TOP 10 mẫu Phân tích mụ vợ trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng (2024) SIÊU HAY

Phân tích nhân vật mụ vợ trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng lớp 6 gồm dàn ý và 8 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 6 hay hơn.

1 2,342 01/03/2024
Tải về


Phân tích mụ vợ trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng

Đề bài: Phân tích nhân vật mụ vợ trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.

Bài giảng Ngữ văn 9 Ông lão đánh cá và con cá vàng

Phân tích mụ vợ trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng - mẫu 1

Ông lão đánh cá và con cá vàng của Pu-skin là một truyện cổ tích nổi tiếng của nước Nga và của thế giới. Đọc truyện, người đọc thấy yêu mến cá vàng, thương xót ông lão và vô cùng bất bình, căm giận mụ vợ. Có thể nói, nhân vật mụ vợ xứng đáng với sự chê trách của người đọc bởi mụ là một người tham lam và bội bạc.

Mụ ta trước hết là người hết sức tham lam. Chồng mụ vì thương xót cá vàng nên đã rộng lượng tha cho cá. Cảm tấm lòng ông lão, cá ban cho ông những điều ước. Như vậy là mụ vợ hoàn toàn không có công lao gì với cá. Mặc dù vậy, mụ đã liên tục đưa ra đòi hỏi, từ những đòi hỏi về vật chất ít giá trị: cái máng lợn, cái nhà; cho đến những đòi hỏi lớn về cả của cải và danh vọng: lâu đài, nhất phẩm phu nhân. Không thoả mãn với của cải và danh vọng, mụ đòi hỏi đến quyền lực tối cao: nữ hoàng. Lòng tham của mụ đi đến tột cùng khi mụ đòi được làm Long Vương, bắt cá vàng hầu hạ bên cạnh. Đó là một đòi hỏi quá đáng, vượt qua mọi giới hạn có thể chấp nhận trong đạo lí làm người.

Không chỉ tham lam, mụ vợ ông lão còn hết sức bội bạc. Với cá vàng, là "người dưng", mụ xử sự như vậy là đã vô cùng quá đáng. Vậy mà ngay cả với ông lão, người vừa là chồng vừa là ân nhân, mụ cũng đối xử không ra gì. Cùng với lòng tham vô độ, sự bội bạc của mụ càng ngày càng tăng. Khi ông lão trở về mà không đòi hỏi điều gì ở cá vàng, mụ mắng chồng là "đồ ngốc". Khi ông chỉ xin cái máng theo yêu cầu của mụ, mụ quát to, chửi chồng là "đồ ngu". Lần tiếp theo, mụ mắng như tát nước vào mặt" chồng. Rồi lần tiếp, mụ "nổi trận lôi đình, tát vào mặt ông lão"; được làm nữ hoàng, mụ đuổi thẳng ông lão ra ngoài. Và lần cuối, sau khi đã được làm "nhất phẩm phu nhân", mụ "nổi cơn thịnh nộ, sai người đi bắt ông lão đến" để ông đi tìm cá vàng, bắt nó phải chiều theo ý thích ngông cuồng của mụ.

Rõ ràng, lòng tham của mụ vợ càng tăng thì tình nghĩa vợ chồng càng suy giảm. Khi lòng tham lên đến đỉnh điểm, thậm chí mụ vợ còn muốn gạt hẳn ông lão ra ngoài để cá vàng trực tiếp hầu hạ mụ.

Kết cục, mụ đã bị cá vàng trừng trị vì cả hai tội tham lam và bội bạc, trong đó lòng tham đã làm mụ mù quáng, mất hết lương tri. Tuy nhiên, ở đây, tội bội bạc có ý nghĩa quyết định khiến lòng tham trở nên vô hạn độ và dẫn đến sự trừng trị đích đáng của cá vàng với mụ vợ.

Nhân vật mụ vợ ông lão đánh cá là hiện thân của sự tham lam và bội bạc tột cùng. Những kẻ như mụ phải trở lại cảnh máng lợn sứt, nhà tranh vách đất và bộ quần áo rách nát dường như vẫn còn chưa thoả đáng. Dẫu sao, kết thúc của tác phẩm đã gióng lên một lời nhắc nhở và cảnh tỉnh những ai còn đang mang trong mình những ước mơ ngông cuồng về tiền tài, danh vọng mà quên đi tình nghĩa con người.

Phân tích mụ vợ trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng - mẫu 2

Dưới ngòi bút điêu luyện và tinh tế của Pu-skin, cái ác và cái xấu hiện nguyên hình ở nhân vật mụ vợ và được tô đậm ở hai mặt: tham lam và bội bạc. Lòng tham là một nét cá tính phố biến ở nhiều người nhưng ở nhân vật mụ vợ ông lão, lòng tham được đẩy tới mức tột cùng.

