TOP 15 câu Trắc nghiệm GDTC 10 Bài 2 (có đáp án): Kĩ thuật đập bóng chính diện theo phương lấy đà - Chân trời sáng tạo

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Giáo Dục Thể Chất lớp 10 Bài 2: Kĩ thuật đập bóng chính diện theo phương lấy đà có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Giáo Dục Thể Chất Bài 2.

1 625 21/07/2022
Tải về


Bài 2: Kĩ thuật đập bóng chính diện theo phương lấy đà

Câu 1: Cơ thể đứng như thế nào khi thực hiện tư thế chuẩn bị của kĩ thuật đập bóng theo phương lấy đà?

A. Đứng ở tư thế chân trước chân sau, chân rộng bằng vai.

B. Đứng ở tư thế chân trước chân sau, ở tư thế cao.

C. Đứng ở tư thế trung bình, chân rộng hơn vai.

D. Đứng ở tư thế trung bình, chân rộng bằng hoặc hơn vai.

Đáp án: B

Giải thích:

- Khi thực hiện tư thế chuẩn bị của kĩ thuật đập bóng theo phương lấy đà, người tập đứng chân trước chân sau ở tư thế cao.

Câu 2: Khi thực hiện tư thế chuẩn bị của kĩ thuật đập bóng theo phương lấy đà, thân người và tay để như thế nào?

A. Thân người thẳng, hai tay duỗi thẳng ở hai bên sườn.

B. Thân người hơi ngả về trước, hai tay co tự nhiên, thân hơi ngả về trước.

C. Thân người ngả hơi ngả về phía sau, hai tay duỗi thẳng, dang sang ngang.

D. Thân người thẳng, hai tay duỗi thẳng, đưa ra trước mặt.

Đáp án: B

Giải thích:

- Khi thực hiện tư thế chuẩn bị của kĩ thuật đập bóng theo phương lấy đà, thân hơi ngả về trước, hai tay co tự nhiên.

Câu 3: Trong kĩ thuật đạp bóng theo phương lấy đà, mắt phải liên tục quan sát bóng để làm gì?

A. Xác định vị trí bóng bay tới.

B. Xác định thời điểm lùi về phía sau để căn đà.

C. Xác định thời điểm đập bóng.

D. Xác định vị trí và thời điểm vào đà giậm nhảy.

Đáp án: D

Giải thích:

- Mắt phải luôn quan sát bóng để xác định vị trí và thời điểm giậm nhảy.

Câu 4: Khi thực hiện động tác của kĩ thuật đập bóng theo phương lấy đà có bao nhiêu giai đoạn?

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Đáp án: A

Giải thích:

- Thực hiện động tác theo 3 giai đoạn: Chạy đà, giậm nhảy và trên không đập bóng.

Câu 5: Thứ tự các bước khi thực hiện động tác đập bóng theo phương lấy đà?

A. Giậm nhảy, trên không đập bóng và chạy đà.

B. Giậm nhảy, chạy đà và trên không đập bóng.

C. Chạy đà, giậm nhảy và trên không đập bóng.

D. Chạy đà, trên không đập bóng và giậm nhảy.

Đáp án: C

Giải thích:

- Động tác đập bóng theo phương lấy đà bao gồm 3 bước: Chạy đà, giậm nhảy và trên không đập bóng.

Câu 6: Khi nào người tập bắt đầu chạy đà?

A. Khi xác định được điểm rơi của bóng.

B. Khi bóng chạm đất.

C. Khi bóng vừa bay đến.

D. Khi bóng sắp bay đến.

Đáp án: A

Giải thích:

- Khi xác định được điểm rơi của bóng thì người tập bắt đầu chạy đà.

Câu 7: Tốc độ chạy đà như thế nào?

A. Nhanh rồi chậm.

B. Nhanh dần.

C. Chậm dần.

D. Ổn định.

Đáp án: B

Giải thích:

- Tốc độ chạy đà nhanh dần.

Câu 8: Bước chạy đà cuối cùng tốc độ nhanh và dài nhất, thân người hạ thấp nhất so với các bước trước để làm gì?

A. Để di chuyển nhanh hơn.

B. Để đập bóng mạnh hơn.

C. Để nhanh chóng giậm nhảy.

D. Để tạo đà cho lực giậm nhảy.

Đáp án: D

Giải thích:

- Bước cuối cùng tốc độ nhanh và dài nhất, thân người hạ thấp nhất so với các bước trước để tạo đà cho lực giậm nhảy.

