TOP 10 mẫu Tác dụng của việc đọc truyện truyền thuyết, cổ tích (2024) SIÊU HAY
Tác dụng của việc đọc truyện truyền thuyết, cổ tích lớp 6 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 6 hay hơn.
Tác dụng của việc đọc truyện truyền thuyết, cổ tích
Đề bài: Em có ý kiến gì về tác dụng của việc đọc truyện truyền thuyết, cổ tích?
Tác dụng của việc đọc truyện truyền thuyết, cổ tích (mẫu 1)
Xin chào cô và các bạn. Em tên là Tuấn Kiên. Trong tiết nói và nghe ngày hôm nay, em xin trình bày những suy nghĩ về tác dụng của việc đọc truyện truyền thuyết, cổ tích.
Như mọi người đã biết, từ khi còn xưa bé, bà và mẹ thường kể rất nhiều truyện cổ tích quen thuộc như "Tấm Cám", "Sọ Dừa",... Rồi ở trường, chúng ta cũng được học thêm vô vàn tác phẩm khác. Vậy, các bạn có cảm thấy đọc truyện truyền thuyết, cổ tích mang lại lợi ích hay không? Theo mình, việc đọc truyện truyền thuyết, cổ tích đã đem tới rất nhiều lợi ích.
Trước hết, nó giúp chúng ta mở mang tri thức, vốn hiểu biết. Những câu chuyện trong truyện truyền thuyết thường gắn liền với các sự việc, nhân vật lịch sử hoặc nguồn gốc phong tục nào đó. Vì thế, khi đọc các tác phẩm này, chúng ta biết thêm về vẻ đẹp con người, lịch sử, văn hóa của dân tộc. Ví như, đọc truyền thuyết "Bánh chưng, bánh giầy", bạn sẽ hiểu được ý nghĩa tên gọi của hai loại bánh này.
Từ xa xưa, ông cha ta đã gửi gắm biết bao lời dạy sâu xa, ước mơ, khát vọng thông qua các sáng tác dân gian. Do đó, đọc truyện truyền thuyết, cổ tích còn giúp mỗi người biết rèn luyện, trau dồi đạo đức, lối sống tốt đẹp. Sau tất cả, các câu chuyện đều hướng con người tới lối sống lương thiện, nhân ái, "ở hiền gặp lành". Đồng thời, nó cũng nhắc nhở chúng ta phải biết yêu dân tộc, yêu đất nước, biết giữ gìn và phát triển những truyền thống tốt đẹp.
Không chỉ vậy, việc đọc nhiều truyện cổ tích và truyền thuyết còn góp phần nuôi dưỡng trí tưởng tượng ở người đọc. Nhà vật lí lí thuyết người Đức Albert Einstein đã từng khẳng định "Khi nhìn lại bản thân và những phương pháp suy nghĩ của mình, tôi thấy truyện cổ tích là món quà có ích cho trí tưởng tượng hơn bất kỳ tài năng trừu tượng hay suy nghĩ tích cực nào khác".
Để có thể thực hiện và phát triển việc đọc truyện truyền thuyết, cổ tích, mỗi người nên dành ra 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày. Thay vì đọc qua loa, lấy lệ, chúng ta hãy đọc kĩ và từ từ cảm nhận. Sau đó, tự mình rút ra các bài học, ý nghĩa được gửi gắm. Ngoài ra, nếu quỹ thời gian ít ỏi, bạn có thể vừa làm việc vừa nghe kể chuyện trên đài radio, Youtube.
Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý theo dõi, lắng nghe.
Tác dụng của việc đọc truyện truyền thuyết, cổ tích (mẫu 2)
Xin chào cô và các bạn. Em tên là Ngọc Anh. Trong buổi học ngày hôm nay, em xin trình bày ý kiến về tác dụng của việc đọc truyện truyền thuyết, cổ tích.
Chắc hẳn, các bạn ngồi bên dưới đã từng ít nhất một lần nghe hoặc đọc truyện cổ tích, truyền thuyết rồi đúng không? Những câu chuyện quen thuộc như "Tấm Cám", "Cây tre trăm đốt",... dường như đã khắc sâu vào tâm trí mỗi người. Để rồi, chỉ cần nhắc tới tên, chúng ta cũng dễ dàng kể lại ngắn gọn nội dung truyện. Vậy, đã khi nào các bạn tự hỏi: việc đọc truyện truyền thuyết, cổ tích có đem lại lợi ích hay không?