Ban đầu, mụ đòi cá vàng trả ơn vợ chồng mụ một cái máng lợn mới, đòi hỏi này rất đơn giản và dễ đồng chấp nhận bởi âu cũng là chuyện bình thường. Tiếp theo mụ đòi một cái nhà đẹp. Tuy đòi hỏi này có tham hơn một chút nhưng vẫn có thế chấp nhận và tha thứ. Vì dù sao chồng mụ cũng là ân nhân của cá vàng, cái nhà của hai vợ chồng mụ lại là một túp lều nát. Nhưng càng ngày sự đòi hỏi của mụ vợ ngày càng quá quắt. Từ chỗ chỉ đòi hỏi những của cải cần thiết phục vụ cho cuộc sống và sinh hoạt bình dị của người dân lao động, mụ đã đòi hỏi một cuộc sống vật chất giàu có, gắn với danh vọng cá nhân: đòi làm nhất phẩm phu nhân - một địa vị sang trọng trong xã hội lúc bấy giờ, một địa vị gắn với bao vinh hoa phú quý. Từ một mụ nông dân quèn, nghèo hèn, không cồng trạng gì, trong phút chốc trở thành thành một bà nhất phẩm phu nhân danh giá, giàu sang, lẽ ra mụ phải biết tự thoả mãn, phải biết dừng đúng lúc. Nhưng lòng tham của con người là không cùng, mụ tiếp tục đòi hỏi. Lần này, mụ không chỉ đòi hỏi của cải và danh vọng, mụ còn đòi hỏi quyền lực: đòi làm nữ hoàng. Đây là địa vị cao nhất trong xã hội mà con người có thể có - Một địa vị gắn liền với vinh hoa phú quý tột đỉnh và những quyền lực lớn lao, dưới một người (trời) và trên muôn người (cả thiên hạ).

Tưởng như cái ham muốn của một kẻ tham lam đến đâu thì cùng chỉ đến đó là cùng. Nhưng đối với người đàn bà tham lam này, thế vẫn chưa đủ thoả mãn.

Thế là, lần thứ năm, mụ đòi cá vàng phải cho mụ làm Long Vương đầy quyền uy (một địa vị chỉ có trong tương tượng), ngự ở trên mặt biển, bắt cá vàng hầu hạ và làm theo ý muốn của mụ. Và như vậy, cái ham muốn của mụ còn tiếp tục. Thật là ngông cuồng hết chỗ nói. Đòi hỏi quá đáng này không thể được chấp nhận. Tham thì thâm, cuối cùng mụ lại trở về với thân phận một mụ nông dân quèn, với cái máng lợn sứt mẻ và một túp lều rách nát.

Tuy nhiên, nếu chỉ vì lòng tham, chưa hẳn mụ đã bị trừng phạt nặng nề đến thế. Mà cá vàng trừng phạt mụ chủ yếu là do quá phẫn nộ về sự bội bạc của mụ. Sự bội bạc của mụ chính là thái độ vô ơn bạc nghĩa đến vô liêm sỉ của mụ đối với ông lão và cá vàng.

Trước hết, là thái độ của mụ đối với ông lão đánh cá. Ông lão không chỉ là chồng mà còn là ân nhân của mụ, người đã giúp mụ có được tất cả của cải, danh vọng, quyền lực. Lẽ ra, với tư cách một người vợ, một người chịu ơn, mụ phải rất hàm ơn và quý trọng chồng, cùng chồng hưởng vinh hoa phú quý. Thế nhưng, thái độ vô ơn của mụ ngày càng trơ tráo và bỉ ổi: Lần thứ nhất, mụ mắng chồng là đồ ngốc. Lần thứ hai, mụ quát to hơn và gọi chồng là đồ ngu. Lần thứ ba, mụ mắng như tát nước vào mặt: đồ ngu, ngốc sao ngốc thế. Và bắt quét dọn chuồng ngựa. Lần thứ tư, mụ giận dữ, nổi trận lôi đình, tát vào mặt ông lão: Mày dám cãi à? Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à? Rồi sau khi đã thoả mãn được lòng tham nhờ chồng mà mụ được làm (nữ hoàng), thì mụ lại sai đuổi chồng đi.

Ông lão đánh cá càng giúp mụ, mụ càng thoả mãn được lòng tham bao nhiêu thì mụ càng cư xử với ông tệ bạc bấy nhiêu. Từ chỗ không tôn trọng chồng đến chỗ không coi ông là chồng, ngược đãi như nô lệ. Thái độ ấy khiến biển xanh cũng phải bất bình và phẫn nộ.

Không một lời chào hỏi, cảm tạ cá vàng đã đành, cuối cùng mụ còn muốn chính cá vàng cũng phải trở thành đầy tớ, nô lệ của mụ, đế mụ sai khiến và hầu hạ mụ. Mụ không muốn đòi hỏi cá vàng qua ông lão nữa, mụ muốn gạt bỏ ông lão đi - một ân nhân đã trở thành chướng ngại vật. Thật là trơ tráo và bỉ ổi hết chỗ nói. Sụ bội bạc của mụ đã đi đến tột cùng, cả người và trời đất không thể dung tha!

Đế trừng phạt đích đáng lòng tham lam và sự bội bạc của mụ, cá vàng đã đòi lại tất cả; hơn nữa còn bắt mụ phải trả giá thêm. Tuy vẫn trở lại với hiện trạng ban đầu; danh phận nghèo hèn, tài sản vẫn chỉ là cái máng lợn sứt mẻ và cái lều rách nát nhưng với mụ (một nữ hoàng thành một mụ nông dân nghèo khổ) thì không có sự trừng phạt nào nặng nề bằng.

Sự thất bại của mụ vợ ông lão đánh cá là sự thất bại của cái ác, cái xấu. Đây là sự thất bại tất yếu, hợp với lôgic cố tích và quan niệm sông của nhân dân.

