TOP 10 đề thi Học kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 (Chân trời sáng tạo) năm 2025 có đáp án

Bộ đề thi Học kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 (Chân trời sáng tạo) năm 2025 có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Lịch sử và Địa lí 8 Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1 743 04/10/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Học kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bộ đề thi Học kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 (Chân trời sáng tạo) năm 2025 có đáp án

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học ...

Môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:

Câu 1. Sau thất bại tại Đà Nẵng, tháng 2/1859, thực dân Pháp buộc phải chuyển quân vào

A. Gia Định.

B. Vĩnh Long.

C. Hà Tiên.

D. An Giang.

Câu 2. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau?

“Tấm gương trung liệt sáng ngời

Quyết không khuất phục bọn người xâm lăng

Xé đồ băng bó vết thương

Nhịn ăn đến chết, chọn đường tự do”

A. Hoàng Diệu.

B. Nguyễn Tri Phương.

C. Trương Định.

D. Nguyễn Trung Trực.

Câu 3. Nguyên nhân sâu xa thúc đẩy thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam là gì?

A. Nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân lực,...

B. Nhà Nguyễn thực hiện chính sách cấm đạo Gia-tô và giết giáo sĩ.

C. Nhiều nước phương Tây ráo riết chuẩn bị xâm chiếm Việt Nam.

D. Phong trào đấu tranh chống Triều Nguyễn nổ ra rầm rộ.

Câu 4. Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận nền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất nước Việt Nam thông qua hai bản hiệp ước nào?

A. Hiệp ước Nhâm Tuất và Giáp Tuất.

B. Hiệp ước Giáp Tuất và Hácmăng.

C. Hiệp ước Quý Mùi và Nhâm Tuất.

D. Hiệp ước Hácmăng và Patơnốt.

Câu 5. Vào năm 1872, cơ quan nào của triều đình nhà Nguyễn đã tấu xin vua Tự Đức mở các cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để thông thương với nước ngoài?

A. Viện Thương bạc.

B. Viện Cơ mật.

C. Sở Tịch điền.

D. Hàn lâm viện.

Câu 6. Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở thúc đẩy các quan lại, sĩ phu yêu nước thức thời ở Việt Nam đưa ra đề nghị cải cách, canh tân đất nước?

A. Lòng yêu nước, thương dân.

B. Tình cảnh đất nước ngày càng nguy nan.

C. Mong muốn cho nước nhà phát triển giàu mạnh.

D. Mong muốn có một vị trí xứng đáng trong triều đình.

Câu 7. Năm 1906, Phan Châu Trinh cùng nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam đã

A. tổ chức phong trào Đông Du.

B. mở cuộc vận động Duy Tân.

C. tổ chức ám sát các tên Việt gian.

D. thành lập trường Đông Kinh nghĩa thục.

Câu 8. Đầu thế kỉ XX, dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 - 1914), ở Việt Nam đã xuất hiện những lực lượng xã hội mới là

A. tư sản, nông dân và tiểu tư sản.

B. tư sản, công nhân và địa chủ.

C. công nhân, tư sản và tiểu tư sản.

D. tiểu tư sản thành thị và công nhân.

Câu 9. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp, Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập đã trở thành nước

A. phong kiến nửa thuộc địa.

B. tư bản chủ nghĩa lệ thuộc.

C. phong kiến có tính chất dân chủ.

D. thuộc địa nửa phong kiến.

Câu 10. Hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 - 1918 có ý nghĩa như thế nào?

A. Đặt cơ sở cho việc xác định con đường cứu nước mới.

B. Xác lập mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và thế giới.

C. Chuẩn bị về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản.

D. Xác định được con đường cứu nước mới cho dân tộc.

Câu 11. Cảng biển nào của Đại Việt đã trở thành thương cảng quốc tế quan trọng ở thời Lý - Trần?

A. Vân Đồn (Quảng Ninh).

B. Óc Eo (An Giang).

C. Phú Quốc (Kiên Giang).

D. Tân Châu (Bình Định).

Câu 12. Việc tổ chức các đơn vị hành chính tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Triều Nguyễn và chính quyền thực dân Pháp có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đấu tranh bảo vệ, thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông?

A. Khẳng định xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

B. Tổ chức khai thác kinh tế tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

C. Xây dựng cơ sở hạ tầng tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

D. Xây dựng lực lượng vũ trang bảo vệ ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Có ý kiến cho rằng: Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương ở Việt Nam. Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Tại sao?

B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:

Câu 1. Nhận xét nào sau đây đúng về đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi của biển Đông?

A. Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam.

B. Biển Đông trải dài từ 2⸰N đến 26⸰N.

C. Biển đông trải rộng từ khoảng kinh độ 100⸰Đ đến khoảng kinh đô 121⸰Đ.

D. Biển Đông thuộc Thái Bình Dương, là biển lớn thứ 3 trong các biển trên thế giới.

Câu 2. Quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á không tiếp giáp với biển Đông?

A. Cam-pu-chia.

B. Thái Lan.

C. Lào.

D. Xin-ga-po.

Câu 3. Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa năm 2000 được kí kết giữa Việt Nam quốc gia nào?