Câu trả lời là có. Đầu tiên, đọc truyện truyền thuyết giúp ta có thêm hiểu biết về các sự việc, nhân vật lịch sử và nguồn gốc phong tục tập quán. Thông qua cách lí giải hấp dẫn, thú vị của người xưa, chúng ta được mở mang thêm vô vàn kiến thức về cội nguồn, lịch sử dân tộc, quê hương và đất nước.
Truyện truyền thuyết, cổ tích mang tới rất nhiều lợi ích trong việc giáo dục, hình thành nhân cách ở mỗi người. Như ta có thể thấy, qua các truyện cổ tích như "Cây tre trăm đốt", "Sọ Dừa", ông cha không chỉ gửi gắm mơ ước về một cuộc sống công bằng, hạnh phúc mà còn nhắc nhở con người phải biết sống hiền hậu, lương thiện, tương thân tương ái. Ngoài ra, việc đọc nhiều truyện cổ tích và truyền thuyết còn thúc đẩy trí thông minh cảm xúc và nuôi dưỡng trí tưởng tượng của mỗi người.
Vậy nên, để thực hiện và phát triển việc đọc các tác phẩm dân gian như truyện cổ tích, truyền thuyết, chúng ta nên đọc kĩ rồi cảm nhận đầy đủ nội dung, ý nghĩa tư tưởng. Mỗi người cũng cần rút ra thông điệp, bài học mà người xưa gửi gắm, nhắn nhủ trong những tác phẩm ấy. Đồng thời, hãy đọc thêm truyện cổ tích, truyền thuyết của nước ngoài để có thể so sánh với truyện Việt Nam. Từ đó, rút ra cho bản thân những tri thức về đặc điểm thể loại của truyện truyền thuyết và cổ tích.
Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.
Tác dụng của việc đọc truyện truyền thuyết, cổ tích (mẫu 3)
Albert Einstein đã từng nói rằng: “Nếu muốn con trẻ thông minh, hãy đọc cho chúng nghe truyện cổ tích. Nếu muốn chúng thông minh hơn nữa, hãy đọc cho chúng nghe nhiều truyện cổ tích hơn nữa”.
Thật vậy, truyện truyền thuyết và truyện cổ tích có rất nhiều ích lợi dối với việc giáo dục và hình thành nhân cách cho con người. Những lợi ích mà truyện truyền thuyết và truyện cổ tích mang lại như sau:
Đọc sách nói chung và đọc truyện truyền thuyết, cổ tích nói riêng có tác dụng làm tăng trí thông minh cảm xúc. Trong truyện cổ tích, những cảm xúc hàng ngày như niềm vui, nỗi buồn và sự tức giận được tái hiện. Nhờ đó, các em sẽ có những trải nghiệm cảm xúc và bản lĩnh để vượt qua nỗi buồn và nỗi đau với các nhân vật.
Đọc nhiều truyện truyền thuyết, cổ tích giúp chúng ta tăng khả năng tư duy xử lý vấn đề. Trẻ em có thể học hỏi kinh nghiệm sống của các nhân vật để xử lý các vấn đề của chính chúng. Ví dụ, thông qua câu chuyện về Cô bé quàng khăn đỏ, trẻ em biết hậu quả sẽ ra sao nếu cô lắng nghe người lạ.
Truyện truyền thuyết, cổ tích là chiếc cầu nối giúp chúng ta có thể tiếp xúc với túi khôn nhân loại. Nhiều nền văn hóa chia sẻ một câu chuyện chung như Lọ Lem trong truyện cổ tích của Andersen, Tấm Cám trong truyện cổ tích Việt Nam. Sự khác biệt lớn nhất là phong tục và thói quen. Hãy để con bạn có thể tiếp xúc vào những câu chuyện đó, cũng như tin rằng điều tốt đẹp sẽ chiến thắng cái xấu ở bất cứ đâu, bất kỳ quốc gia nào.
Truyện truyền thuyết và truyện cổ tích có thể giúp chúng ta có những bài học nhẹ nhàng mà sâu cay, đồng thời còn nuôi dưỡng trí tưởng tượng. Như lời Albert Einstein từng nói: “Khi nhìn lại bản thân và những phương pháp suy nghĩ của mình, tôi thấy truyện cổ tích là món quà có ích cho trí tưởng tượng hơn bất kỳ tài năng trừu tượng hay suy nghĩ tích cực nào khác”.
