TOP 10 đề thi Giữa Học kì 1 Lịch sử và Địa lí 8 (Chân trời sáng tạo) năm 2024 có đáp án

Bộ đề thi Giữa Học kì 1 Lịch sử và Địa lí 8 (Chân trời sáng tạo) năm 2024 có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Lịch sử và Địa lí 8 Giữa Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

1 1,725 04/10/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 1 Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bộ đề thi Giữa Học kì 1 Lịch sử và Địa lí 8 (Chân trời sáng tạo) năm 2024 có đáp án

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học ...

Môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

A - PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

Câu 1. Lực lượng nào giữ vai trò lãnh đạo trong cuộc cách mạng tư sản Anh (1642 - 1688)?

A. Giai cấp tư sản và nông dân.

B. Quý tộc mới và tăng lữ Giáo hội.

C. Quý tộc phong kiến và chủ nô.

D. Giai cấp tư sản và quý tộc mới.

Câu 2. Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ đã đạt được kết quả nào?

A. Đưa người lao động Bắc Mỹ lên nắm chính quyền.

B. Lật đổ ách cai trị của thực dân Anh ở Bắc Mỹ.

C. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế ở Bắc Mỹ.

D. Nhà nước quân chủ lập hiến ra đời ở Bắc Mỹ.

Câu 3. Ở Pháp, vào cuối thế kỉ XVIII, những đẳng cấp nào không phải đóng thuế?

A. Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.

B. Tăng lữ Giáo hội và Quý tộc.

C. Đẳng cấp thứ ba và Tăng lữ.

D. Giai cấp tư sản và nông dân.

Câu 4. Sự kiện nào dưới đây đã châm ngòi cho sự bùng nổ của Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII)?

A. Rô-be-spie thiết lập nền chuyên chính dân chủ cách mạng (tháng 7/1793).

B. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền được thông qua (tháng 8/1789).

C. Quần chúng nhân dân Pa-ri đánh chiếm ngục Ba-xti (tháng 7/1789).

D. Vua Lu-i XVI bị xử tử với tội danh phản bội Tổ quốc (tháng 1/1793).

Câu 5. Những thành tựu đạt được cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX) đã đưa con người bước sang thời đại

A. “văn minh thông tin”.

B. “văn minh trí tuệ”.

C. “văn minh công nghiệp”.

D. “văn minh nông nghiệp”.

Câu 6. Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, quốc gia đầu tiên ở châu Âu tiến lên con đường công nghiệp hóa là

A. Anh.

B. Tây Ban Nha.

C. Đức.

D. Pháp.

Câu 7. Đến cuối thế kỉ XIX, những nước nào ở Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa của thực dân Pháp?

A. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

B. Xiêm, Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a.

C. Phi-líp-pin, Mi-an-ma, Lào.

D. Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Lào.

Câu 8. Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Xiêm vẫn giữ được độc lập dân tộc vì

A. tiến hành canh tân đất nước và chính sách ngoại giao mềm dẻo.

B. kiên quyết huy động toàn dân đứng lên đấu tranh chống xâm lược.

C. nước Xiêm nghèo tài nguyên, lại thường xuyên hứng chịu thiên tai.

D. dựa vào sự viện trợ của Nhật Bản để đấu tranh chống xâm lược.

Câu 9. Để thực thi chủ quyền của nhà nước Đại Việt đối với Hoàng Sa - Trường Sa, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã cho thành lập những hải đội nào?

A. Hải đội Hoàng Sa và Trường Sa.

B. Hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải.

C. Hải đội Tư Nghĩa và Bắc Hải.

D. Hải đội Trường Sa và Côn Lôn.

Câu 10. Quá trình khai hoang, lập ấp của người Việt tại các vùng đất thuộc khu vực Nam Bộ của Việt Nam hiện nay được thúc đẩy nhanh hơn sau cuộc hôn nhân giữa

A. công chúa Huyền Trân và vua Chăm-pa.

B. công chúa Ngọc Vạn và vua Cam-pu-chia.

C. công chúa An Tư và tướng Thoát Hoan.

D. công chúa Ngoạn Thiềm và Nguyễn Nộn.

Câu 11. Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu đặt tên cho chiếc chùa Cầu (Hội An) là “Lai Viễn Kiều” với ý nghĩa “Cầu đón khách phương xa” để bày tỏ sự hiếu khách và cởi mở trong giao thương với thương nhân nước nào?

A. Hà Lan.

B. Tây Ban Nha.

C. Trung Quốc.

D. Nhật Bản.

Câu 12. Chữ La-tinh ghi âm tiếng Việt có ưu điểm gì?

A. Tiện lợi, khoa học, dễ ghi nhớ, dễ sử dụng.

B. Có hàng nghìn kí tự, thuận lợi cho việc diễn đạt.

C. Dễ ghi nhớ vì sử dụng hình vẽ để biểu thị ngôn từ.

D. Dễ sử dụng vì có nhiều kí tự, hình vẽ để biểu đạt.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

a) Phân tích hệ quả của cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn

b) Giả sử là một người dân sống ở thế kỉ XVI - XVII, em hãy đưa ra ít nhất một lí do phản đối các cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn.

B - PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Trên đất liền, nước ta không chung đường biên giới với quốc gia nào?

A. Trung Quốc.

B. Mi - an - ma.

C. Lào.

D. Cam-pu-chia.

Câu 2. Vùng trời của Việt Nam là:

A. khoảng không gian bao trùm lên toàn bộ lãnh thổ nước ta.

B. toàn bộ đất liền và đảo.

C. một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm vùng đất và vùng biển.

D. diện tích khoảng 1 triệu km2 .

Câu 3. Tự nhiên nước ta phân hóa đa dạng thành các vùng khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam, giữa miền núi và đồng bằng, ven biển, hải đảo là do?

A. Tiếp giáp với vùng biển rộng lớn và địa hình phân bậc rõ nét.

B. Vị trí nằm trong vùng nhiệt đới ở nửa cầu Bắc.

C. Lãnh thổ kéo dài theo chiều kinh tuyến.

D. Vị trí địa lí và hình thể nước ta.

Câu 4. Ở nước ta, diện tích đồng bằng chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong tổng diện tích lãnh thổ?

A. 3/4.

B. 1/4.

C. 2/4.

D. 2/3.

Câu 5. Khu vực đồi núi nào sau đây của nước ta đặc trưng bởi hướng núi vòng cung?

A. Tây Bắc.

B. Đông Bắc.

C. Trường Sơn Bắc.

D. Trường Sơn Nam.

Câu 6. Địa hình bờ biển nước ta có những kiểu nào?

A. bồi tụ và mài mòn.

B. nhiều vũng và bãi cát.

C. bồi tụ và nhiều đảo, vịnh.

D. bờ biển và thềm lục địa.

Câu 7. Địa hình đồng bằng nước ta bao gồm:

A. đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

B. đồng bằng sông Hồng và đồng bằng ven biển miền Trung.

C. đồng bằng châu thổ các sông và các đồng bằng duyên hải miền Trung.

D. đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng châu thổ.

Câu 8. Phạm vi của vùng núi Đông Bắc nằm ở đâu?

A. Tả ngạn sông Hồng.

B. Hữu ngạn sông Hồng.

C. Phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.

D. Phía Nam dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ.

Câu 9. Nhận xét nào sau đây đúng với thế mạnh địa hình bờ biển của nước ta?

A. Phát triển du lịch, nuôi trồng hải sản, xây dựng cảng.

B. Nhiều khu vực bị mài mòn, sạt lở.

C. Sản xuất lương thực, thực phẩm, cây ăn quả và thủy sản.

D. Hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc lớn.

Câu 10. Than phân bố chủ yếu ở đâu?