A. Việt Nam và Trung Quốc.

B. Việt Nam và Thái Lan.

C. Việt Nam và Phi-lip-pin.

D. Việt Nam và In-đô-nê-xi-a.

Câu 4. Các bộ phận vùng biển Việt Nam từ đất liền theo thứ tự nào sau đây?

A. Nội thủy, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải, thềm lục địa.

B. Thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế, vùng tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải, nội thủy.

C. Vùng tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, nội thủy.

D. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.

Câu 5. Đảo Lý Sơn thuộc tỉnh/thành phố nào?

A. Phú Yên.

B. Quảng Ngãi.

C. Quảng Trị.

D. Bình Định.

Câu 6. Đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh/thành phố nào?

A. Phú Yên.

B. Quảng Ngãi.

C. Quảng Trị.

D. Bình Định.

Câu 7. Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để sản xuất muối?

A. Đường bờ biển dài, biển có độ muối trung bình cao kết hợp nền nhiệt cao và nhiều nắng.

B. Nhiều vũng vịnh, cảng biển, người dân có truyền thống nghề sản xuất muối.

C. Có 28/63 tỉnh/thành phố giáp biển, nhiệt độ cao trên 25℃.

D. Người dân có nhiều kinh nghiệm, đường bờ biển dài.

Câu 8. Titan phân bố chủ yếu ở đâu?

A. Quảng Ninh.

B. Lào Cai.

C. Tây Nguyên.

D. Ven biển Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Câu 9. Cát thủy tinh phân bố chủ yếu ở đâu?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Thềm lục địa phía Nam.

Câu 10. Đâu không phải là đặc điểm môi trường biển đảo Việt Nam?

A. Môi trường nước biển.

B. Môi trường không khí.

C. Môi trường bờ biển, bãi biển.

D. Môi trường các đảo, cụm đảo.

Câu 11. Bão trên biển Đông thường được hình thành ở đâu?

A. phía bắc Thái Bình Dương.

B. phía nam Thái Bình Dương.

C. phía tây Thái Bình Dương.

D. phía đông Thái Bình Dương.

Câu 12. Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm khí hậu vùng biển nước ta?

A. Khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. Nhiệt độ không khí trung bình năm khá cao, khoảng 26℃.

C. Phân hóa theo chiều bắc – nam.

D. Nhiệt độ có xu hướng giảm dần từ vùng biển phía bắc xuống vùng biển phía nam.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Trình bày đặc điểm tài nguyên khoáng sản ở vùng biển nước ta,

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-B

3-A

4-D

5-A

6-D

7-B

8-C

9-D

10-A

11-A

12-A

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

- Đồng ý với nhận định

- Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương, vì:

+ Về thời gian: Đây là cuộc khởi nghĩa có thời gian diễn ra lâu nhất (11 năm).

+ Về không gian - địa bàn hoạt động: Cuộc khởi nghĩa lan rộng ra cả bốn tỉnh (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình).

+ Về sự chuẩn bị và nghệ thuật, cách đánh: Nghĩa quân được tổ chức quy củ, phiên chế thành 15 quân thứ, đặt dưới sự chỉ huy của các tướng lĩnh tài ba, tự chế tạo được súng trường theo mẫu súng của Pháp. Trong quá trình khởi nghĩa, nhiều lần nghĩa quân chủ động tổ chức các cuộc tập kích, tấn công tiêu diệt quân Pháp, đẩy lùi nhiều cuộc hành quân của Pháp, gây nhiều thiệt hại cho Pháp,...

+ Về ý nghĩa, tác động: Làm chậm lại quá trình bình định Việt Nam của thực dân Pháp. Sau khi dập tắt được cuộc khởi nghĩa Hương Khê, thực dân Pháp mới tiến hành được cuộc khai thác Việt Nam trên quy mô cả nước.

B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1- D

2- C

3- A

4- D

5- B

6- C

7- A

8- D

9- B

10- B

11- C

12- D

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm).

Đặc điểm tài nguyên khoáng sản ở vùng biển nước ta:

* Dầu mỏ và khí tự nhiên:

- Vùng biển nước ta có nguồn tài nguyên dầu khí phong phú với trữ lượng ước tính vài tỉ tấn và hàng trăm tỉ m3 khí.

- Nước ta đã thăm dò ở vùng thềm lục địa có 8 bể trầm tích gồm: sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay – Thổ Chu, Tư Chính – Vùng Mây, Hoàng Sa và nhóm bể Trường Sa với diện tích hàng triệu km2.

* Muối:

- Điều kiện thuận lợi: đường bờ biển dài, biển có độ muối trung bình cao, kết hợp nền nhiệt độ cao và nhiều nắng.

- Phân bố: các tỉnh ven biển Nam Trung bộ và Nam Bộ (như Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Ninh Thuận,…).

* Một số tài nguyên khoáng sản khác:

- Titan: ven biển miền Trung với trữ lượng dự báo khoảng 650 triệu tấn, tập trung ở ven biển Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu.

- Cát thủy tinh: phân bố vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

* Ngoài ra còn có phốt pho ở các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, băng chát, đồng, chì, kẽm,… phân bố ở đáy biển hoặc nằm trong lòng đất dưới đáy biển.

.........................................

.........................................

.........................................

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

1 743 04/10/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: