hai cá thể tương ứng với nhau và làm thành một đơn vị thống nhất vể vai trò, chức năng, không thể tách rời. Trong ngữ cảnh cầu thơ, từ đôi được dùng để chỉ hai người có sự tương đồng (tương đổng vể hoàn cảnh; chung chí hướng, lí tưởng), có chung một nhiệm vụ (chiến đấu giành độc lập cho đất nước).

Bài tập 3 trang 25 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2:

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

a. Nét chung về nghĩa của các cụm từ in đậm trong hai câu thơ trên:

......................................................................................................................................b. Giá trị của nét chung về nghĩa của các cụm từ đó đối với việc thể hiện cảm xúc trong bài thơ: ...............................................................................................................

c. Cụm từ đất cày lên sỏi đá gợi liên tưởng đến thành ngữ: ........................................

Nghĩa của thành ngữ đó: ..............................................................................................

Trả lời:

a. Nét chung vể nghĩa của các cụm từ in đậm trong hai dòng thơ là cùng chỉ những miển quê nghèo, thiên nhiên khắc nghiệt, cuộc sống con người vất vả, khó khăn.

b. Nét chung vể nghĩa của các cụm từ in đậm đã nói lên sự tương đồng vể hoàn cảnh xuất thân giữa nhũng người lính. Đó là một yếu tố giúp những người xa lạ gắn bó thành bạn tầm giao tri kỉ bởi sự tương đồng vẽ hoàn cảnh giúp họ thấu hiểu, cảm thông cho nhau. Qua hai cụm từ đó, người đọc cũng câm nhận được niễm xúc động sâu xa của nhà thơ trước hoàn cảnh sống lam lũ, cực nhọc của nhũng người lính vốn là nông dân chân lấm tay bùn.

c. Cụm từ đất cày lên sỏi đá gợi liền tưởng đến thành ngữ chó ăn đá, gà ăn sỏi.

Nghĩa của thành ngữ chó ăn đá, gà ăn sỏi: chỉ nơi đất đai cằn cỗi, hoang vu.

Bài tập 4 trang 26 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Trong các từ xa lạ, tri kỉ, lung lay, từ ........................................... là từ láy.

Tác dụng của việc sử dụng từ láy đó trong bài thơ Đồng chí: .....................................

Trả lời:

- Từ láy: lung lay

- Tác dụng của việc sử dụng từ láy đó trong bài thơ Đồng chí: Lung lay có nghĩa là lỏng lẻo, rung lắc, nghiêng bên này bên kia, không giữ nguyên thế đứng thẳng. Trong bài thơ Đồng chí, từ lung lay được dùng để miêu tả tình trạng đã cũ, không vững chãi, rung lắc mỗi khi có gió thổi mạnh của gian nhà trống trải, lâu ngày không được tu sửa nơi quê nhà của người lính. Từ đó, nói lên nỗi niềm xót xa thầm kín của người lính khi đi xa, để lại người thân chật vật lo toan cuộc sống vất vả, thiếu thốn nơi quê nhà.

Văn bản 2: Lá đỏ

Bài tập 1 trang 26 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Điền vào bảng sau thông tin về những đặc điểm của thể thơ tự do được thể hiện trong bài thơ Lá đỏ.

Đặc điểm

Tác dụng

trong việc thể hiện nội dung

Số tiếng trong mỗi dòng

....................................................

....................................................

....................................................

....................................................

Số dòng trong mỗi khổ

....................................................

....................................................

....................................................

....................................................

Vần thơ

....................................................

....................................................

....................................................

....................................................

Nhịp thơ

....................................................

....................................................

....................................................

....................................................

Trả lời:

Đặc điểm

Tác dụng

trong việc thể hiện nội dung

Số tiếng trong mỗi dòng

Tự do, linh hoạt, dòng sáu tiếng, dòng bảy tiếng.