Câu 9: Khi hai chân chạm mặt sân thì cần chuẩn bị gì để bật nhảy?

A. Khuỵu gối, thân người thẳng, đồng thời hai tay đưa ra sau sát thân người.

B. Khuỵu gối, đồng thời hai tay đưa ra sau sát thân người.

C. Khuỵu gối, hạ thấp trọng tâm, thân người thẳng, đồng thời hai tay đưa ra sau sát thân người.

D. Khuỵu gối, hạ thấp trọng tâm, thân người thẳng.

Đáp án: C

Giải thích:

- Khuỵu gối, hạ thấp trọng tâm, thân người thẳng, đồng thời hai tay đưa ra sau sát thân người để chuẩn bị cho bật nhảy.

Câu 10: Khi giậm nhảy, hai chân đạp mạnh theo phương nào?

A. Song song với mặt sân.

B. Vuông góc với mặt sân.

C. Thẳng đứng.

D. Đáp án B và C.

Đáp án: D

Giải thích:

- Khi giậm nhảy, chân đạp mạnh theo phương thẳng đứng.

Câu 11: Trong giai đoạn giậm nhảy, hai tay chuyển động như thế nào?

A. Từ sau – xuống dưới – ra trước – lên cao.

B. Từ trước – xuống dưới – ra sau – lên cao.

C. Xuống dưới – ra trước – lên cao.

D. Từ sau – ra trước – lên cao.

Đáp án: A

Giải thích:

- Giậm nhảy:

Hai chân đạp mạnh theo phương thẳng đứng, duỗi các khớp gối, khớp hông đồng thời hai tay chuyển động từ sau – xuống dưới – ra trước – lên cao để phối hợp nâng cơ thể lên cao.

Câu 12: Tay nào là tay đánh bóng?

A. Tay trái.

B. Cả hai tay.

C. Tay không thuận.

D. Tay thuận.

Đáp án: D

Giải thích:

- Tay thuận là tay đánh bóng.

Câu 13: Độ cao của khuỷu tay so với vai khi trên không đập bóng?

A. Thấp hơn.

B. Bằng nhau.

C. Cao hơn.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Đáp án: C

Giải thích:

- Trên không đập bóng

Sau khi gần độ cao tối đa thì tay đánh bóng (tay thuận) chuyển động lên cao – ra sau, khủy tay cao hơn vai, lòng bàn tay hướng về trước, tay còn lại co tự nhiên, hai chân hơi co ở khớp gối, ngực hơi ưỡn, thân người căng như hình cánh cung.

Khi bóng rơi vừa tầm đánh thì tay đánh bóng duỗi nhanh từ sau – lên trên – ra trước đồng thời gập cổ tay để bóng cắm xuống, cùng lúc hóp bụng, gập thân, chân lăng về trước để tăng lực, tay còn lại hạ thấp và co tự nhiên.

Câu 14: Khi bóng rơi vừa tầm đánh thì tay đánh bóng duỗi nhanh:

A. Từ trên – xuống dưới – ra sau.

B. Từ sau – lên trên – ra trước.

C. Từ sau – ra trước – lên trên.

D. Từ trên – xuống dưới – ra trước.

Đáp án: B

Giải thích:

- Khi bóng rơi vừa tầm đánh thì tay đánh bóng duỗi nhanh từ sau – lên trên – ra trước.

Câu 15: Chân lăng về trước để làm gì?

A. Để giữ thăng bằng.

B. Để căn chuẩn vị trí bóng rơi.

C. Để tăng lực.

D. Để nhanh chóng rơi xuống đất.

Đáp án: C

Giải thích:

- Chân lăng về trước để tăng lực.

Các câu hỏi trắc nghiệm GDTC lớp 10 sách Chân trời sáng tạo có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 3: Kĩ thuật chắn bóng

Trắc nghiệm Bài 2: Kĩ thuật di chuyển cơ bản

Trắc nghiệm Bài 3: Kĩ thuật chuyền bóng thấp tay bằng hai tay trước mặt

Trắc nghiệm Bài 4: Kĩ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt

Trắc nghiệm Bài 1: Kĩ thuật phát bóng thấp tay trước mặt

 

1 625 21/07/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: