TOP 2 mẫu Suy nghĩ về văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam (2024) SIÊU HAY
Suy nghĩ về văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam lớp 7 Cánh diều gồm dàn ý và 2 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 7 hay hơn.
Suy nghĩ về văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam, trong đó có sử dụng ít nhất một vị ngữ và một chủ ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị.
Suy nghĩ về văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam (mẫu 1)
Văn bản “Thiên nhiên và con người trong Đất rừng phương Nam” là một tác phẩm nghị luận xuất sắc đã làm rõ được vốn hiểu biết phong phú và tình cảm gắn bó của Đoàn Giỏi với con người, thiên nhiên nơi miền Cửu Long Giang rộng lớn. Hệ thống lý lẽ và dẫn chứng mạch lạc, sắc nét đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp của tác phẩm Đất rừng phương Nam đồng thời cho thấy tài năng kể và tả kiệt xuất của tác giả Đoàn Giỏi. “Thiên nhiên và con người trong Đất rừng phương Nam” quả là một bài nghị luận sâu sắc có nhiều điểm em cần phải học hỏi.
Suy nghĩ về văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam (mẫu 2)
Qua văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam ta thấy được vốn hiểu biết sâu rộng về các loài vật, thiên nhiên của nhà văn Đoàn Giỏi trong truyện Đất rừng phương Nam. Có thể thấy, Đoàn Giỏi đã từng viết nhiều sách về các con vật và các tác phẩm của ông không chỉ cung cấp kiến thức về các sinh vật mà còn kể những mẩu chuyện có thật, sinh động, xen lẫn những huyền thoại có xuất xứ. Ông đã đem đến cho người đọc những hiểu biết về cảnh vật, cây cối, con vật. Không chỉ đem đến hiểu biết mà những chi tiết miêu tả khơi gợi những cảm xúc ở người đọc như miêu tả “ba ba to bằng cái nia, kì đà lớn hơn chiếc xuồng tam bản, cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi”. Những dẫn chứng cụ thể, giàu hình ảnh, sinh động đã làm sáng tỏ lí lẽ, đem đến ngạc nhiên cho người đọc. Tác giả Bùi Hồng còn đưa ra những câu văn được trích dẫn trong tác phẩm Đất rừng phương Nam. Những chi tiết đó làm cho người đọc vừa ngây ngất, say mê trước vẻ đẹp của khung cảnh: “Những thân cây tràm… xanh thẳm không cùng…” vừa thấy choáng ngợp với sự hùng vĩ: “nước ầm ầm đổ ra biển… trường thành vô tận…”. Như vậy, tác giả đã đưa ra những nhận định đúng đắn, giúp người đọc hiểu hơn về vẻ đẹp của Đất rừng phương Nam. Để làm sáng tỏ lí lẽ của mình, tác giả nêu rõ những dẫn chứng được trích dẫn từ trong tiểu thuyết của Đoàn Giỏi. Hẳn phải rất yêu thích và hiểu rõ về tác phẩm, Bùi Hồng mới có thể đưa ra những nhận định chính xác và thuyết phục đến như vậy.
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Toán 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Toán 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Toán 7 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 7 - Explore English
- Giải sgk Tiếng Anh 7 – ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 7 i-learn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 7 iLearn Smart World theo Unit có đáp án
- Giải sbt Tiếng Anh 7 - ilearn Smart World
- Giải sgk Lịch sử 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Lịch sử 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Lịch sử 7 – Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Địa lí 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Địa lí 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Địa lí 7 – Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Tin học 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Tin học 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Cánh Diều