A. Tây Bắc.

B. Đông Bắc.

C. Tây Nguyên.

D. Đông Nam Bộ.

Câu 11. Bô-xit phân bố chủ yếu ở đâu?

A. Tây Bắc.

B. Đông Bắc.

C. Tây Nguyên.

D. Đông Nam Bộ.

Câu 12. Nhận xét nào sau đây không đúng về hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản ở nước ta?

A. Là nguồn tài nguyên chính cho các ngành công nghiệp.

B. Góp phần đảm bảo ann ninh năng lượng, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất và sinh hoạt.

C. Các loại khoáng sản còn ở dạng tiềm năng hiện nay đang được thăm dò và chưa được khai thác.

D. Một số loại khoáng sản chưa được khai thác, sử dụng hợp lí và hiệu quả.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Trình bày đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI

A - PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

1- D

2- B

3- B

4- C

5- C

6- A

7- A

8- A

9- B

10- B

11- D

12- A

II. Tự luận (2,0 điểm)

♦ Yêu cầu a)

- Hệ quả tiêu cực:

- Đất nước Đại Việt bị chia cắt thành 2 đàng, lấy sông Gianh làm giới tuyến:

+ Đàng Ngoài: từ sông Gianh trở ra Bắc, do con cháu họ Trịnh thay nhau cai quản.

+ Đàng Trong: từ sông Gianh trở vào Nam, do con cháu họ Nguyễn truyền nối nhau cầm quyền.

- Hình thành nên cục diện “một cung vua - hai phủ chúa” (do cả hai chính quyền Trịnh, Nguyễn đều dùng niên hiệu vua Lê, đều thừa nhận quốc hiệu Đại Việt).

+ Ở Đàng Ngoài: trên danh nghĩa, vua Lê vẫn là người đứng đầu đất nước, nhưng thực tế, họ Trịnh nắm toàn quyền thống trị.

+ Ở Đàng Trong: con cháu họ Nguyễn cũng nối nhau cầm quyền, gọi là “chúa Nguyễn".

- Cuộc xung đột kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn đã làm suy kiệt sức người, sức của; tàn phá đồng ruộng, xóm làng; giết hại nhiều người dân vô tội; chia cắt đất nước và làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia - dân tộc.

- Hệ quả tích cực: để củng cố thế lực, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã từng bước khai phá, mở rộng lãnh thổ về phía Nam; đồng thời triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

♦ Yêu cầu b) HS trình bày suy nghĩ cá nhân

B - PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

1- B

2- A

3- C

4- B

5- B

6- A

7- C

8- A

9- A

10- B

11- C

12- C

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

* Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam

a. Địa hình phần lớn là đồi núi

- Nước ta có khoảng ¾ diện tích lãnh thổ đất liền là đồi núi, kéo dài từ Tây Bắc đến Đông Nam Bộ.

- Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp dưới 1000m (chiếm 85% diện tích cả nước): các núi cao trên 2000m chiếm 1% diện tích cả nước.

- Đồng bằng chiếm ¼ diện tích đất liền bao gồm: đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển.

b. Địa hình được nâng lên tạo thành nhiều bậc

- Địa hình nước ta được hình thành qua các giai đoạn khác nhau, đến thời kì Tân kiến tạp được nâng lên và phân thành các bậc địa hình kế tiếp nhau: núi cao, núi trung bình, núi thấp, đồi, đồng bằng ven biển, thềm lục địa.

c. Địa hình mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa

- Quá trình phong hóa; lượng mưa lớn và tập trung theo mùa làm cho quá trình xâm thực, xói mòn diễn ra mạnh mẽ, địa hình bị cắt xẻ, tạo thành nhiều dạng địa hình độc đáo.

d. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người

- Các dạng địa hình nhân tạo: đô thị, hầm mỏ, đê, đập,…

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng truy cập Link tài liệu

1 1,725 04/10/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: