TOP 10 mẫu Suy nghĩ về tiết kiệm điện (2024) SIÊU HAY

Suy nghĩ về tiết kiệm điện lớp 6 gồm dàn ý và 2 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 6 hay hơn.

1 11,239 01/03/2024
Tải về


Suy nghĩ về tiết kiệm điện

Đề bài: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về tiết kiệm điện.

Suy nghĩ về tiết kiệm điện - mẫu 1

Điện là một nguồn năng lượng vô cùng quan trọng của chúng ta, vì thế chúng ta phải biết sự dụng điện một cách hiệu quả và tiết kiệm. Tiết kiệm điện là sử dụng năng lượng một cách hiệu quả, phù hợp với nhu cầu sử dụng. Chúng ta vẫn thường thấy các bảng chú ý tắt đèn quạt khi ra khỏi phòng, hay sự kiện Giờ Trái Đất được tổ chức vào thứ bảy cuối tháng ba hằng năm thu hút rất nhiều người tham gia và sự chú ý trên toàn thế giới. Tại sao một sự kiện như thế lại thu hút nhiều sự quan tâm đến thế ? Trước hết mọi người đều biết rằng sử dụng càng ít điện thì đóng tiền điện càng ít, vậy tiết kiệm điện là đang tiết kiệm tiền. Nhưng khi tiết kiệm điện, chúng ta làm nhiều việc có ích hơn những gì chúng ta tưởng. Vào giờ cao điểm tiêu thụ điện, nếu sử dụng quá mức điện năng thì các nhà máy điện không đáp ứng kịp dẫn đến tình trạng mất điện, mà mất điện lại ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống con người. Tiết kiệm điện còn là một cách bảo vệ môi trường hiệu quả, để sản xuất điện năng, con người phải khai thác than và điều đó gây ô nhiễm nước bởi các chất thải rắn và nước thải từ mỏ than, rừng bị phá hủy, gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong khu vực. Vậy nên tiết kiệm điện năng là đang bảo vệ Trái Đất, bảo vệ cuộc sống của chúng ta, của con cháu chúng ta sau này. Khi không cần thiết, hãy tắt các thiết bị không dùng đến như bình nước nóng, đèn bàn,... Nên mua những thiết bị ít hao điện, công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng, thay thế những thiết bị đã quá cũ. Hay chỉ đơn giản là dùng quạt thay máy lạnh hoặc hưởng ứng Giờ Trái Đất được tổ chức hằng năm. Bên cạnh những người có ý thức tiết kiệm điện thì còn tồn tại một số thành phần sử dụng dụng điện bừa bãi, phung phí, đó là hành động không tốt và đáng bị phê bình. Tiết kiệm điện là một hành động chúng ta hoàn toàn có thể làm được, từ người già đến trẻ nhỏ cũng có thể làm tốt. Vì vậy hãy tiết kiệm điện để bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống một cách văn minh và an toàn hơn.

Suy nghĩ về tiết kiệm điện - mẫu 2

Nói về tiết kiệm điện, có rất nhiều biện pháp để thực hiện nhưng đạt hiệu quả hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức tự giác của mỗi người. Để làm thay đổi thói quen, ý thức của một người là điều vô cùng khó khăn. Để mỗi người hình thành được thói quen, ý thức tự giác tiết kiệm điện lại là chuyện càng khó hơn.

Xuất phát từ vấn đề trên, câu hỏi đặt ra “Tại sao chúng ta không giáo dục, rèn luyện ý thức tự giác tiết kiệm điện cho mọi người ngay từ lúc nhỏ để hình thành thói quen?”, giống như câu “Dạy con từ thuở còn thơ”. Vì trẻ em thường rất nhạy bén, cập nhật kiến thức, thông tin nhanh, dễ bắt chước nên đây là thế mạnh của trẻ cần được khai thác. Để chủ trương tiết kiệm điện đạt kết quả, cần tập trung giáo dục để trẻ em hình thành thói quen tiết kiệm điện. Trước hết, phải xác định môi trường “trường học” và “gia đình” là nơi giáo dục, rèn luyện, tập cho trẻ hình thành thói quen, ý thức tự giác tiết kiệm điện tốt nhất. Mọi đứa trẻ khi sinh ra và lớn lên đều phải trải qua thời gian theo học tập tại trường học. Vì vậy, trường học là nơi tốt nhất để đưa chủ trương tiết kiệm điện vào, nhất là bậc mầm non, tiểu học.

Để các điểm trường triển khai thực hiện chủ trương tiết kiệm điện, thu hút đông đảo các em học sinh nhiệt tình hưởng ứng, tham gia tích cực, nhà trường cần áp dụng nhiều biện pháp. Trong đó, phải có sự kết hợp giữa nhà trường với ngành điện lực, để được hỗ trợ về nhân lực, tài liệu hướng dẫn và một số hoạt động khác… Phát tờ rơi, tờ bướm, khẩu ngữ, băng rôn tuyên truyền tiết kiệm điện với nhiều thông tin và hình ảnh hữu ích, thiết thực, dễ hiểu, dễ nhớ giúp các em tiếp cận nhanh.

Tổ chức buổi ngoại khóa, hướng dẫn các em cách sử dụng các thiết bị điện trong gia đình tiết kiệm tối ưu theo hình thức truyền đạt sáng tạo để trẻ dễ dàng nhận thức và tiếp thu theo hướng “học mà chơi, chơi mà học”. Người hướng dẫn cần gợi mở vấn đề, mời một em học sinh lên kể lại một số thiết bị điện trong gia đình, sau đó lần lượt hướng dẫn các em cách sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, không vội vàng, hướng dẫn đến đâu giúp các em ghi nhớ đến đó.

Để duy trì và hình thành thói quen tiết kiệm điện cho các em, bên cạnh sự giáo dục của nhà trường rất cần sự động viên, khuyến khích, hỗ trợ thường xuyên của gia đình. Ở trường, các em được giáo dục kiến thức tiết kiệm điện, gia đình là nơi để các em thực hiện việc làm đó.

1 11,239 01/03/2024
Tải về