Miêu tả (dù chỉ vài nét chẩm phá) hết sức sinh động hình ảnh Trường Sơn những năm khói lửa, hình ảnh đoàn quần ra trận, hình ảnh người “em gái tiền phương” cũng như niềm xúc động sầu xa, niểm tin và hi vọng cùa nhà thơ vào thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến.

Số dòng trong mỗi khổ

Bốn khổ, số dòng linh hoạt trong mỗi khổ.

Vần thơ

hai khổ đầu gieo vần chân (gió - đỏ, hương - trường), hai khổ cuối không gieo vần.

Nhịp thơ

Nhịp thơ không tuần theo một quy tắc nhất định, dòng ngắt nhịp 2/2/2, dòng ngắt nhịp 4/3, dòng ngắt nhịp 3/3,...

Nhịp thơ linh hoạt, phù hợp với cảm xúc của nhà thơ cũng như đối tượng miêu tả.

Bài tập 2 trang 26 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Bài thơ thể hiện cảm xúc trước một cuộc hội ngộ rồi chia li trong niềm tin gặp lại.

Người bộc lộ cảm xúc là ...............................................................

Đó là cuộc gặp gỡ giữa ................................................................................................

với ........................................................................................................

Trả lời:

- Người bộc lộ cảm xúc: Người kể lại câu chuyện - một người lính trên đường hành quân thần tốc vào chiến trường, chuẩn bị cho chiến dịch mùa xuân năm 1975.

- Đó là cuộc gặp gỡ giữa anh với một cô thanh niên xung phong đang làm nhiệm vụ trên tuyến đường Trường Sơn. Đó là một cô gái trong hàng ngàn, hàng vạn người phụ nữ đã tham gia cuộc kháng chiến toàn dân. Họ không tiếc tuổi xanh, hi sinh tất cả vì đất nước, vì nhân dân.

Bài tập 3 trang 27 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Cuộc gặp gỡ diễn ra trong không gian:

- Cuộc gặp gỡ diễn ra trong không gian: .....................................................................

- Bối cảnh lịch sử và những con đường hành quân ra trận trong những năm chiến tranh được nhận biết qua không gian đó: ....................................................................

Trả lời:

- Cuộc gặp gỡ diễn ra trên đỉnh Trường Sơn “lộng gió”, “rừng lạ ào ào lá đỏ’’ “bụi Trường Sơn nhoà trời lửa.

- Bối cảnh lịch sử và những con đường hành quân ra trận trong những năm chiến tranh được nhận biết qua không gian đó: khung cảnh rừng Trường Sơn khoáng đạt, gợi ấn tượng vùa lãng mạn vừa hào hùng, dữ dội với những vẻ đẹp lạ lùng của rừng lá đỏ, những trận mưa lá đổ ào ào như trút trong gió lộng trên những đỉnh núi cao giữa mùa thu của đại ngàn Trường Sơn, lửa bụi chiến tranh bay nhoà trời,... Tất cả gợi lên một khung cảnh Trường Sơn trong những năm tháng không thể nào quên. Đó là thời điểm cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ bước vào giai đoạn khốc liệt, lúc toàn quân và dân ta đang dồn súc cho tiền tuyến, quyết tâm thống nhất đất nước.

Bài tập 4 trang 27 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Cảm nhận của em về hình ảnh đoàn quân trên đường ra tiền tuyến trong bài thơ:

- Cảm nhận của em về hình ảnh đoàn quân trên đường ra tiền tuyến trong bài thơ:

........................................................................................

- Những câu thơ miêu tả hình ảnh đoàn quân ra trận mà em từng đọc:

........................................................................................