Nhân vật mụ vợ ông lão là một nhân vật điển hình của truyện cố tích, nhằm thế hiện quan niệm và triết lí sông của nhân dân. Song, Pu-skin muốn mượn hình ảnh này đế phê phán chế độ Nga Hoàng độc ác, tàn bạo, chuyên quyền đã đi ngược lại quyền lợi của nhân dân. Phải chăng, Pu-skin muốn nhân dân Nga nhìn rõ bộ mặt thật của chế độ Nga Hoàng và đứng lên đấu tranh. Ý nghĩa của truyện, vì đó mà trở nên sâu sắc hơn. Dù mang những ý nghĩa nào đi chăng nữa thì mụ vợ ông lão đánh cá vẫn là một trong những nhân vật cổ tích, để lại nhiều sự căm ghét và khinh bỉ nhất trong lòng người đọc.

Phân tích mụ vợ trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng - mẫu 3

Truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng là một trong những tác phẩm đặc sắc của nhà văn nổi tiếng người Nga Pu-skin. Trong tác phẩm này người đọc sẽ không thể nào quên chân dung của người vợ tham lam, bội bạc, đây là một.

Mụ là vợ của ông lão đánh cá nghèo, hai vợ chồng sống bên bờ biển, lấy việc đánh cá để sinh nhai. Trong một lần tình cờ nghe chồng nói bắt được một con cá vàng và hứa trả ơn cho chồng, mụ đã bắt lão ra biển đòi cá vàng trả ơn. Trái ngược với ông lão mụ vợ là một kẻ tham lam, nhưng lòng tham của mụ dường như không có giới hạn, hết lần này đến lần khác mụ đòi cá trả ơn mình. Ban đầu mụ đòi cá vàng một chiếc máng lợn, vì chiếc máng lợn ở nhà mụ sắp hỏng, yêu cầu này của mụ thiết thực, ta có thể chấp nhận được. Nhưng mụ lại tiếp tục đòi một ngôi nhà đẹp, chúng ta có thể chấp nhận và tha thứ vì cả đời này mụ đã phải sống trong căn nhà siêu vẹo, dột nát, mụ mong có căn nhà khang trang cũng hoàn toàn hợp lý. Đòi hỏi của mụ không dừng lại ở đó, nó ngày một tăng cao và quá quắt hơn. Mụ đòi làm nhất phẩm phu nhân, gắn với danh vọng và tiền bạc, mụ lại đòi làm hoàng hậu giờ đây không chỉ còn là tiền bạc mà còn là cả quyền lực và cuối cùng mụ muốn làm Long Quân – quyền năng nhất, có thể thống trị cá vàng để buộc cá vàng phải tuân theo mọi yêu cầu của mụ. Yêu cầu cuối cùng của mụ quả đã vượt quá giới hạn cho phép, mụ đã không những không nhận được sự đáp ứng của cá vàng mà mụ còn bị cá vàng trừng trị. Mụ đã mất tất cả nhà cửa, tiền bạc, danh vọng, địa vị để trở về làm mụ nông dân nghèo khổ cạnh túp lều nát và chiếc máng lợn sứt bên bờ biển. Với ông lão, có lẽ trở về cuộc sống trước đây chẳng có gì làm ông đau khổ bởi ông chưa từng một ngày được hưởng vinh hoa phú quý. Còn mụ vợ khi phải quay về với kiếp sống nghèo nàn thì mụ vô cùng đau đớn, bởi mụ đã ở đỉnh cao của quyền lực và danh vọng vậy mà chỉ trong chớp mắt tất cả đã tan biến. Sự trừng phạt của cá vàng với mụ thật đích đáng.

Mụ không chỉ là kẻ tham lam mà còn là một kẻ độc ác, bội bạc. Trước hết là với người chồng của mình, kể từ lúc được hưởng vinh hoa phú quý chưa một lần mụ để chồng mình được sống thoải mái, hạnh phúc. Ngược lại, ông lão trở thành tôi tớ để mụ sai khiến, hành hạ. Mụ phụ tình nghĩa với chồng, sẵn sàng quát mắng (đồ ngu, đồ ngốc) , đuổi đánh chồng (tát vào mặt, đuổi chồng đi). Ông lão càng phục tùng bao nhiêu thì mụ càng trở nên quá đáng, đối xử tệ bạc với ông bấy nhiêu. Ngoài ra, sự tệ bạc của mụ cũng được thể hiện trong mối quan hệ với cá vàng. Mặc dù cá vàng là người luôn giúp đỡ mụ, biến những ước mơ, yêu cầu của mụ thành hiện thực nhưng chưa một lần mụ cảm ơn cá vàng. Hơn thế, mụ còn muốn thống trị cá vàng để dễ bề sai khiến. Mụ quả là một kẻ bội bạc, phụ nghĩa, quên đi công ơn của mọi người đối với mình.

Để xây dựng lên chân dung mụ vợ tham lam, bội nghĩa, nhà văn Pu-skin đã sử dụng thành công bút pháp tương phản, đối lập. Bên cạnh một ông lão hiền lành, tốt bụng là hình ảnh mụ vợ độc ác, tham lam, xây dựng hai nhân vật đối lập trong tích cách, hành động càng làm nổi bật hơn bộ mặt phụ nghĩa của mụ vợ. Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với tính cách, hành động của nhân vật (đồ ngốc, đồ ngu, mày, tao,…). Kết cấu đầu cuối tương ứng là bài học đắt giá giành cho kẻ tham lam, bội bạc như mụ.

