TOP 15 câu Trắc nghiệm Sulfuric acid và muối sulfate (Kết nối tri thức 2024) có đáp án - Hóa 11

Bộ 15 bài tập trắc nghiệm Hóa 11 Bài 8: Sulfuric acid và muối sulfate có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Hóa 11 Bài 8.

1 307 31/01/2024


Trắc nghiệm Hóa 11 Bài 8: Sulfuric acid và muối sulfate - Kết nối tri thức

Câu 1: Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các kim loại thuộc dãy nào sau đây?

A. Cu, Na.

B. Ag, Zn.

C. Mg, Al.

D. Au, Pt.

Đáp án đúng là: C

Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các kim loại thuộc dãy Mg, Al.

A sai vì Cu không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng.

B sai vì Ag không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng.

D sai vì Au, Pt không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng.

Câu 2: Dung dịch sulfuric acid loãng tác dụng được với 2 chất trong dãy nào sau đây?

A. S và H2S.

B. Fe và Fe(OH)3.

C. Cu và Cu(OH)2.

D. C và CO2.

Đáp án đúng là: B

Dung dịch sulfuric acid loãng tác dụng được với 2 chất Fe và Fe(OH)3

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O

Câu 3: Trong các phản ứng sau đây, ở phản ứng nào acid H2SO4 là acid loãng?

A. 2H2SO4 + C → 2SO2 + CO2 + 2H2O.

B. H2SO4 + 2Na → Na2SO4 + H2

C. 2H2SO4 + S → 3SO2 + 2H2O.

D. 6H2SO4 + 2Fe → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O.

Đáp án đúng là: B

A, C, D sai vì acid H2SO4 thể hiện tính oxi hoá.

Câu 4: Dãy chất nào sau đây gồm những chất đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?

A. Cu, ZnO, NaOH, CaOCl2.

B. CuO, Fe(OH)­2, Al, NaCl.

C. Mg, ZnO, Ba(OH)2, CaCO3.

D. Na, CaCO3, Mg(OH)2, BaSO4.

Đáp án đúng là: C

A sai vì Cu không phản ứng với H2SO4 loãng.

B sai vì NaCl không phản ứng với H2SO4 loãng.

D sai vì BaSO4 không phản ứng với H2SO4 loãng.

Câu 5: Acid H2SO4 loãng tác dụng với Fe tạo thành sản phẩm:

A. Fe2(SO4)3 và H2.

B. FeSO4 và H2.

C. FeSO4 và SO2.

D. Fe2(SO4)3 và SO2.

Đáp án đúng là: B

Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2

Câu 6: Số oxi hóa của S trong phân tử H2SO4

A. +2.

B. +4.

C. +6.

D. -2.

Đáp án đúng là: C

Số oxi hóa của S trong phân tử H2SO4 là +6.

Câu 7: Người ta nung nóng Cu với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Khí sinh ra có tên gọi là

A. Khí oxygen.

B. Khí hydrogen.

C. Khí carbonic.

D. Khí sulfur dioxide.

Đáp án đúng là: D

Cu+2H2SO4dt°CuSO4+SO2+2H2O

Câu 8: Các khí sinh ra trong thí nghiệm phản ứng của saccharose (C12H22O11) với dung dịch H2SO4 đặc bao gồm:

A. H2S và CO2.

B. H2S và SO2.

C. SO3 và CO2.

D. SO2 và CO2.

Đáp án đúng là: D

C12H22O11H2SO412C+11H2O

C+2H2SO4dCO2+2SO2+2H2O

Câu 9: Tính chất nào sau đây không phải tính chất của dung dịch sulfuric acid đặc?

A. Tính háo nước.

B. Tính oxi hóa.

C. Tính acid.

D. Tính khử.

Đáp án đúng là: D

Tính chất của dung dịch sulfuric acid đặc là tính háo nước, tính acid và tính oxi hoá.

Câu 10: Phản ứng nào sau đây không đúng?

A. 2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2.

B. 2Fe + 3H2SO4 Fe2(SO4)3 + 3H2.

C. Fe + H2SO4 FeSO4 + H2.

D. Pb + H2SO4 PbSO4 + H2.

Đáp án đúng là: B

Vì Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Câu 11: Phản ứng nào dưới đây không đúng?

A. H2SO4 đặc + FeO FeSO4 + H2O.

B. H2SO4 đặc + 2HI I2 + SO2 + 2H2O.

C. 2H2SO4 đặc + C CO2 + 2SO2 + 2H2O.

D. 6H2SO4 đặc + 2Fe Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O.

Đáp án đúng là: A

Vì 4H2SO4 đặc + 2FeO → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O

Câu 12: Cho các phát biểu sau:

(a) Sulfuric acid đặc có tính háo nước, gây bỏng nặng khi tiếp xúc với da tay.

(b) Khi pha loãng sulfuric acid đặc cần cho từ từ nước vào acid, không làm ngược lại gây nguy hiểm.

(c) Khi bị bỏng sulfuric acid đặc, điều đầu tiên cần làm là xả nhanh chỗ bỏng với nước lạnh.

(d) Sulfuric acid loãng có tính oxi hóa mạnh, khi tác dụng với kim loại không sinh ra khí hydrogen.

(e) Thuốc thử nhận biết sulfuric acid và muối sulfate là ion Ba2+ trong BaCl2, Ba(OH)2, Ba(NO3)2.

Số phát biểu đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: C

(b) sai vì khi pha loãng sulfuric acid đặc cần cho từ từ acid vào nước, không làm ngược lại gây nguy hiểm.

(d) sai vì sulfuric acid loãng có tính acid mạnh, khi tác dụng với kim loại sinh ra khí hydrogen.

Câu 13: Để pha loãng dung dịch H2SO4 đặc, người ta dùng cách nào sau đây?

A. Rót nhanh dung dịch H2SO4 đặc vào nước.

B. Rót từ từ nước vào dung dịch H2SO4 đặc.

C. Rót từ từ dung dịch H2SO4 đặc vào nước, khuấy đều.

D. Rót nhanh nước vào H2SO4 đặc, đun nóng.

Đáp án đúng là: C

Để pha loãng dung dịch H2SO4 đặc, người ta dùng cách rót từ từ dung dịch H2SO4 đặc vào nước, khuấy đều.

Câu 14: Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. H2SO4 đặc là chất hút nước mạnh.

B. Khi tiếp xúc với H2SO4 đặc dễ gây bỏng nặng.

C. H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất chung của acid.

D. Khi pha loãng sulfuric acid chỉ được cho từ từ nước vào acid.

Đáp án đúng là: D

Vì khi pha loãng sulfuric acid chỉ được cho từ từ acid vào nước và tuyệt đối không làm ngược lại.

Câu 15: Để pha loãng H­2SO4 đặc cách làm nào sau đây đúng?

Trắc nghiệm Hóa học 11 Kết nối tri thức Bài 8 (có đáp án): Sulfuric acid và muối sulfate

A. cách 1.

B. cách 2.

C. cách 3.

D. cách 1 và 2.

Đáp án đúng là: A

Để pha loãng dung dịch H2SO4 đặc, người ta dùng cách rót từ từ dung dịch H2SO4 đặc vào nước, khuấy đều.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Hóa 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Hóa 11 Bài 9: Ôn tập chương 2

Trắc nghiệm Hóa 11 Bài 10: Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ

Trắc nghiệm Hóa 11 Bài 11: Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ

Trắc nghiệm Hóa 11 Bài 12: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ

Trắc nghiệm Hóa 11 Bài 13: Cấu tạo hoá học hợp chất hữu cơ

1 307 31/01/2024