Trả lời:

- Cảm nhận về hình ảnh đoàn quân trên đường ra tiền tuyến trong bài thơ: Hình ảnh “Đoàn quân vẫn đi vội gợi lên không khí hành quân hào hùng, thần tốc trong khung cảnh “Bụi Trường Sơn nhoà trời lửa”. Từ láy vội vã đã làm nổi bật tinh thần khẩn trương, tranh thủ từng phút giây hành quân ra tiền tuyến cho kịp bước vào trận chiến cuối cùng; bất chấp gian khổ, hiểm nguy. Hình ảnh đoàn quân đi vội vã cũng là biểu tượng kết tinh của tinh thần, ý chí, khát vọng chiến thắng, khát vọng độc lập, thống nhất của cả dân tộc.

- Những câu thơ miêu tả hình ảnh đoàn quân ra trận trong thơ văn:

Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan.

(Việt Bắc - Tố Hữu)

Bài tập 5 trang 27 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Nhận xét về các chi tiết miêu tả hình ảnh “em gái tiền phương” trong bài thơ:

...............................................................................................................

Trả lời:

Hình ảnh “em gái tiền phương” hiện lên qua những chi tiết: Em đứng bên đường như quê hương; Vai áo bạc quàng súng trường, gợi cảm giác vừa thần thương, dịu dàng, gần gũi, giản dị; vừa kiên cường, dũng cảm, vũng vàng khi làm nhiệm vụ:

- Hình ảnh “em gái tiền phương” được so sánh “như quê hương” trở thành biểu tượng của quê hương, đất nước.

- “Em gái tiền phương” là một cô thanh niên xung phong. Hình ảnh ấy biểu tượng cho cuộc chiến tranh nhân dân của dân tộc, cho khát vọng độc lập, hoà bình của toàn dân.

Bài tập 6 trang 28 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Điền thông tin vào sơ đồ sau để thể hiện mạch cảm xúc của bài thơ:

Mối liên hệ giữa mạch cảm xúc với hình ảnh lá đỏ và rừng lá đỏ trong bài thơ:

.......................................................................

Trả lời:

Điền thông tin vào sơ đồ sau để thể hiện mạch cảm xúc của bài thơ

Mối liên hệ giữa mạch cảm xúc với hình ảnh lá đỏ và rừng lá đỏ trong bài thơ: Mỗi chiếc lá gợi liên tưởng tới một cá nhân, cả rừng lá đỏ ào ào gợi lên hình ảnh hào hùng của cả dân tộc, đất nước. Tô đậm hình ảnh lá đỏ, nhà thơ như muốn nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa sự đóng góp của mỗi cá nhân vào thắng lợi vĩ đại của cuộc chiến tranh nhân dân.

Bài tập 7 trang 28 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ Lá đỏ: ..........

Trả lời:

Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ Lá đỏ: ngợi ca tinh thần yêu nước, những đóng góp lớn lao của những người anh hùng chưa biết tên để tạo nên sức mạnh dân tộc, góp phần làm nên chiến thắng trong những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.ac

Bài tập 8 trang 28 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Bài thơ thể hiện niềm tin và hi vọng về thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến

Chọn

Đúng □

Sai □

Lí do:

.......................................................................

.......................................................................

Trả lời:

Chọn

Đúng

Sai

Lí do:

- Dòng thơ “Chào em em gái tiền phương/ Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn”: Đây là lời chào tạm biệt của người lính dành cho người em gái tiền phương nhưng cũng hàm chứa trong đó niềm tin và hi vọng vào chiến thắng tất yếu của cuộc kháng chiến.

- Niềm tin này có căn cứ, dựa trên cơ sở thực tế. Đó là sự đồng lòng quyết tâm dồn sức mạnh toàn quân, toàn dân vào cuộc chiến. Đồng thời, đây cũng là động lực làm nên sức mạnh cho cả dân tộc bước tiếp trên những chặng đường cuối cùng của cuộc kháng chiến trường kì, gian khổ và đi đến thắng lợi vĩ đại, mang lại độc lập, tự do, hoà bình cho đất nước.

Bài tập 9 trang 28 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về hình ảnh “em gái tiền phương” trong bài thơ.