Mụ vợ - nhân vật điển hình cho những kẻ xấu xa, tham lam. Đồng thời mụ cũng là đại diện cho giai cấp cầm quyền của Nga lúc bấy giờ, độc đoán, chuyên quyền, luôn áp bức nhân dân. Với nhân vật này tác giả thể hiện quan điểm, triết lí sống của mình: tham lam, bội bạc tất yếu sẽ bị trừng phạt đích đáng.

Phân tích mụ vợ trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng - mẫu 4

Puskin, đại thi hào người Nga được cả thế giới nhắc đến với sự kính trọng. Trong suốt những năm tháng miệt mài cống hiến, ông đã để lại cho văn chương nhân loại một số lượng tác phẩm khổng lồ. Ngoài thơ, Puskin còn sáng tác văn xuôi, viết truyện ngắn. "Ông lão đánh cá và con cá vàng" là một tác phẩm nổi bật. Qua hình tượng mụ vợ, câu chuyện đã nêu ra bài học triết lý nhân văn sâu sắc về lòng tham không đáy và cách sống vô ơn, bội bạc của con người.

Câu chuyện kể về một đôi vợ chồng ngư dân già nghèo khổ sống bên bờ biển. Trong một lần giăng lưới, người chồng tình cờ bắt được một con cá vàng. Cá vàng xin tha mạng và hứa sẽ trả ơn. Biết chuyện, mụ vợ bằng được đòi cá vàng thực hiện lời hứa. Hết lần này đến lần khác, đòi hỏi của mụ ngày càng quá đáng và cuối cùng, khi mụ đòi làm Long Quân để cá vàng hầu hạ bên cạnh, mọi ước muốn của mụ trước giờ lập tức tan thành mây khói. Mụ lại trở lại là bà già nghèo khổ bên cái máng lợn vỡ.

Mụ vợ trong câu chuyện là một kẻ tham lam, hám của. Ngay từ đầu, mụ không có một chút công sức gì trong việc tha mạng cho cá vàng. Trái ngược hẳn với người chồng không toán tính, làm việc tốt không cần trả ơn, mụ ta lại nằng nặc đòi ông lão quay trở lại biển đòi quyền lợi. Ban đầu, mụ chỉ đòi một chiếc máng lợn lành vì chiếc máng lợn nhà mụ đã bị nứt vỡ. Đây là một ước muốn phù hợp, thực tế, tưởng như khi có cái máng lợn rồi, bà ta sẽ chăm chỉ làm ăn, lao động. Nhưng ngay sau đó, mụ lại đòi một ngôi nhà đẹp, to rộng. Do cả cuộc đời thiếu thốn, khó khăn đã khiến mụ cảm thấy tù túng trong ngôi nhà chật hẹp. Ở đây người đọc đã thấy sự tăng tiến của mong ước con người, khi được sở hữu món đồ vật mong muốn liền lập tức muốn có thứ tốt hơn. Tuy vậy nhưng có thể hiểu rằng, những mong ước này còn có thể chấp nhận được.

Tuy nhiên, sự tham lam của mụ ta bắt đầu bộc lộ khi những yêu cầu ngày càng trở nên thái quá, khó chấp nhận. Thay đổi về vật chất chưa đủ, mụ muốn được trở thành nhất phẩm phu nhân, thay đổi chính bản chất nghèo hèn của mình. Sau đó, mụ đòi làm nữ hoàng để nắm trong tay mọi quyền lực, được sống trong lâu đài xa hoa, lộng lẫy. Lòng tham không đáy được đẩy đến đỉnh điểm khi mụ đòi được làm Long Quân để có cá vàng bên cạnh hầu hạ. Đây là một hành động phi lý, vượt quá luân thường đạo lý sống. Từ một bà ngư dân nghèo đói, chỉ trong nháy mắt đã có quyền lực của một nữ hoàng nhưng với mụ ta, điều đó vẫn chưa đủ. Cuối cùng, mụ mất tất cả mọi thứ, trở lại cuộc sống nghèo khổ bên cái máng lợn vỡ. Tính tham lam đến tột độ đã khiến mụ mờ mắt, không còn suy nghĩ đến đúng sai, phải trái. Giá như mụ ta chỉ ước có một căn nhà khang trang cùng vườn tược đầy đủ, có thể kiếm sống dư dả. Sự tham lam của nhân vật mụ vợ được thể hiện theo cấp độ thăng tiến theo từng sự kiện, khiến người đọc cảm thấy phẫn nộ và cám cảnh cho ông chồng tội nghiệp, đáng thương

Mụ vợ còn là một kẻ sống vô ơn, bạc tình bạc nghĩa. Đối xử với chồng, người đã khốn khổ đi xin cá vàng cho mụ từng ước mơ, nguyện vọng, thay vì tôn trọng, biết điều thì trái lại, mụ mắng chồng là "đồ ngốc" khi ông lão thả con cá đi mà chẳng đòi hỏi gì. Mỗi một lần ông lão thất thểu từ biển về, mụ chửi ông là "đồ ngu" khi chỉ xin cái máng lợn, "mắng như tát nước vào mặt", "nổi trận lôi đình, tát vào mặt" ông lão, "đuổi thẳng ra ngoài", "nổi cơn thịnh nộ" yêu cầu ông phải chiều theo những hạch sách của mụ ta. Bản thân mụ không phải người thả cá vàng về lại biển khơi, không có công lao gì nhưng lại đòi hỏi, yêu sách. Thậm chí, đối với cá vàng, nó đã cho mụ ta tất cả những gì mụ cần, nhưng đến cuối, mụ vẫn chỉ muốn cá vàng trở thành người hầu, làm theo ý của mụ. Lòng tham cùng sự vong ân bội nghĩa lên đến đỉnh điểm, biến mụ trở thành một kẻ ngông cuồng, thiển cận. Kết cục, mụ bị trừng trị thích đáng khi tất cả mọi ước muốn trước nay đều tan thành mây khói.

