TOP 10 mẫu Kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể (2024) SIÊU HAY

Kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể lớp 4 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 4 hay hơn.

1 2,790 21/12/2023


Kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể

Đề bài: Kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể.

TOP 10 mẫu Kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể  (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể (mẫu 1)

Ngày xửa ngày xưa, thần Giao Long biến thành bà lão già nua bệnh tật để đi thử lòng mọi người. Đến đâu bà lão cũng bị người ta xa lánh. Một hôm bà lão tìm đến một nơi đang diễn ra lễ hội đồng vui. Mọi người đều ăn mặc đẹp, thắp hương khấn cầu Trời, Phật, thần linh ban cho nhiều phúc lộc. Ai cũng nói đến chuyện làm phúc, chuyện lễ nghĩa. Nhưng mọi người đều xa lánh, đều từ chối, đều xua đuổi bà lão đói khổ khi bà cất tiếng van xin.

Trời sắp tối. Bà lão ăn mày lập cập bước vào một túp lều của hai mẹ con bà Góa nghèo khổ. Chỉ có một bát cơm nguội, hai mẹ con dành cho bà lão ăn mày. Chỉ có một manh chiếu rách, hai mẹ con cũng nhường cho con người khốn khổ. Bà lão ăn mày cảm động lắm cất tiếng cảm ơn và nói: "Hai mẹ con bà tuy nghèo mà phúc đức lắm, Trời sẽ phù hộ cho". Trước khi bước ra đi, bà lão đưa cho hai mẹ con bà Góa một gói tro, một chiếc vỏ trấu và dặn: "Nhớ giữ lấy để phòng thân. Lũ lụt, mưa to gió lớn thì rắc tro xung quanh nhà. Nước dâng lên thì thả vỏ trấu xuống...". Rồi bà lão ăn mày biến mất.

Đêm ấy mưa to gió lớn, thần Giao Long còn hóa phép làm cho đất sụt xuống, nước phun lên, dâng lên trắng cả trời đất như biển. Nhiều người bị chết đuối, bị lũ cuốn đi. Hai mẹ con bà Góa rắc tro xung quanh túp lều mình, nước không tràn vào được. Chiếc vỏ trấu, hai mẹ con vừa thả xuống nước, tức thì hóa thành một chiếc thuyền độc mộc rất to, rất dài. Với chiếc thuyền độc mộc ấy, hai mẹ con bà Góa đã cứu được bao nhiêu người thoát chết. Họ không bao giờ quên công ơn của hai mẹ con bà.

Nơi thần Giao Long làm sụt đất ấy biến thành một cái hồ sâu, dài, rộng, bốn bề là vách núi, được người đời gọi là hồ Ba Bể. Giữa hồ mênh mông nổi lên một cái gò cao gọi là gò Bà Góa.

Đã bao đời nay, dân gian vẫn lưu truyền câu ca dao:

"Bắc Cạn có suối đãi vàng,

Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh".

Kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể (mẫu 2)

Ngày xưa, ở vùng Bắc Cạn, mỗi năm dân làng Năm Mẫu đều có tổ chức lễ cúng Phật lớn, gọi là lễ Vô Giá. Dân chúng khắp miền mạn ngược tề tựu lại rất đông. Một hôm, có một bà lão bệnh cùi đến làng dự lễ. Quần áo bà rách rưới, tả tơi. Người bà bốc mùi hôi hám, rất khó chịu, khiến mọi người phải lánh xa. Bà lão hủi này đến nhà nào xin ăn, đều bị xua đuổi, mắng nhiếc. Người ta sợ lây bệnh cùi hủi.

Tuy nhiên, có người biết động lòng thương hại. Đó là một người đàn bà goá, ở với con trai. Bà không kinh tởm, gọi bà lão hủi vào nhà cho ăn uống no đủ. Sau đó, bằng lòng cho bà lão ăn mày ngủ nhờ một đêm, ở góc vựa lúa, trong lều. Đến nửa đêm, hai mẹ con bỗng giật mình thức giấc, nghe có tiếng động ầm ầm dữ dội từ phiá vựa thóc. Mở cửa vựa thóc ra, không thấy bà lão cùi đâu, mà là một con rắn lớn uốn mình ầm ầm như tiếng sấm. Hai mẹ con kinh hãi trở ra, thao thức, lo sợ, không ngủ được nữa. Đến sáng, thấy bà lão đi ra từ vựa thóc, nói:

– Tôi thật sự không phải là người, chỉ giả dạng ăn mày để thử lòng từ thiện của tín hữu nam nữ đến làng Năm Mẫu lễ Phật. Tất cả mọi người đều xua đuổi tôi, ngoại trừ 2 mẹ con nhà này. Họ đều là khẩu Phật tâm xà, sẽ không tránh khỏi hình phạt của bề trên đã giao phó cho tôi thi hành. Hai mẹ con bà biết thương kẻ khốn cùng, cho nên tôi xin báo trước là sắp có tai họa lớn xảy ra. Hễ khi nào thấy có nước nguồn bắt đầu đổ về đây, thì hai mẹ con hãy mau mau chạy lên đỉnh núi mà tránh.

Nói xong, bà lão biến mất. Qua ngày hôm sau, trong lúc mọi người đang chen nhau đến dự lễ Phật giữa làng, bỗng nhiên, nước ở đâu cuồn cuộn đổ tới tứ phía, tràn vào thung lũng. Người ta trèo lên mái nhà, trèo lên cây. Nhưng nước cứ dâng tràn đầy lên mãi, ngập cả những nóc nhà và cây cao. Tất cả mọi người đều bị chết ngộp, trừ 2 mẹ con bà goá kia đã chạy vội thoát lên được trên đỉnh núi cao.

Trên núi, hai mẹ con dựng lên một gian nhà nhỏ sinh sống. Nơi này, về sau trở thành một ngôi làng đông đúc, và ngày nay vẫn có tên là làng Năm Mẫu. Cả thung lũng bị nước tràn ngập thì hoá thành 3 cái hồ rộng lớn, mênh mông như bể, nên người ta gọi là Hồ Ba Bể. Nước ở ba hồ lưu thông nhau, nhưng ghe thuyền không thể đi được từ hồ này sang hồ kia, vì có các đập đá lớn ngăn trở. Hồ Ba Bể rộng bát ngát, nước trong xanh như ngọc bích, nổi bật giữa núi rừng hùng vĩ của miền thượng du Bắc Việt.

1 2,790 21/12/2023