Trả lời:

Kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt, không biết bao nhiêu con người đã ngã xuống. Hình ảnh “em gái tiền phương” thật nhỏ bé giữa rừng Trường Sơn bạt ngàn, lộng gió. Nhưng đồng thời lại mang đến cảm giác thân thương, gần gũi qua vai áo bạc, quàng súng trường - như quê hương; với dáng đứng vững vàng bên đường khi làm nhiệm vụ. Hình ảnh ấy là một biểu tượng về cuộc chiến tranh nhân dân. Hình ảnh “em gái tiền phương” là những nữ chiến sĩ giao liên hay cô gái thanh niên xung phong. Họ không tiếc tuổi xuân, không sợ nguy hiểm mà đã ra trận. Họ ra đi với tinh thần " Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai". Sự có mặt của cô gái trên đỉnh Trường Sơn nơi tuyến đầu Tổ quốc đã nhắc với mai sau về cuộc chiến đấu toàn dân tham gia, trong đó có sự đóng góp những người con gái trẻ trung xinh đẹp mảnh mai nhưng vô cùng dũng cảm, gan dạ. Trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn đó nhưng những cô gái ấy vẫn trung kiên không sợ gì hết, những lúc nghỉ ngơi họ vẫn không ngới tiếng cười vang.

Văn bản 3: Những ngôi sao xa xôi

Bài tập 1 trang 29 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Câu chuyện được kể bằng lời của .............., là người kể chuyện ngôi thứ .....

Tác dụng của ngôi kể trong việc thể hiện nội dung câu chuyện: ................................

Trả lời:

- Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật chính - Phương Định, là người kể chuyện ngôi thứ nhất.

- Tác dụng: tạo điểm nhìn phù hợp dễ dàng tái hiện hiện thực khốc liệt của chiến tranh, tâm hồn con người.

Bài tập 2 trang 29 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Không gian, thời gian diễn ra câu chuyện.

Trả lời:

- Không gian: một cao điểm thường xuyên bị máy bay địch bắn phá bằng đủ các loại bom trên tuyến đường Trường Sơn. Đường bị đánh, thần cầy bị tước khô cháy...

- Thời gian: Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ đang trong thời điểm cam go, ác liệt nhất.

Bài tập 3 trang 29 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Tóm tắt những sự kiện chính trong đoạn trích.

Trả lời:

Sự kiện chính:

1. Ba cô gái thanh niên xung phong làm nhiệm vụ phá bom trên cao điểm ác liệt. Họ đang làm việc riêng theo ý thích trong chiếc hang và trò chuyện về ước mơ sau chiến tranh.

2. Máy bay ném bom, ba cô gái ra đường phá bom. Bom nổ, Nho bị thương. Phương Định và Thao chăm sóc vết thương cho Nho.

3. Một cơn mưa đá đột ngột trút xuống cao điểm khiến ba cô gái thích thú, Ngắm mưa, Phương Định nhớ về thành phố tuổi thơ.

4. Một đêm yên tĩnh, Phương Định và Nho ngắm nhìn đoàn quân ra trận, tình yêu đồng đội trào dâng.

Bài tập 4 trang 30 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Nhân vật chính trong truyện gồm:

.......................................................................

Cảm nhận của em về nét chung khiến các nhân vật gắn bó với nhau như trong gia đình và nét riêng của mỗi người:

Điểm giống nhau giữa ba cô gái

Điểm riêng

của mỗi người

Phương Định

Nho

Thao

Nhận xét chung

về các nhân vật

Trả lời:

- Nhân vật chính gồm: Phương Định, Nho, Thao

Điểm giống nhau giữa ba cô gái

- Yêu quê hương, đất nước.

- Dũng cảm, kiên cường, trách nhiệm với công việc.

- Giàu ước mơ, tâm hồn nhạy cảm, lãng mạn.

- Yêu đồng chí, đồng đội.