Cuối cùng, đọc nhiều truyện truyền thuyết và cổ tích giúp chúng ta dạy con bài học về đạo đức, lối sống một cách nhẹ nhàng. Những câu chuyện cổ tích sẽ hiệu quả hơn là chỉ đơn giản là dạy suông cho trẻ em đạo đức. Ví dụ, một đứa trẻ sẽ biết không nói dối sau khi nghe Cậu Bé Bằng Gỗ; không tin tưởng người lạ sau khi nghe Cô bé quàng khăn đỏ.
Tác dụng của việc đọc truyện truyền thuyết, cổ tích (mẫu 4)
Đối với em, việc đọc truyện truyền thuyết và cổ tích không chỉ là một hoạt động giải trí mà còn là nguồn cảm hứng và sâu sắc những giáo lý cuộc sống. Những câu chuyện này không chỉ là những đoạn kể kỳ bí mà còn là nguồn thông điệp sâu sắc về đạo đức, phẩm chất và giá trị nhân văn.
Trong thế giới đầy thách thức và phức tạp hiện nay, việc đắm chìm trong những câu chuyện truyền thuyết giúp em tìm thấy sự an ủi và khích lệ. Những nhân vật huyền bí và những chiến tích kỳ diệu thường mang theo những thông điệp tích cực về lòng dũng cảm, lòng chung thủy, và sự khắc phục khó khăn. Đọc truyện cổ tích giúp em hiểu rõ hơn về những giá trị cốt lõi của con người và khám phá những khía cạnh tâm hồn không thể nắm bắt được trong cuộc sống hàng ngày.
Ngoài ra, truyện truyền thuyết và cổ tích cũng giúp em hiểu về văn hóa và truyền thống của dân tộc, qua đó tăng cường lòng tự hào về nguồn gốc và bản sắc văn hóa của mình. Những câu chuyện về anh hùng, linh hồn núi rừng, và những địa danh huyền bí không chỉ là một phần của quá khứ, mà còn là nguồn động viên và sức mạnh để xây dựng tương lai.
Tóm lại, đọc truyện truyền thuyết và cổ tích không chỉ là hành trình giáo lý mà còn là chìa khóa mở cửa cho thế giới tâm linh và tưởng tượng, làm phong phú thêm tâm hồn và kiến thức của em.
Tác dụng của việc đọc truyện truyền thuyết, cổ tích (mẫu 5)
Đối với tôi, việc đọc truyện truyền thuyết và cổ tích không chỉ là một trải nghiệm giải trí, mà còn là một hành trình khám phá tâm hồn và học hỏi về cuộc sống. Những câu chuyện này không chỉ là những dòng văn bản, mà là cánh cửa mở ra một thế giới đầy màu sắc, nơi tinh thần và tình cảm con người được thể hiện một cách tinh tế và sâu sắc.
Truyện truyền thuyết thường đưa tôi vào những hành trình phiêu lưu đầy mạo hiểm, nơi những anh hùng và những thế lực siêu nhiên giao tranh. Những câu chuyện này không chỉ làm tôi hồi hộp và tò mò về diễn biến, mà còn là nguồn động viên mạnh mẽ để đối mặt với những thử thách trong cuộc sống hàng ngày. Tôi học được từ truyền thuyết rằng sự kiên nhẫn, sự nhất quán, và lòng dũng cảm là những phẩm chất quan trọng để vượt qua khó khăn.
Còn truyện cổ tích, chúng thường mang theo những giáo lý sâu sắc ẩn sau lớp vỏ câu chuyện đơn giản. Những tình huống và nhân vật thường tượng trưng cho những giá trị nhân văn và đạo đức, giúp tôi hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của lòng trắc ẩn, lòng nhân ái và lòng trung hiếu. Những câu chuyện này không chỉ là giáo điều cho trẻ em mà còn là nguồn học thức quý báu cho mọi lứa tuổi.
Ngoài ra, việc đọc truyền thuyết và cổ tích cũng giúp tôi hiểu rõ hơn về đa dạng văn hóa và lịch sử của các dân tộc. Chúng là cầu nối giữa thế hệ cũ và thế hệ mới, là nguồn gốc của những truyền thống và nét độc đáo mà mỗi quốc gia mang lại.
Tóm lại, việc đọc truyện truyền thuyết và cổ tích không chỉ là một hoạt động giải trí, mà là một hành trình tri thức và tâm hồn, làm phong phú thêm sự hiểu biết và lòng nhạy cảm của tôi đối với thế giới xung quanh.
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Tin học 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Tin học 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Tiếng Anh 6 - ilearn Smart World
- Ngữ pháp Tiếng Anh 6 i-learn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 6 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Giải sbt Tiếng Anh 6 - iLearn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 6 iLearn Smart World theo Unit có đáp án