Xây dựng nhân vật mụ vợ ở tuyến nhân vật phản diện, tác giả khắc họa hình ảnh của một kẻ tham lam, bội bạc với ân nhân của mình. Kết thúc bi thảm của mụ ta chính là bài học răn đe về lẽ sống phải phép, biết tôn trọng người khác, không vì của cải, danh phận mà sẵn sàng phản bội lại người đã giúp đỡ trong hoàn cảnh khó khăn. Tình huống dễ ngấm, dễ vào, truyền tải tới mọi tầng lớp đối tượng khiến tác phẩm trở thành một chân lý hiển nhiên được người đời noi theo và học tập.

Phân tích mụ vợ trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng - mẫu 5

Truyện cổ dân gian Nga “ông lão đánh cá và cơn cả vàng” có giá trị phê phán sâu sắc. Nó đã giễu cợt và lên án những kẻ hám vàng, hám danh vị và quyền lực mà mất hết tất cả tính người. Mụ vợ ông lão đánh cá là một người đàn hà ghê gớm và đáng ghét như vậy.

Sau 3 lần đòi cá vàng cho mụ được cái máng lợn mới, một cái nhà rộng, được làm nhất phẩm phu nhân, mụ lại muốn làm nữ hoàng. Được khoác áo long, đau đội mũ nhiễu hoa, cổ quấn ngọc trai, tay đeo nhẫn vàng, chân đi giày đỗ… giàu sang phú quý nhất đời, thố mà mụ vẫn chưa thỏa mãn. Tính nết thay đoi, mụ trở thành kẻ ác độc xấu xa. Mụ chửi mắng kẻ hầu người hạ. Mụ biến ông chồng hiền lành thành một tên nô lệ quét dọn chuồng ngựa. Với lòng tham vô đáy, mụ muốn được thành nữ hoàng. Lạ thay, lần thứ 4, cá vàng vẫn thỏa mãn yêu cầu của mụ. Mụ ăn tiệc trong cung điện nguy nga, uống rượu quý, ăn những thứ bánh ngon lành, chung quanh có vệ binh gươm giáo chỉnh tề đứng hầu.

Mụ vợ sai vệ binh đuổi ông chồng khôn khổ đi. Làm nữ hoàng được ít tuần, mụ lại nổi cơn thịnh nộ sai người đi bắt ông lão đến. Mụ lại sai lão đi gặp cá vàng. Mụ đòi làm Long Vương ngự trên mặt biển, bắt cá vàng phải hầu hạ mụ và làm theo ý mụ. Mụ khát quyền lực, khát quyền uy đến cực độ. Cá vàng đã “quẫy đuôi lặn sâu xuống đáy biển”. Và lần này, cảnh tượng biển thật dữ dội: cơn giông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm. Phải chăng trời đã trừng phạt? Ông lão đánh cá trở về chỉ thấy nữ hoàng hôm nào nay đã trở thành một người đàn bà rách rưới ngồi trước cái máng lợn ăn sứt mẻ. Lâu đài cung điện biến đâu mất. Như một cơn ác mộng.

Thói đời hiền quá hóa ngu, tham thì thâm. Đọc truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, ta càng ghê tởm về lòng tham vô độ của người đời. Tham vàng bạc, tham quyền lực đến táng tận lương tâm là nguồn gốc mọi tội ác, làm mất tính người! Mụ vợ ông lão đánh cá khác nào một con quỷ đội lốt người! Cũng như Tiên, Bụt, Thần, Thánh… trong các truyện cổ dân gian Việt Nam, hình tượng biển trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” cho ta nhiều ấn tượng. Biển cũng biểu lộ tình cảm, thái độ, nó tượng trưng cho đạo lí và sức mạnh của công lí.

Chuyện ông lão đánh cá bắt được con cá vàng, không giết thịt nó, ông đã thả nó về với biển. Con cá biết nói, muốn đền ơn ông lão đánh cá phúc hậu. Nghe cá vàng nói: “Ông sinh phúc thả tôi trở biển, tôi sẽ xin đền ơn ông, ông muốn gì cũng được”, ông lão nói: “Trời phù hộ cho ngươi! Ngươi trở về biển khơi mà vùng vẫy. Ta không đòi gì cả, ta cũng chẳng cần gì”. Ông đã thương con cá vàng như thương con người trong hoạn nạn.