Điểm riêng

của mỗi người

Phương Định

Nho

Thao

- Hồn nhiên, trẻ trung, lạc quan.

- Tự tin, tự hào về bản thân.

- Mơ mộng, lãng mạn.

- Trẻ trung, hồn nhiên.

- Rắn rỏi, bản lĩnh, mạnh mẽ, có phần ngang tàng khi đối diện với cái chết.

- Cương quyết, táo bạo, bình tĩnh trong chiến đấu.

- Sợ máu và vắt.

- Thích hát nhưng không thuộc lời, hay hát sai.

Nhận xét chung

về các nhân vật

Họ là những thanh niên xung phong tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến.

Bài tập 5 trang 30 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Những suy nghĩ của em về tuổi trẻ Việt Nam trong những năm chiến tranh được gợi lên qua hình ảnh “em gái tiền phong” trong bài thơ Lá đỏ và những nữ thanh niên xung phong trong truyện Những ngôi sao xa xôi.

Trả lời:

Hình ảnh “em gái tiền phương” trong bài thơ Lá đỏ và những nữ thanh niên xung phong trong truyện Những ngôi sao xa xôi gợi lên những suy nghĩ rất sâu sắc về tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến Mĩ: Họ là những con người rất hồn nhiên, ham học hỏi nhưng cũng rất dũng cảm, sẵn sàng làm bất cứ công việc gì vì tương lai đất nước, tổ quốc. Họ không ngại hiểm nguy, gian khó, luôn hướng tới mục tiêu tự do, độc lập dân tộc mà phấn đấu, nỗ lực hết mình.

Thực hành Tiếng Việt trang 31

Bài tập 1 trang 31 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong các trường hợp:

Trường hợp

Biện pháp tu từ

Tác dụng

a. Em đứng bên đường

như quê hương.

b. Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn, trông như một con sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về xứ sở thần tiên.

c. Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi. Cao xạ đang bắn.

d. Nho vẫn thì thầm. Nó cũng đang ở trạng thái như tôi. Yêu tất cả. Tình yêu của những con người trong khói lửa. Tình yêu độ lượng, tha thiết, vô tư mà kẻ độc quyền có nó trong tim là những người chiến sĩ.

e. Máy bay trinh sát vẫn nạo vét sự yên lặng của núi rừng.

Trả lời:

Trường hợp

Biện pháp tu từ

Tác dụng

a. Em đứng bên đường

như quê hương.

So sánh “em đứng bên đường như quê hương”

Gợi lên hình ảnh người em gái thanh niên xung phong gần gũi, thân thương, mang bóng dáng bình dị của quê nhà. Gặp em, người lính như gặp lại quê nhà và vì thế, các anh như được tiếp thêm sức mạnh trong những chặng đường hành quân phía trước.

b. Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn, trông như một con sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về xứ sở thần tiên.

So sánh “trông như một con sông nước đen”; “như những ngôi sao...”

Gợi lên những hình ảnh đẹp vừa bí ẩn (như một con sông nước đen) vừa lung linh, huyền ảo (như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thn tiên) qua đôi mắt trẻ thơ trong kí ức của Phương Định, một cô gái Hà Nội mộng mơ. Những hình ảnh đó đối lập với thực tại khốc liệt, gián tiếp tố cáo chiến tranh, đồng thời nói lên ý nghĩa sự dấn thần cao cả của tuổi trẻ trong những năm kháng chiến.

c. Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi. Cao xạ đang bắn.

Điệp từ “và” xuất hiện 4 lần

Liệt kê, nhấn mạnh sự hiện diện của từng sự vật, con người nhằm khẳng định tính chất vắng vẻ đến bất ngờ của cao điểm - sự vắng vẻ đáng sợ khiến con người cảm thấy cô đơn trong không gian mênh mông.

d. Nho vẫn thì thầm. Nó cũng đang ở trạng thái như tôi. Yêu tất cả. Tình yêu của những con người trong khói lửa. Tình yêu độ lượng, tha thiết, vô tư mà kẻ độc quyền có nó trong tim là những người chiến sĩ.

