TOP 10 mẫu Trình bày ý kiến về lòng dũng cảm của thiếu niên Việt Nam qua bài thơ Lượm (2024) SIÊU HAY

Trình bày ý kiến về lòng dũng cảm của thiếu niên Việt Nam qua bài thơ Lượm lớp 6 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 6 hay hơn.

 

1 25 lượt xem


Trình bày ý kiến về lòng dũng cảm của thiếu niên Việt Nam qua bài thơ Lượm

Đề bài: Từ bài thơ Lượm của Tố Hữu, em hãy trình bày ý kiến của mình về lòng dũng cảm của thiếu niên Việt Nam.

Trình bày ý kiến về lòng dũng cảm của thiếu niên Việt Nam qua bài thơ Lượm (mẫu 1)

TOP 10 mẫu Trình bày ý kiến về lòng dũng cảm của thiếu niên Việt Nam qua bài thơ Lượm (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Dù là ở thời đại nào, dù là người trưởng thành hay là thiếu niên cũng đều cần có lòng dũng cảm. Dũng cảm để vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Một tấm gương về lòng dũng cảm mà em luôn khâm phục đó chính là chú giao liên nhỏ tuổi Lượm. Dù nhỏ tuổi nhưng chú bé lại dám làm một công việc lớn lao và đầy nguy hiểm.

Tác phẩm Lượm của nhà thơ Tố Hữu khắc họa chân thật và sinh động về hình tượng chú giao liên nhỏ ấy. Không chỉ miêu tả vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn trong sáng đáng yêu của Lượm; bài thơ còn ngợi ca tinh thần chiến đấu hi sinh và phẩm chất anh hùng của chú đội viên liên lạc bằng những vần thơ tuyệt đẹp. Lượm nhỏ bé nhưng lại thật to lớn, to lớn vì sự dũng cảm, băng qua bom đạn để thực hiện công việc giao liên.

Vụt qua mặt trận

Đạn bay vèo vèo

Thư đề: “Thượng khẩn”

Sợ chi hiểm nghèo?

Lượm "vụt qua" mưa bom bão đạn. Hai chữ vụt qua thể hiện động tác chiến đấu nhanh nhẹn, quả cảm vô cùng. Không hề do dự và chậm trễ khi đang mang trên mình bức thư thượng khẩn. Vì đó là mệnh lệnh chiến đấu. Cậu coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. "Sợ chi hiểm nghèo" câu thơ vang lên như một lời thề chiến đấu, dù công việc có hiểm nguy nhưng cậu vẫn sẽ hoàn thành tốt, không hề chùn bước dù có nguy hiểm tới mạng sống. Người chiến sĩ nhỏ giống như “một tiên đồng” đang dạo chơi trên đồng lúa trổ đòng đòng. Cậu thực hiện công việc vui vẻ hồn nhiên; sự lạc quan đó hoàn toàn đối lập với sự nguy hiểm của việc giao liên. Từ láy “nhấp nhô” gợi tả chính xác tư thế hồn nhiên, bình tĩnh của chú bé liên lạc trên đường băng qua một mặt trận đầy khói lửa.

Đường quê vắng vẻ

Lúa trổ đòng đòng

Ca lô chú bé

Nhấp nhô trên đồng…

Nhưng rồi Lượm đã hi sinh, cậu hi sinh đày dũng cảm và đáng tự hào. Chiến đấu vì quên hương, hi sinh vì quê hương trên chính đất mẹ quê mình. "Bỗng lòe chớp lửa ... Một dòng máu tươi" câu thơ có lửa và máu, có lời than và nỗi đau, là tiếc nấc nghẹn tiếc thương cho chú bé giao liên.

Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng.

Đây là những câu thơ hay nhất nói về sự hi sinh của người chiến sĩ trên chiến trường. Tố Hữu đã sáng tạo nên một không gian nghệ thuật có hương lúa quyện hồn liệt sĩ vừa thân thuộc vừa bình dị, vừa bát ngát thiêng liêng. Chú đội viên liên lạc đã ngã xuống trong tư thế người anh hùng tuổi thiếu niên!