Đền ơn đáp nghĩa là đạo lí làm người. Xưa nay, người giàu lòng nhân ái “làm ơn há dễ trông người trả ơn?’ Ồng lão đánh cá rất hiền lành, chất phác, bị bắt buộc phải làm theo lệnh mụ vợ tham lam. Lần thứ nhất ông gọi cá xin cho mụ vợ một cái máng lợn mới. “Biển gợn sổng êm ả”. Biển như mang niềm vui được trả ơn người. Lần thứ hai, “Biển xanh đã nổi sổng” khi nghe ông lão nói: “Mụ đòi một tòa nhà đẹp”. Biển mếch lòng nhưng vẫn chiều lòng mụ. Biển cảm thông vì mụ đang sông trong túp lều rách nát. Lần thứ ba, “Biển xanh nổi sóng dữ dội” khi mụ vợ ông lão đánh cá đòi làm nhất phẩm phu nhân.

Biển giận nhưng vẫn cho mụ vợ ông lão đánh cá toại nguyện. Lần thứ tư, “Biển xanh nổi sổng mà mịt” khi mụ ta đồi làm nữ hoàng. Kì lạ thay, biển bất bình nổi giận nhưng vẫn cho người đàn bà tham lam vô độ được làm nữ hoàng. Và lần thứ năm, “mật cơn giông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm ” khi mụ vợ ông lão đòi làm Long Vương ngự trên mặt biển, bắt cá vàng phải hầu hạ mụ, làm theo ý muốn của mụ. Biển đã nổi giận lôi đình, trừng phạt kẻ lòng tham vô đáy, táng tận lương tâm, được voi đòi tiên.

Cùng với con cá vàng biết nói và có phép lạ, hình tượng biển đã tạo nên màu sắc hoang đường kì diệu của truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”. Biển đã tượng trứng cho đạo lí và sức mạnh của công lí.

Phân tích mụ vợ trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng - mẫu 6

Ông lão đánh cá và con cá vàng là một truyện cổ tích nổi tiếng của nước Nga và của thế giới. Người đọc dành tình cảm yêu mến, cảm thông với ông lão và vô cùng bất bình, căm giận bởi sự tham lam và bội bạc của mụ vợ.

Trước hết, mụ là con người hết sức tham lam. Ông lão là ân nhân của con cá vàng tuy nhiên ông không hề đòi hỏi sự đền đáp nào, điều đó xuất phát từ tấm lòng nhân hậu, vị tha của ông. Tuy nhiên, mụ vợ đã quát mắng lão và có những đòi hỏi về vật chất, danh vọng với con cá vàng. Từ những đồ dùng vật chất như chiếc máng lợn mới đến ngôi nhà rộng, rồi mụ muốn trở thành nữ hoàng và Long Vương ngự trên mặt biển để bắt cá vàng phải hầu hạ mụ.

Lòng tham của mụ ngày càng tăng lên, đó là những đòi hỏi quá đáng, vượt qua mọi giới hạn. Biển xanh từ nổi sóng đến nổi sóng dữ dội, mù mịt, ầm ầm như thể hiện thái độ căm phẫn với sự tham lam vô độ của mụ. Không những vậy, mụ vợ còn là người hết sức bội bạc. Cá vàng là “ân nhân” đã cho mụ một cuộc sống sung túc, đầy đủ nhưng mụ vẫn muốn cá phải hầu hạ, làm theo những ham muốn của mình. Còn ông lão, người chồng đã gắn bó từ những ngày nghèo khó nhưng mụ cũng đối xử không ra gì: mắng mỏ, quát nạt bắt lão quét dọn chuồng ngựa, tát lão và khi trở thành nữ hoàng đã đuổi ông lão đi.

Vì lòng tham đã khiến mụ mù quáng, đánh mất lương tri, quên đi hết tình nghĩa vợ chồng. Kết cục, vì sự tham lam vô độ và bội bạc mà mụ vợ đã tự để mất đi những cơ hội, những của cải mà cá vàng ban tặng. Mụ trở về với túp lều rách nát và chiếc máng sứt mẻ, đó như hình phạt đích đáng dành cho con người xấu xa.

Truyện là bài học sâu sắc, khuyên răn con người đừng vì những ước mơ ngông cồng về danh vọng, tiền tài mà đánh mất chính mình và mất đi cả những người yêu thương.

Phân tích mụ vợ trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng - mẫu 7

Mô típ truyền thống của truyện cổ tích khi xây dựng nhân vật là tạo ra hai tuyến đối lập. Thiện và ác, xấu và tốt, chính diện và phản diện. Truyện Ông lão đánh cá và con cá nàng cũng xây dựng nhân vật theo cách truyền thống đó. Mụ vợ của ông lão là nhân vật phản diện tượng trưng cho cái xấu, cái ác.. Dưới ngòi bút điêu luyện và tinh tế của Pu- skin, cái ác và cái xấu hiện nguyên hình ở nhân vật mụ vợ và được tô đậm ở hai mặt: tham lam. và bội bạc.

Lòng tham là một nét cá tính phổ biến ở nhiều người nhưng ở nhân vật mụ vợ ông lão, lòng tham được đẩy tới mức tột cùng. Ban đầu, mụ đòi cá vàng trả ơn vợ chồng mụ một cái máng lợn mới, đòi hỏi này rất đơn giản và dễ dàng chấp nhận bởi âu cũng là chuyện bình thường. Tiếp theo mụ đòi một cái nhà đẹp. Tuy đòi hỏi này có tham hơn một chút nhưng vẫn có thể chấp nhận và tha thứ. Vì dù sao chồng mụ cũng là ân nhân của cá vàng, cái nhà của hai vợ chồng mụ lại là một túp lều nát. Nhưng càng ngày sự đòi hỏi của mụ vợ ngày càng quá quắt.

Từ chỗ chỉ đòi hỏi những của cải cần thiết phục vụ cho cuộc sống và sinh hoạt bình dị của người dân lao động, mụ đã đòi hỏi một cuộc sống vật chất giàu có, gắn với danh vọng cá nhân: đòi làm nhất phẩm phu nhân – một địa vị sang trọng trong xã hội lúc bấy giờ, một địa vị gắn với bao vinh hoa phú quý. Từ một mụ nông dân quèn, nghèo hèn, không công trạng gì, trong phút chốc trở thành một bà nhất phẩm phu nhân danh giá, giàu sang, lẽ ra mụ phải biết tự thoả mãn, phải biết dùng đúng lúc. Nhưng lòng tham của con người là không cùng, mụ tiếp tục đòi hỏi. Lần này, mẹ không chỉ đòi hỏi của cải và danh vọng, mụ còn đòi hỏi quyền lực: đòi làm Nữ hoàng. Đây là địa vị cao nhất trong xã hội mà con người có thể có – một địa vị gắn liền với vinh hoa phú quý tột đỉnh và những quyền lực lớn lao, dưới một người (trời) và trên muôn người (cả thiên hạ).

Tưởng như cái ham muốn của một kẻ tham lam đến đâu thì cũng chỉ đến đó là cùng. Nhưng đối với người đàn bà tham lam này, thế vẫn chưa đủ thoả mãn Thế là, lần thứ năm, mụ đòi cá vàng phải cho mụ vợ làm Lương Vương đầy quyền uy (một địa vị chỉ có trong tưởng tượng), ngự ở trên mặt biển bắt cá vàng hầu hạ và làm theo ý muốn của mẹ. Và như vậy, cái ham muốn của mụ còn tiếp tục. Thật là ngông cuồng hết chỗ nói. Đòi hỏi quá đáng này không thể được chấp nhận. Tham thì thâm, cuối cùng mụ lại trở về với thân phận mụ nông dân quèn, với cái máng lợn sứt mẻ và một túp lều rách nát. | Tuy nhiên, nếu chỉ vì lòng tham, chưa hẳn mụ đã bị trừng phạt nặng nề đến thế. Mà cá vàng trừng phạt mụ chủ yếu là do quá phẫn nộ về sự bội bạc của mụ. Sự bội bạc của mụ chính là thái độ vô ơn bạc nghĩa đến vô liêm sỉ của mụ đối với ông lão và cá vàng.

Trước hết, là thái độ của mụ đối với ông lão đánh cá. Ông lão không chỉ là chồng mà còn là ân nhân của mẹ, người đã giúp mẹ có được tất cả của cải, danh vọng, quyền lực. Lẽ ra, với tư cách một người vợ, một người chịu ơn, mụ phải rất hàm ơn và quý trọng chồng, cùng chồng hưởng vinh hoa phú quý. Thế nhưng, thái độ vô ơn của mụ ngày càng trơ tráo và bỉ ổi: Lần thứ nhất, mụ mắng chồng là đồ ngốc. Lần thứ hai, mụ quát to hơn và gọi chồng là đồ ngu. Lần thứ ba, mẹ mắng như tát nước vào mặt: đồ ngu, ngốc sao ngốc thế. Và bắt quét dọn chuồng ngựa.! Lần thứ tư, mụ giận dữ, nổi trận lôi đình, tát vào mặt ông lão: Mày dám cãi à? Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à? Rồi sau khi đã thoả mãn được lòng tham nhờ chồng mà mụ được làm (Nữ hoàng), thì mụ lại sai đuổi chồng đi.

Ông lão đánh cá càng giúp mụ, mụ càng thoả mãn được lòng tham bao nhiêu thì mụ càng cư xử với ông tệ bạc bấy nhiêu. Từ chỗ không tôn trọng chồng đến chỗ không coi ông là chồng, ngược đãi như nô lệ. Thái độ ấy khiến biển xanh cũng phải bất bình và phẫn nộ. Cá vàng (một lực lượng siêu nhân, người đã giúp mẹ có tất cả – trong khi mụ chẳng có công gì để đòi cá vàng trả ơn mẹ cũng có thái độ vô ơn như vậy. Không một lời chào hỏi, cảm ơn cá vàng đã đành, cuối cùng mụ còn muốn chính cá vàng cũng phải trở thành đầy tớ, nô lệ của mụ để mụ sai khiến và hầu hạ mụ. Mụ không muốn đòi hỏi cá vàng qua ông lão nữa, mụ muốn gạt bỏ ông lão đi – một ân nhân đã trở thành chướng ngại vật. Thật là trơ tráo và bỉ ổi hết chỗ nói. Sự bội bạc của mụ đã đi đến tột cùng, cả người và trời đất không thể dung tha!

Để trừng phạt đích đáng lòng tham lam và sự bội bạc của mụ, cá vàng đã đòi lại tất cả, hơn nữa còn bắt mụ phải trả giá thêm. Tuy vẫn trở lại với hiện trạng ban đầu, danh phận nghèo hèn, tài sản vẫn chỉ là cái máng lợn sứt mẻ và cái lều rách nát nhưng với mụ (một nữ hoàng thành một mụ nông dân nghèo khổ) thì không có sự trừng phạt nào nặng nề bằng. Sự thất bại của mụ vợ ông lão đánh cá là sự thất bại của cái ác, cái xấu. Đây là sự thất bại tất yếu, hợp với lô gíc cổ tích và quan niệm sống của nhân dân.

Nhân vật mụ vợ ông lão là một nhân vật điển hình của truyện cổ tích, nhằm thể hiện quan niệm và triết lí sống của nhân dân. Song, Puskin muốn mượn hình ảnh này để phê phán chế độ Nga hoàng độc ác, tàn bạo, chuyển quyền đã đi ngược lại quyền lợi của nhân dân. Phải chăng, Pu – skin muốn nhân dân Nga nhìn rõ bộ mặt thật của chế độ Nga Hoàng và đứng lên đấu tranh. ” Ý nghĩa của truyện, vì đó mà trở nên sâu sắc hơn. Có thể khẳng định rằng, qua nhân vật mụ vợ, người đọc cảm nhận ra bài học sâu sắc, sự trả giá cho lòng tham và sự bội bạc. Bài học ấy luôn có giá trị trong mọi thời đại.

Phân tích mụ vợ trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng - mẫu 8

Nhân vật mụ vợ ông lão đánh cá là hiện thân của sự tham lam và bội bạc tột cùng. Những kẻ như mụ phải trở lại cảnh máng lợn sứt, nhà tranh vách đất và bộ quần áo rách nát dường như vẫn còn chưa thoả đáng

Ông lão đánh cá và con cá vàng của Pus-kin là một truyện cổ tích nổi tiếng của nước Nga và của thế giới. Đọc truyện, người đọc thấy yêu mến cá vàng, thương xót ông lão và vô cùng bất bình, căm giận mụ vợ. Có thể nói, nhân vật mụ vợ xứng đáng với sự chê trách của người đọc bởi mụ là một người tham lam và bội bạc.

Mụ ta trước hết là người hết sức tham lam. Chồng mụ vì thương xót cá vàng nên đã rộng lượng tha cho cá. Cảm tấm lòng ông lão, cá ban cho ông những điều ước. Như vậy là mụ vợ hoàn toàn không có công lao gì với cá. Mặc dù vậy, mụ đã liên tục đưa ra đòi hỏi, từ những đòi hỏi về vật chất ít giá trị: Cái máng lợn, cái nhà; cho đến những đòi hỏi lớn về cả của cải và danh vọng: Lâu đài, nhất phẩm phu nhân. Không thoả mãn với của cải và danh vọng, mụ đòi hỏi đến quyền lực tối cao: Nữ hoàng. Lòng tham của mụ đi đến tột cùng khi mụ đòi được làm Long Vương, bắt cá vàng hầu hạ bên cạnh. Đó là một đòi hỏi quá đáng, vượt qua mọi giới hạn có thể chấp nhận trong đạo lí làm người.

Không chỉ tham lam, mụ vợ ông lão còn hết sức bội bạc. Với cá vàng, là "người dưng", mụ xử sự như vậy là đã vô cùng quá đáng. Vậy mà ngay cả với ông lão, người vừa là chồng vừa là ân nhân, mụ cũng đối xử không ra gì. Cùng với lòng tham vô độ, sự bội bạc của mụ càng ngày càng tăng. Khi ông lão trở về mà không đòi hỏi điều gì ở cá vàng, mụ mắng chồng là "đồ ngốc". Khi ông chỉ xin cái máng theo yêu cầu của mụ, mụ quát to, chửi chồng là "đồ ngu". Lần tiếp theo, mụ mắng như tát nước vào mặt" chồng. Rồi lần tiếp, mụ "nổi trận lôi đình, tát vào mặt ông lão"; được làm nữ hoàng, mụ đuổi thẳng ông lão ra ngoài. Và lần cuối, sau khi đã được làm "nhất phẩm phu nhân", mụ "nổi cơn thịnh nộ, sai người đi bắt ông lão đến" để ông đi tìm cá vàng, bắt nó phải chiều theo ý thích ngông cuồng của mụ.

Rõ ràng, lòng tham của mụ vợ càng tăng thì tình nghĩa vợ chồng càng suy giảm. Khi lòng tham lên đến đỉnh điểm, thậm chí mụ vợ còn muốn gạt hẳn ông lão ra ngoài để cá vàng trực tiếp hầu hạ mụ.

Kết cục, mụ đã bị cá vàng trừng trị vì cả hai tội tham lam và bội bạc, trong đó lòng tham đã làm mụ mù quáng, mất hết lương tri. Tuy nhiên, ở đây, tội bội bạc có ý nghĩa quyết định khiến lòng tham trở nên vô hạn độ và dẫn đến sự trừng trị đích đáng của cá vàng với mụ vợ.

Nhân vật mụ vợ ông lão đánh cá là hiện thân của sự tham lam và bội bạc tột cùng. Những kẻ như mụ phải trở lại cảnh máng lợn sứt, nhà tranh vách đất và bộ quần áo rách nát dường như vẫn còn chưa thoả đáng. Dẫu sao, kết thúc của tác phẩm đã gióng lên một lời nhắc nhở và cảnh tỉnh những ai còn đang mang trong mình những ước mơ ngông cuồng về tiền tài, danh vọng mà quên đi tình nghĩa con người.

1 2,342 01/03/2024
Tải về