Điệp từ “tình yêu: xuất hiện 2 lần.

Nhấn mạnh, tô đậm tình cảm trào dâng mãnh liệt trong trái tim của Nho, của Phương Định dành cho những người lính đang hành quân ra mặt trận; cũng là tình cảm của những người lính dành cho nhau trong khói lửa chiến tranh.

e. Máy bay trinh sát vẫn nạo vét sự yên lặng của núi rừng.

Nhân hóa “nạo vét sự yên lặng của núi rừng”

Diễn tả trạng thái âm thanh sắc lạnh của máy bay trinh sát đang quần đảo, phá tan sự yên lặng, thanh bình của núi rừng, từ đó, gợi tính chất khốc liệt của cao điểm - nơi ba cô gái đang làm nhiệm vụ phá bom mở đường.

Bài tập 2 trang 32 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Xác định từ ngữ đồng nghĩa thay thế cho từ ngữ in đậm trong các câu thơ, câu văn và nhận xét về giá trị biểu đạt của những từ ngữ được tác giả sử dụng:

Ngữ liệu

Từ ngữ

đồng nghĩa

thay thế từ ngữ

in đậm

Nhận xét về giá trị biểu đạt của những từ ngữ in đậm

a. Gặp em trên cao lộng gió

Rừng lạ ào ào lá đỏ

b. Đoàn quân vẫn đi vội vã

Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa.

c. Cười thì hàm răng trắng lóa trên khuôn mặt nhem nhuốc

Trả lời:

Ngữ liệu

Từ ngữ

đồng nghĩa

thay thế từ ngữ

in đậm

Nhận xét về giá trị biểu đạt của những từ ngữ in đậm

a. Gặp em trên cao lộng gió

Rừng lạ ào ào lá đỏ

- Gió lộng, gió mạnh

- rào rào

- Miêu tả gió thổi mạnh do ở trên cao hoặc nơi trống trải; giúp người đọc cảm nhận được không gian cao rộng, khoáng đạt.

- Vừa gợi hình vừa gợi thanh: miêu tả được tiếng gió thổi mạnh trong rừng lá đồng thời gợi hình ảnh lá rụng nhiễu, nhanh như thác đổ, cộng hưởng với không khí hành quân hối hả.

b. Đoàn quân vẫn đi vội vã

Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa.

- hối hả, khẩn trương

- Nhòe

- Gợi hình ảnh đoàn quân hành quân gấp gáp, tranh thủ từng giầy phút cho kịp chiến dịch, với tầm trạng có phần căng thẳng, lo âu trước một sự kiện trọng đại.

- Tái hiện không gian Trường Sơn: bụi cuốn dày đặc hoà vào bầu trời đầy khói lửa, làm nổi bật tính chất khốc liệt của chiến tranh.

c. Cười thì hàm răng trắng lóa trên khuôn mặt nhem nhuốc

Trắng tinh, trắng bóng

Miêu tả được cả sắc màu và hiệu ứng ánh sáng: màu trắng như toả sáng trên nền đen là khuôn mặt lấm bùn đất.

Bài tập 3 trang 32 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Sự khác biệt về ý nghĩa giữa câu trong văn bản và câu thay đổi cấu trúc:

STT

Câu trong văn bản

Câu thay đổi cấu trúc

Sự khác nhau về ý nghĩa

1

Sốt ruột, tôi chạy ra ngoài một tí

Tôi sốt ruột, chạy ra ngoài một tí.

2

Xung quanh cao điểm vắng vẻ này có bao nhiêu là người.

Có bao nhiêu là người xung quanh cao điểm vắng vẻ này.

3

Chỉ cần chúng tôi bắn một phát súng báo hiệu yêu cầu giúp đỡ là họ sẽ chạy đến ngay.

