TOP 15 câu Trắc nghiệm GDTC 10 Bài 1 (có đáp án): Kĩ thuật tư thế chuẩn bị - Chân trời sáng tạo
Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Giáo Dục Thể Chất lớp 10 Bài 1: Kĩ thuật tư thế chuẩn bị có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Giáo Dục Thể Chất Bài 1.
Bài 1: Kĩ thuật tư thế chuẩn bị.
Câu 1: Có mấy loại kĩ thuật tư thế chuẩn bị?
A. 3
B. 2
C. 4
D. 5
Đáp án: A
Giải thích:
- Kĩ thuật tư thế chuẩn bị bao gồm tư thế chuẩn bị cao, tư thế chuẩn bị trung bình và tư thế chuẩn bị hấp.
Câu 2: Tư thế chuẩn bị cao:
A. Hai chân hẹp hơn vai, gối hơi khuỵu, thân người hơi ngả về phía trước, hai tay ngang hông co tự nhiên, đùi và cẳng tạo thành góc khoảng 120o – 145o.
B. Hai chân rộng bằng vai, gối hơi khuỵu, thân người hơi ngả về phía trước, hai tay ngang hông co tự nhiên, đùi và cẳng tạo thành góc khoảng 125o – 140o.
C. Hai chân hẹp hơn vai, gối hơi khuỵu, thân người hơi ngả về phía trước, hai tay ngang hông co tự nhiên, đùi và cẳng tạo thành góc khoảng 125o – 140o.
D. Hai chân rộng bằng vai, gối hơi khuỵu, thân người hơi ngả về phía trước, hai tay ngang hông co tự nhiên, đùi và cẳng tạo thành góc khoảng 120o – 145o.
Đáp án: D
Giải thích:
- Tư thế chuẩn bị cao: Hai chân rộng bằng vai, gối hơi khuỵu, thân người hơi ngả về phía trước, hai tay ngang hông co tự nhiên, đùi và cẳng tạo thành góc khoảng 120o – 145o.
Câu 3: Tư thế chuẩn bị cao được áp dụng khi nào?
A. Đỡ và phát bóng.
B. Đứng sát lưới để chuẩn bị cho chuyền bóng cao tay, đập bóng hay chắn bóng.
C. Đỡ những đường chuyền tầm cao.
D. Đỡ những đường chuyền tầm thấp.
Đáp án: B
Giải thích:
- Tư thế chuẩn bị cao thường được áp dụng khi đứng sát lưới để chuẩn bị cho chuyền bóng cao tay, đập bóng hay chắn bóng.
Câu 4: Chọn mệnh đề đúng:
Tư thế chuẩn bị trung bình:
A. Dồn trọng lượng cơ thể lên hai chân trước.
B. Thân trên hơi ngả về phía sau.
C. Đứng hai chân ngang bằng nhau.
D. Đùi và cẳng chân tạo góc 80o – 110o.
Đáp án: A
Giải thích:
- Tư thế chuẩn bị trung bình: Hai chân đứng rộng bằng vai, chân trước cách chân sau nủa bàn chân, đùi và cẳng chân tạo góc khoảng 90o – 120o, trọng lượng cơ thể dồn về chân trước, chân sau hơi kiễng gót, thân trước ngả về trước, hai tay co khuỷu tự nhiên.
Câu 5: Tư thế chuẩn bị trung bình thường sử dụng khi?
A. Đập bóng hoặc chắn bóng.
B. Chuyền bóng cao tay.
C. Đỡ phát bóng.
D. Đỡ đường chuyền tầm thấp.
Đáp án: C
Giải thích:
- Tư thế chuẩn bị trung bình thường sử dụng khi đỡ phát bóng.
Câu 6: Tư thế chuẩn bị thấp cần lưu ý gì?
A. Giống tư thế chuẩn bị trung bình, lưu ý góc đùi và cẳng chân nhỏ hơn 900.
B. Giống tư thế chuẩn bị trung bình.
C. Giống tư thế chuẩn bị trung bình nhưng hai chân đứng rộng hơn vai.
D. Giống tư thế chuẩn bị trung bình nhưng hai chân đứng hẹp hơn vai.
Đáp án: C
Giải thích:
- Tư thế chuẩn bị thấp giống tư thế chuẩn bị trung bình nhưng hai chân đứng rộng hơn vai, hai gối khuỵu thấp để đùi và cẳng chân tạo góc nhỏ hơn 90o, trọng lượng phần lớn dồn lên chân sau.
Câu 7: Tư thế chuẩn bị thấp được sử dụng khi:
A. Phòng thủ hàng trên, đỡ đường bóng tầm cao.
B. Phòng thủ hàng dưới, đỡ đường bóng tầm cao.
C. Phòng thủ hàng trên, đỡ đường bóng tầm thấp.
D. Phòng thủ hàng dưới, đỡ đường bóng tầm thấp.
Đáp án: D
Giải thích:
- Tư thế chuẩn bị thấp được sử dụng khi phòng thủ ở hàng dưới, chủ yếu là chuẩn bị đỡ những đường bóng ở tầm thấp.
Câu 8: Tư thế cơ bản được sử dụng nhiều nhất trong tập luyện và thi đấu môn Bóng chuyền là:
A. Tư thế chuẩn bị trung bình.
B. Tư thế chuẩn bị thấp.
C. Tư thế chuẩn bị cao.
D. Cả ba loại tư thế được sử dụng đều nhau.
Đáp án: A
Giải thích:
- Tư thế cơ bản được sử dụng nhiều nhất trong tập luyện và thi đấu môn Bóng chuyền là tư thế chuẩn bị trung bình.
Câu 9: Trong tư thế chuẩn bị cao, đùi và cẳng chân tạo thành góc khoảng bao nhiêu độ?
A. Nhỏ hơn 90o.
B. 90o – 120o.
C. 45o.
D. 120o – 145o.
Đáp án: D
Giải thích:
- Trong tư thế chuẩn bị cao, đùi và cẳng chân tạo thành góc khoảng 120o – 145o.
Câu 10: Đâu là tư thế chuẩn bị thấp?
A. Giống với tư thế chuẩn bị trung bình nhưng hai chân sẽ đứng rộng bằng vai, hai gối khuỵu thấp để đùi và cẳng chân tạo góc nhỏ hơn 90o, trọng lượng cơ thể phần lớn dồn lên chân sau.
B. Hai chân đứng rộng bằng vai, gối hơi khuỵu, thân người hơi ngả về trước, hai tay ngang hông co tự nhiên, đùi và cẳng chân tạo thành góc khoảng 120o – 145o.
C. Giống với tư thế chuẩn bị cao nhưng hai chân sẽ đứng rộng bằng vai, hai gối khuỵu thấp để đùi và cẳng chân tạo góc nhỏ hơn 90o, trọng lượng cơ thể phần lớn dồn lên chân trước.
D. Hai chân đứng rộng bằng vai, gối hơi khuỵu, thân người hơi ngả về trước, hai tay ngang hông co tự nhiên, đùi và cẳng chân tạo thành góc khoảng 45o.
Đáp án: A
Giải thích:
- Tư thế chuẩn bị thấp: Giống với tư thế chuẩn bị trung bình nhưng hai chân sẽ đứng rộng bằng vai, hai gối khuỵu thấp để đùi và cẳng chân tạo góc nhỏ hơn 90o, trọng lượng cơ thể phần lớn dồn lên chân sau.
Câu 11: Trong tư thế chuẩn bị trung bình, đùi và cẳng chân tạo thành góc khoảng bao nhiêu độ?
A. Nhỏ hơn 90o.
B. 90o – 120o.
C. 45o.
D. 120o – 145o.
Đáp án: B
Giải thích:
- Trong tư thế chuẩn bị trung bình, đùi và cẳng chân tạo thành góc khoảng 90o – 120o.
Câu 12: Trong tư thế chuẩn bị thấp, đùi và cẳng chân tạo thành góc khoảng bao nhiêu độ?
A. Nhỏ hơn 90o.
B. 90o – 120o.
C. Lớn hơn 90o.
D. 120o – 145o.
Đáp án: A
Giải thích:
- Trong tư thế chuẩn bị thấp, đùi và cẳng chân tạo thành góc nhỏ hơn 90o.
Câu 13: Tư thể chuẩn bị nào thường được áp dụng khi đứng sát lưới để chuẩn bị cho chuyền bóng cao tay, đập bóng hay chắn bóng?
A. Tư thế chuẩn bị thấp.
B. Tư thế chuẩn bị trung bình.
C. Tư thế chuẩn bị cao.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Đáp án: C
Giải thích:
- Tư thể chuẩn bị cao thường được áp dụng khi đứng sát lưới để chuẩn bị cho chuyền bóng cao tay, đập bóng hay chắn bóng
Câu 14: Trong tư thế chuẩn bị trung bình, trọng lượng cơ thể dồn về đâu?
A. Chân trước.
B. Chân sau.
C. Giữa hai chân.
D. Đều lên hai chân.
Đáp án: A
Giải thích:
- Trong tư thế chuẩn bị trung bình, trọng lượng cơ thể dồn về chân trước.
Câu 15: Trong tư thế chuẩn bị thấp, trọng lượng cơ thể dồn phần lớn về đâu?
A. Chân trước.
B. Chân sau.
C. Giữa hai chân.
D. Đều lên hai chân.
Đáp án: B
Giải thích:
- Trong tư thế chuẩn bị thấp, trọng lượng cơ thể phần lớn dồn lên chân sau.
Các câu hỏi trắc nghiệm GDTC lớp 10 sách Chân trời sáng tạo có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Bài 2: Kĩ thuật di chuyển cơ bản
Trắc nghiệm Bài 3: Kĩ thuật chuyền bóng thấp tay bằng hai tay trước mặt
Trắc nghiệm Bài 4: Kĩ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt
Trắc nghiệm Bài 1: Kĩ thuật phát bóng thấp tay trước mặt
Trắc nghiệm Bài 2: Kĩ thuật đập bóng chính diện theo phương lấy đà
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 10 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Giáo Dục Quốc Phòng lớp 10 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 có đáp án - Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Tin học lớp 10 có đáp án - Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật lớp 10 có đáp án - Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 10 có đáp án - Global Success Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 10 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Giáo Dục Quốc Phòng lớp 10 có đáp án – Cánh Diều