Lượm là một hình tượng tiêu biểu cho lứa tuổi thiếu niên anh hùng. Bên ngoài cuộc sống của chúng ta còn có rất nhiều nhưng thiếu niên nhỏ tuổi dũng cảm khác. Dũng cảm không phải là một hành động quá lớn lao; dũng cảm chỉ đơn giản là dám vượt qua trở ngại, vươn lên trước mọi khó khăn; dám làm những việc mà người khác không dám làm. Đối với lứa tuổi thiếu niên, việc chính của chúng ta vẫn là học tập. Vậy thiếu niên dũng cảm là như thế nào?

Thiếu niên dũng cảm là biết nói không với gian thi cử, biết vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt việc học của mình. Việc tố giác hành động gian lận trong học tập cũng chính là biểu hiện của sự dũng cảm. Chỉ cần biết và dám đứng ra phê phán, vạch trần những điều xấu là chúng ta đã biết hành động dũng cảm. Bên cạnh rất nhiều những tấm gương về lòng dũng cảm để noi theo thì cũng có không ít người lại đang lầm tưởng những hành động liều lĩnh của mình là dũng cảm. Họ đi xem bốc đầu, buông tay lái khi xe đang chạy, hay đánh nhau để chứng tỏ bản thân. Tất cả những hành động đó chỉ cho thấy sự liều lĩnh xem thường mạng sống của mình và người khác, chứ không hề dũng cảm. Vậy nên, chúng ta cần hiểu đúng và làm đúng để lòng dũng cảm trở nên gần gũi hơn với mỗi người.

Chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều những gương sáng kiên trì phấn đấu vượt lên số phận bất hạnh như chị Hướng Dương bị tai nạn giao thông cụt cả hai chân vẫn nhiệt tình là công tác từ thiện giúp đỡ trẻ em khuyết tật. Như các anh Nguyễn Công Hùng, Vũ Anh Tuấn, Nguyễn Đức, như các bạn Trương Thị Thương, Nguyễn Văn Thọ (nạn nhân chất độc màu da cam) vẫn cố gắng học tập và làm việc để trở thành người hữu ích. Muốn đạt được mục đích ấy, họ phải nỗ lực gấp mười, gấp trăm lần người khỏe mạnh. Sự nỗ lực của họ là minh chứng sáng nhất gần gũi nhất với chúng ta về lòng dũng cảm.

Sự nỗ lực rèn luyện lòng dũng cảm của mỗi chúng ta không thể tách rời việc tự giác nhận thức, học tập, làm theo những tấm gương dũng cảm trong xã hội. Không học hỏi, chúng ta sẽ không có kinh nghiệm, không thể nhanh nhạy trong cách ứng phó với các hoàn cảnh thử thách. Lòng dũng cảm cần được biến thành hành động và hành động đó phải mang lại kết quả tốt đẹp. Chúng ta không thể lao xuống nước để cứu người bị nạn khi chúng ta không biết bơi. Trong những tình huống như thế, tinh thần dũng cảm cần được hỗ trợ bởi trí thông minh, sự nhanh nhẹn.

Thật khó tưởng tượng cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao nếu không tồn tại lòng dũng cảm. Có lẽ bóng tối, cái ác, sự bất công tất cả những gì xấu xa nhất sẽ có cơ hội hoành hành, đàn áp con người. Trong bạn, lòng dũng cảm có ngự trị không? Hãy cố gắng giữ gìn, phát huy để nó mãi là một trong những nét đẹp trong nhân cách của chúng ta.

Trình bày ý kiến về lòng dũng cảm của thiếu niên Việt Nam qua bài thơ Lượm (mẫu 2)

TOP 10 mẫu Trình bày ý kiến về lòng dũng cảm của thiếu niên Việt Nam qua bài thơ Lượm (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Từ xưa đến nay dũng cảm vẫn luôn là một đức tính tốt mà mỗi người cần có.

Dũng cảm là dám đối mặt với sự thật dù nó có khó khăn và rất gian nan, là không trốn tránh, là tinh thần luôn lạc quan để vượt qua sóng gió của cuộc sống, là làm những điều mà người khác không dám làm, là dám đương đầu với những thử thách khó khăn của bản thân dám đối diện với chính mình. Nói tóm lại dũng cảm là một đức tính vô cùng cần thiết đối với mỗi con người và nhất là đối với thanh niên trong thời đại ngày nay.

Vậy vì sao cần phải có lòng dũng cảm? Đó là một đức tính tốt thể hiện sự mạnh mẽ tự tin của con người trong cuộc sống. Lòng dũng cảm khiến con người trở nên mạnh mẽ hơn để đối mặt với những khó khăn nguy hiểm tạo một tâm thế tự do, một nhân cách đẹp đẽ để khẳng định mình và trở thành chỗ dựa cho người khác. Lòng dũng cảm xúc bảo vệ người khác sẵn sàng xả thân vì người khác. Từ xa xưa vào thời chiến tranh, lòng dũng cảm biến thành sức mạnh để mỗi con người sẵn sàng hi sinh bản thân mình để bảo vệ Tổ quốc bảo vệ lãnh thổ quê hương. Đã biết bao nhiêu tấm gương về lòng dũng cảm như chị Võ Thị Sáu, anh La Văn Cầu, anh Phan Đình Giót đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai, anh Tô Vĩnh Diện,… Ở mỗi người lòng dũng cảm biểu hiện ở một khía cạnh khác nhau nhưng tựu chung lại nó đều có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến vận mệnh của dân tộc số mệnh của nước nhà. Không chỉ trong thời chiến là ngày nay dưới đời sống hòa bình con người càng cần có lòng dũng cảm để đối mặt với những khó khăn thử thách đặc biệt là với cái xấu cái ác. Tiếp nối truyền thống của cha ông, hôm nay cũng có không ít những tấm gương về lòng dũng cảm đáng khâm phục và học hỏi. Như cậu bé Truyền ở Đà Nẵng đã tham gia cứu sống 11 người bị đắm thuyền trên biển. Cậu bé Nguyễn Văn Hà đã hi sinh thân mình để cứu bạn. Những tấm gương về lòng dũng cảm ấy đã góp phần làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn văn minh hơn và đáng trân trọng hơn.

Bên cạnh những tấm gương sáng về lòng dũng cảm còn không ít những con người hèn nhát không dám đương đầu với thách thức không dám vượt qua chính mình thấy nguy hiểm gian khổ thì chùn bước, lẩn tránh sống thụ động cảm trước mọi việc đang diễn ra xung quanh cuộc sống của mình và mọi người. Những con người đó sẽ không gây được thiện cảm với mọi người khác không có được thành công thậm chí là bị xã hội khinh bỉ hắt hủi xa lánh. Dũng cảm là một đức tính tốt của con người. Dũng cảm xuất phát từ tấm lòng của bản thân muốn thực hiện điều tốt đẹp chứ không phải bỏ ra dũng cảm để thể hiện mình và cũng không phải hành động một cách dại dột thiếu suy nghĩ để chứng tỏ mình là người có lòng dũng cảm. Vì thế lòng dũng cảm và biết thực hiện những hành động thể hiện lòng dũng cảm một cách đúng đắn mới được mọi người đánh giá cao. Một phần quan trọng không kém là dũng cảm vượt lên chính bản thân mình trước những nhu cầu thấp kém bản năng hay thái độ ý chí không đầu hàng số phận trong những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất.

Là thanh niên thế hệ ngày nay chúng em sẽ rèn luyện cho mình lòng dũng cảm để vượt qua những thử thách trong học tập và trong cuộc sống. Nêu cao tinh thần tránh xa các tệ nạn xã hội sẵn sàng xả thân giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn tạo nên mối quan hệ xã hội tốt đẹp. Lòng dũng cảm phải được mỗi chúng ta rèn luyện ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Sau này bước ra xã hội nó sẽ trở thành bàn đạp để chúng ta phát triển bản thân hơn.

Như vậy lòng dũng cảm đối với mỗi người là một đức tính vô cùng cần thiết và quan trọng. Nó khẳng định được cái tâm cái tình của mỗi người, nó có tác động sâu sắc đến đời sống của mỗi chúng ta. Chính vì thế mà mỗi người cần rèn luyện cho mình lòng dũng cảm để khẳng định bản thân hơn. Song hành cùng việc rèn luyện cho mình lòng dũng cảm cũng cần phải biết hành động như thế nào để lòng dũng cảm được biểu hiện một cách đúng đắn và có ý nghĩa nhất.

1 25 lượt xem