Họ sẽ chạy đến ngay nếu chúng tôi bắn một phát súng báo hiệu yêu cầu giúp đỡ.

4

Uống sữa xong, Nho ngủ.

Nho uống sữa xong rồi ngủ

Trả lời:

STT

Câu trong văn bản

Câu thay đổi cấu trúc

Sự khác nhau về ý nghĩa

1

Sốt ruột, tôi chạy ra ngoài một tí

Tôi sốt ruột, chạy ra ngoài một tí.

- Câu trong VB sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ nhằm nhấn mạnh trạng thái sốt ruột - nguyên nhân của hành động chạy ra ngoài của nhân vật tôi, từ đó làm nổi bật tâm trạng lo lắng cho sự an toàn của đồng đội của Phương Định.

2

Xung quanh cao điểm vắng vẻ này có bao nhiêu là người.

Có bao nhiêu là người xung quanh cao điểm vắng vẻ này.

- Câu gốc của VB: nói về không gian trước, con người trong không gian đó sau.

- Câu đổi cấu trúc nói vể người trước, không gian sau. => Câu gốc có ý nhấn mạnh sự hiện diện của những người đồng chí, đồng đội xung quanh cao điểm. Các cô gái trên cao điểm không cô đơn.

3

Chỉ cần chúng tôi bắn một phát súng báo hiệu yêu cầu giúp đỡ là họ sẽ chạy đến ngay.

Họ sẽ chạy đến ngay nếu chúng tôi bắn một phát súng báo hiệu yêu cầu giúp đỡ.

- Cách diễn đạt của câu trong VB nêu điều kiện trước, kết quả sau.

- Câu đổi cấu trúc nêu kết quả trước, điều kiện sau.

=> Câu gốc nhấn mạnh tính chất kịp thời trong việc hỗ trợ cao điểm của những người đồng chí.

4

Uống sữa xong, Nho ngủ.

Nho uống sữa xong rồi ngủ

Cấu trúc câu trong VB và cấu trúc câu đã thay đổi đều phù hợp với thứ tự các hành động của nhân vật (uống sữa, ngủ). Tuy nhiên, trong câu đã thay đổi cấu trúc, chủ thể (Nho) được đưa lên đầu câu, làm cho trọng tâm thông tin không còn là các hành động nối tiếp nhau (uống sữa, ngủ) như câu trong VB mà là chủ thể (Nho).

Văn bản 4: Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Bài tập 1 trang 33 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Nhận xét về số tiếng trong mỗi dòng, số dòng trong mỗi khổ, vần, nhịp của bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

Trả lời:

- Số tiếng trong mỗi dòng: không cố định

- Số dòng trong mỗi khổ: 4 dòng

- Vần chân (tim - chim, già - ha, rơi - tới,...)

- Nhịp thơ linh hoạt.

Bài tập 2 trang 33 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Đặc điểm của hình ảnh những chiếc xe không kính.

Trả lời:

- Những chiếc xe không kính vốn không phải vì không có kính, mà trải qua những năm tháng bom rơi, bão đạn khiến kính của chúng bị vỡ đi.

- Không chỉ một chiếc xe mà là “tiểu đội” - đơn vị quân đội nhỏ nhất: Đây không phải là một trường hợp hy hữu mà là hoàn cảnh chung của những chiếc xe vận chuyển trên tuyến đường Trường Sơn. Tiểu đội xe không kính được tác giả khắc họa cũng chỉ là một trong rất nhiều tiểu đội như vậy.

=> Nổi bật lên sự khốc liệt của chiến tranh, sự hiểm nguy nơi chiến trường và tinh thần lạc quan của người lính lái xe.

Bài tập 3 trang 33 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Vẻ đẹp của hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.

Trả lời:

* Tư thế của người lính khi đối mặt với khó khăn:

- Tư thế của người lính lái xe: “Ung dung buồng lái ta ngồi/Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”: Cho thấy tư thế hiên ngang, chủ động sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy. Trong mưa bom, bão đạn nhưng họ vẫn nhìn thẳng về con đường phía trước.

- Những chiếc xe không kính khiến cho những khó khăn càng thêm khắc nghiệt hơn: ...gió vào xoa mắt đắng/...con đường chạy thẳng vào tim/ ...sao trời và đột ngột cánh chim.

=> Tất cả như “sa”, “ùa” vào buồng lái. Nhưng người lính vẫn không sợ hãi mà hiên ngang đối mặt với mọi thứ.

* Tinh thần lạc quan:

- Họ phải đối mặt với khó khăn khi chiếc xe không có kính: “ừ thì có bụi”, “ừ thì ướt áo”.

- Nhưng thái độ trước những khó khăn: “không có… ừ thì” cho thấy một thái độ sẵn sàng chấp nhận mọi khó khăn của người lính.

- Hình ảnh người lính “nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” hay “gió lùa khô mau thôi”: cho thấy một tinh thần vui vẻ, yêu đời bất chấp những gian khổ phải đối mặt.

* Tình đồng đội gắn bó:

- Họ “bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”: chi tiết phản ánh chân thực tình cảm của người lính, qua cái bắt tay người lính tiếp thêm cho nhau sức mạnh, động lực để tiếp tục những chặng đường phía trước.

- “Bếp Hoàng Cầm dựng đứng giữa trời”: Cuộc chiến tranh khốc liệt khiến họ phải dựng bếp ăn giữa trời, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày vất vả.

- “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”: Họ gắn bó giống như những người thân trong gia đình, gắn bó với nhau thân thiết như tình cảm ruột thịt.

- Trên hành trình không ấy, họ chỉ có thể nghỉ ngơi trên những chiếc võng.

- Nhưng họ vẫn lạc quan: “Lại đi, lại đi trời xanh thêm”: Điệp từ “lại đi” giống như nhịp bước hành quân của người lính trên đường hành quân.

- Hình ảnh “trời xanh thêm”: tinh thần lạc quan, yêu đời hướng về tương lai phía trước.

* Ý chí, tình yêu dành cho Tổ quốc:

- Hai câu đầu vẫn là những khó khăn từ những chiếc xe: không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước...

- Nhưng khó khăn ấy chẳng thể cản nổi ý chí của người lính: xe vẫn cứ chạy vì miền Nam phía trước, vì niềm tin tất thắng và nước nhà sẽ thống nhất.

- Chỉ cần trong xe có một trái tim: hình ảnh “một trái tim” là hình ảnh hoán dụ, chỉ người lính. Trái tim họ luôn căng tràn sự sống, cũng như sôi sục lòng căm thù giặc sâu sắc. Trái tim còn tượng trưng cho nhiệt huyết cách mạng, lòng trung thành với Đảng và tình yêu nước sâu đậm của người lính.

Bài tập 4 trang 34 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Mạch cảm xúc của bài thơ.

Trả lời:

Mạch cảm xúc: Được gợi ra từ hình ảnh những chiếc xe không kính. Qua đó, tác giả đã khắc họa tinh thần lạc quan, tư thế hiên ngang của những người lính lái xe cũng như tình đồng đội gắn bó của họ. Cuối cùng bài thơ khép lại với lòng yêu nước, ý chí quyết tâm chiến đấu vì miền Nam, vì tổ quốc.

Bài tập 5 trang 34 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2: Đặc điểm ngôn ngữ của bài thơ.

Trả lời:

- Gần gũi, giản dị, sử dụng nhiều khẩu ngữ, vui vẻ, tếu táo.

Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

B. Thực hành viết (trang 34)

C. Thực hành nói và nghe (trang 36)

D. Thực hành củng cố, mở rộng (trang 37, 38)

Thực hành đọc mở rộng (trang 38)

1 1,208 01/01/2024


Xem thêm các chương trình khác: