TOP 10 mẫu Nói về một anh hùng hoặc một tài năng nhỏ tuổi mà em biết (2024) SIÊU HAY
Nói về một anh hùng hoặc một tài năng nhỏ tuổi mà em biết lớp 4 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 4 hay hơn.
Nói về một anh hùng hoặc một tài năng nhỏ tuổi mà em biết
Đề bài: Nói về một anh hùng hoặc một tài năng nhỏ tuổi mà em biết.
Nói về một anh hùng hoặc một tài năng nhỏ tuổi mà em biết (mẫu 1)
Anh Kơ - pa Kơ - Lơng sinh ngày 19 - 8 - 1948 người dân tộc Gia Rai, Tây Nguyên. Căm thù Mỹ - Diệm giết cha trong cuộc nổi dậy của dân làng Kơ - lơng quyết chí trả thù.
Mới 13 tuổi, Kơ - lơng đã xin vào du kích, nhưng không được xã đội nhân vì còn bé không có súng để đành giặc, anh đã tự làm lấy nỏ, vót tên, phục kích bắn bị thương một tên địch. Nó không chết vì không tẩm thuốc. Kơ - lơng xin người già mũi tên có thuốc và bắn chết liên tiếp ba tên liền. Thế là sau đó, Kơ - lơng được gia nhajao du kích và được phát súng. Nhận ba viên đạn với điều kiện phải hạ ba tên giặc. Anh đã bắn phát thứ nhất bắn xâu táo xiên một lúc năm tên địch. Phát thứ hai xâu táo ba tên, hai thằng chết tại chỗ. Hạ quá ba tên rồi, anh nộp lại viên thứ ba. Đến trận khác anh bắn ba viên hạ bảy tên địch. Trận khác anh lại bắn bảy viên đạn hạ mười chín tên giặc. Trong đơn xin gia nhập quân đội, anh viết "Em đã giết ba mươi bốn tên Mỹ Ngụy, phá tám xe cơ giới. Nay em đã lớn, xin cấp tên cho em được làm giải phóng quân."
Năm 15 tuổi, anh đánh 30 trận, giặt 12 quả mìn, lật nhào 8 xe cơ giới, diệt 88 tên địch, trong đó có 4 tên xâm lược mỹ. Anh đã được tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vu trang nhân dân.
Nói về một anh hùng hoặc một tài năng nhỏ tuổi mà em biết (mẫu 2)
Lê văn Tám con nhà nghèo ở gần chợ Đa Kao, Sài Gòn. Hàng ngày phải đi bán lạc rang, đánh giày để kiếm sống. Với những cảnh chết chóc của đồng bào ta dưới sự dã man của giặc Pháp, Tám nảy ra ý định phá kho xăng đạn của giặc tại Thị Nghè.
Sau nhiều lần bán lạc rang để dò la Tám đã quen mặt với bọn lính gác; Lợi dụng lúc bọn lính lơ là, Tám giấu xăng trong người chạy như bay vào chỗ để xăng quẹt diêm bốc cháy, cả kho xăng và đạn cháy nổ rầm trời thành phố.
Lê Văn Tám đã anh dũng hy sinh để lại hình ảnh thành đồng của tổ quốc: “Em bé đuốc sống”, chúng em rất cảm phục anh và luôn nhớ đến anh. Là học sinh chúng em được sống trong hòa bình sẽ cố gắng học tập thật giỏi để không phụ công những anh hùng như anh.
Nói về một anh hùng hoặc một tài năng nhỏ tuổi mà em biết (mẫu 3)
Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hòa (nay là Trường Hà), Hà Quảng, Cao Bằng
Anh là một trong 5 đội viên đầu tiên của Đội nhi đồng Cứu quốc thôn Nà Mạ và cũng là tổ chức Đội đầu tiên của Đội ta được thành lập khi mặt trận Việt Minh ra đời (1941).
Trong buổi thành lập Đội, Kim Đồng được bầu làm tổ trưởng. Kim Đồng là con trai út của một gia đình nông dân nghèo. Bố mất sớm. Anh trai tham gia cách mạng và hy sinh khi còn trẻ.
Từ năm 1940, ở quê Dền đã có phong trào cách mạng. Dền được anh trai và anh cán bộ như anh Đức Thanh giác ngộ cách mạng. Dền đã theo các anh làm các công việc: canh gác, chuyển thư từ, nghe nói chuyện về tội ác của quân giặc… nhờ đó Dền đã sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Dền đã mau chóng làm quen với cách thức làm công tác bí mật, nhiều lần đưa, chuyển thư từ, đưa đường cho cán bộ lọt qua sự bao vây, canh gác của địch.
Năm 1941, Bác Hồ về Pắc Pó, Kim Đồng từng được gặp Bác ở căn cứ cách mạng.
Bước sang năm 1943, bọn địch khủng bố, đánh phá dữ dội vùng Pắc Pó. Trong một lần đi liên lạc về, giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta, Kim Đồng đã nhanh trí nhử cho bọn địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin.
Hôm ấy là ngày 11 tháng giêng Âm lịch năm 1943, Anh vừa tròn 14 tuổi.
Ngày nay, mộ của Kim Đồng đã được đội viên cả nước góp phần xây dựng tại nơi anh ngã xuống. Ngày 15-5-1986, nhân kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đội, mộ của Anh và tượng người đội viên liệt sĩ anh hùng Kim Đồng đang tung con chim sáo bay lên đã được khánh thành. Từ đó đến nay nơi đây đã trở thành khu di tích Kim Đồng chào đón các thế hệ thiếu nhi Việt Nam đến nơi thành lập Đội TNTP, với người đội trưởng đầu tiên của mình, đến với quê hương cách mạng có suối Lê-nin, có núi Các Mác và hang Pắc Pó mãi mãi khắc sâu trong tâm trí của thiếu nhi Việt Nam.
Xem thêm các chương trình khác: