Đề cương ôn tập Lịch sử và Địa lí 8 Học kì 2 (Chân trời sáng tạo 2025)

Vietjack.me biên soạn và giới thiệu Đề cương ôn tập Lịch sử và Địa lí 8 Học kì 2 sách Chân trời sáng tạo giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi Lịch sử và Địa lí 8 Học kì 2.

1 454 04/10/2024


Đề cương ôn tập Lịch sử và Địa lí 8 Học kì 2 (Chân trời sáng tạo 2025)

A. Ôn tập phần Lịch sử

Câu 1: Người phát minh ra máy điện thoại là

  • A. R. Phơn-tơn.
  • B. G. Men-đen.
  • C. T. Ê-đi-xơn.
  • D. A.G. Bell.

Câu 2: Năm 1807, R. Phơn-tơn (người Mỹ) đã chế tạo thành công

  • A. máy hơi nước.
  • B. động cơ đốt trong.
  • C. đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.
  • D. tàu thủy chạy bằng hơi nước.

Câu 3: Trong thế kỉ XVIII - XIX, trên lĩnh vực quân sự, con người đã phát minh ra những loại vũ khí nào?

  • A. Bom nguyên tử, súng trường,...
  • B. Đại bác, súng trường, ngư lôi,…
  • C. Súng thần cơ, bom nguyên tử,…
  • D. Tên lửa, đại bác, súng trường,…

Câu 4: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những thành tựu về kĩ thuật của nhân loại trong các thế kỉ XVIII - XIX?

  • A. Kĩ thuật luyện kim được cải tiến.
  • B. Sử dụng phổ biến năng lượng Mặt Trời.
  • C. Giao thông vận tải có những tiến bộ vượt bậc.
  • D. Tìm ra nhiều nguồn nguyên liệu, nhiên liệu mới.

Câu 5: Ai là tác giả của Thuyết tiến hóa?

  • A. Sác-lơ Đác-uyn.
  • B. G. Men-đen.
  • C. Đ. I. Men-đê-lê-ép.
  • D. Pi-e Quy-ri.

Câu 6: Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân thúc đẩy các nước phương Tây xâm lược Trung Quốc?

  • A. Chế độ phong kiến Mãn Thanh lâm vào tình trạng khủng hoảng.
  • B. Trung Quốc giàu tài nguyên, dân số đông, thị trường tiêu thụ rộng.
  • C. Nhà Thanh đốt thuốc phiện của thương nhân các nước phương Tây.
  • D. Nhu cầu cao của các nước phương Tây về vốn, nhân công, thị trường.

Câu 7: Thực dân Anh dựa vào duyên cớ nào để tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc (1840 - 1842)?

  • A. Nhà Thanh không phép cho tàu thuyền của Anh vào tránh bão.
  • B. Nhà Thanh tịch thu và tiêu hủy thuốc phiện của thương nhân Anh.
  • C. Chính quyền Mãn Thanh thi hành chính sách cấm đạo Thiên Chúa.
  • D. Chính quyền Mãn Thanh vi phạm điều khoản trong Hiệp ước Nam Kinh.

Câu 8: Sau thất bại trong cuộc chiến tranh thuốc phiện, chính quyền Mãn Thanh đã buộc phải kí kết với Anh bản hiệp ước nào sau đây?

  • A. Hiệp ước Tân Sửu.
  • B. Hiệp ước Nam Kinh.
  • C. Hiệp ước Hoàng Phố.
  • D. Hiệp ước Nhâm Tuất.

Câu 9: Đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Anh đã chiếm được vùng đất nào của Trung Quốc?

  • A. Sơn Đông.
  • B. Đông Bắc.
  • C. Châu thổ sông Trường Giang.
  • D. Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây.

Câu 10: Đến cuối thế kỉ XIX, vùng Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc đã trở thành khu vực ảnh hưởng của đế quốc nào?

  • A. Anh.
  • B. Pháp.
  • C. Đức.
  • D. Nga.

Câu 11: Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện giải pháp gì để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng?

  • A. Nhờ cậy các nước tư bản phương Tây giúp đỡ.
  • B. Tiến hành cải cách trong nội bộ Mạc phủ Tô-ku-ga-oa.
  • C. Cải cách đất nước theo mô hình của các nước phương Tây.
  • D. Thiết lập chế độ Mạc phủ mới thay thế cho Mạc phủ Tô-ku-ga-oa.

Câu 12: Hiến pháp năm 1889 đã xác lập thể chế chính trị nào ở Nhật Bản?

  • A. Quân chủ chuyên chế.
  • B. Quân chủ lập hiến.
  • C. Cộng hòa đại nghị.
  • D. Cộng hòa Tổng thống.

Câu 13: Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản mang tính chất của một cuộc

  • A. cách mạng vô sản.
  • B. cách mạng tư sản.
  • C. chiến tranh giải phóng dân tộc.
  • D. cách mạng tư sản kiểu mới.

Câu 14: Nội dung nào không phản ánh đúng những chính sách cải cách của Thiên hoàng Minh Trị trên lĩnh vực kinh tế?

  • A. Thống nhất tiền tệ và thị trường.
  • B. Cho phép mua bán ruộng đất.
  • C. Xây dựng đường xá, cầu cống.
  • D. Kìm hãm kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Câu 15: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng về cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản?

  • A. Diễn ra dưới hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc.
  • B. Mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để.
  • C. Diễn ra khi Nhật Bản đã là thuộc địa của tư bản phương Tây.
  • D. Thất bại, Nhật Bản lệ thuộc nặng nề vào các nước phương Tây.

Câu 16: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách cai trị trên lĩnh vực kinh tế của thực dân Anh ở Ấn Độ?

  • A. Cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền.
  • B. Phát triển công nghiệp chế biến.
  • C. Mở mang giao thông vận tải.
  • D. Hạn chế hoạt động khai thác mỏ.

Câu 17: Trên lĩnh vực chính trị, trong quá trình cai trị Ấn Độ, thực dân Anh không thực hiện chính sách nào sau đây ?

  • A. Nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ.
  • B. Mua chuộc tầng lớp phong kiến bản xứ.
  • C. Để cho Ấn Độ hưởng quy chế tự trị.
  • D. Khơi sâu mâu thuẫn chủng tộc, đẳng cấp.

Câu 18: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả từ chính sách khai thác kinh tế của thực dân Anh đối với Ấn Độ?

  • A. Kinh tế phát triển thiếu cân đối.
  • B. Kinh tế Ấn Độ có sự phát triển vượt bậc.
  • C. Thiếu hụt lương thực, nạn đói trầm trọng.
  • D. Tài nguyên đất nước dần vơi cạn.

Câu 19: Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, bao trùm trong xã hội Ấn Độ là mâu thuẫn giữa

  • A. giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến.
  • B. nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh.
  • C. giai cấp tư sản với giai cấp vô sản.
  • D. giai cấp tư sản Ấn Độ với thực dân Anh.

Câu 20: Trong những năm 1857 - 1859, ở Ấn Độ đã diễn ra cuộc đấu tranh nào sau đây ?

  • A. Khởi nghĩa Xipay.
  • B. Phong trào bất bạo động.
  • C. Đấu tranh chống chia cắt xứ Ben-gan.
  • D. Phong trào Thái bình Thiên quốc.

B. Ôn tập phần Địa lí

Câu 1: Trên Biển Đông có dòng biển chảy theo mùa với các hướng chủ yếu là

  • A. Tây Nam vào mùa đông và Đông Nam vào mùa hạ.
  • B. Đông Bắc vào mùa hạ và Tây Nam vào mùa Đông.
  • C. Tây Nam vào mùa hạ và Đông Bắc vào mùa đông.
  • D. Đông Nam vào mùa đông và Tây Bắc vào mùa hạ.

Câu 2: Bão trên Biển Đông thường được hình thành ở vùng biển

  • A. phía tây Đại Tây Dương.
  • B. phía đông Thái Bình Dương.
  • C. phía nam Ấn Độ Dương.
  • D. phía tây Thái Bình Dương.

Câu 3: Trung bình mỗi năm trên Biển Đông xuất hiện bao nhiêu cơn bão?

  • A. 7 - 8 cơn bão.
  • B. 8 - 9 cơn bão.
  • C. 9 - 10 cơn bão.
  • D. 10 - 11 cơn bão.

Câu 4: Vùng biển của Việt Nam là một phần của

  • A. Biển Xu-Lu.
  • B. Biển Gia-va.
  • C. Biển Hoa Đông.
  • D. Biển Đông.

Câu 5: Biển Đông thuộc đại dương nào sau đây?

  • A. Đại Tây Dương.
  • B. Thái Bình Dương.
  • C. Nam Đại Dương.
  • D. Ấn Độ Dương.

Câu 6: Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở vịnh Bắc Bộ do Việt Nam với quốc gia nào sau đây kí kết?

  • A. Campuchia.
  • B. Thái Lan.
  • C. Trung Quốc.
  • D. Lào.

Câu 7: Vịnh Thái Lan không được bao bọc bởi quốc gia nào sau đây?

  • A. Việt Nam.
  • B. Thái Lan.
  • C. Trung Quốc.
  • D. Ma-lai-xi-a.

Câu 8: Hệ sinh thái rừng ngập mặn phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

  • A. Khắp trên cả nước.
  • B. Ở vùng đồi núi.
  • C. Cửa sông, ven biển.
  • D. Vùng đồng bằng.

Câu 9: Hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc trưng bởi các loại sinh vật nào sau đây?

  • A. Chè, táo, mận, lê.
  • B. Lúa, cây ăn quả.
  • C. Rừng tre, nứa, lim.
  • D. Mắm, vẹt, đước.

Câu 10: Hệ sinh thái nào sau đây không thuộc hệ sinh thái nhân tạo?

  • A. Đầm phá ven biển.
  • B. Vùng chuyên canh.
  • C. Các đồng ruộng.
  • D. Nuôi trồng thủy sản.

Câu 11: Hệ sinh thái nào sau đây không thuộc hệ sinh thái tự nhiên trên cạn?

  • A. Rừng ôn đới núi cao.
  • B. Trảng cỏ, cây bụi.
  • C. Rừng ngập mặn.
  • D. Rừng cận nhiệt.

Câu 12: Các hợp chất oxit sắt và oxit nhôm thường tích tụ thành kết von là do

  • A. nền nhiệt độ cao.
  • B. thảm thực vật ít.
  • C. bị rửa trôi mạnh.
  • D. bị phong hóa ít.

Câu 13: Nhiệt độ bề mặt nước biển trung bình năm là?

  • A. Dưới 23°C
  • B. Trên 23°C
  • C. Trên 24°C
  • D. Dưới 25°C

Câu 14: Trung bình mỗi năm có bao nhiêu cơn bão trực tiếp đổ bộ vào vùng biển Việt Nam?

  • A. 4 - 6 cơn bão
  • B. 3 - 5 cơn bão
  • C. 4 - 5 cơn bão
  • D. 3 - 4 cơn bão

Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không đúng với thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta?

  • A. Vùng biển có diện tích lớn gấp ba lần vùng đất liền.
  • B. Thềm lục địa nông, mở rộng ở phía Bắc và phía Nam.
  • C. Độ nông - sâu của thềm lục địa đồng nhất từ Bắc vào Nam.
  • D. Thềm lục địa miền Trung hẹp, tiếp giáp với vùng biển sâu.

Câu 16: Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa nước ta phát triển ở:

  • A. Vùng đồi núi
  • B. Vùng khô hạn
  • C. Vùng đồng bằng
  • D. Vùng nóng ẩm

Câu 17: Đặc điểm của tài nguyên sinh vật nước ta:

  • A. Tài nguyên sinh vật nước ta khá nghèo nàn.
  • B. Tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú đang dạng, đây là tài nguyên vô tận.
  • C. Tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú đang dạng, nên không cần phải bảo vệ.
  • D. Tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú đang dạng nhưng không là tài nguyên vô tận.

Câu 18: Nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm tài nguyên động vật của nước ta

  • A. Các loài động vật tự triệt tiêu nhau.
  • B. Do các loài sinh vật tự chết đi.
  • C. Do con người săn bắt quá mức, thu hẹp môi trường sống của sinh vật.
  • D. Do các loài di cư sang các khu vực khác trên thế giới

Câu 19: Việt Nam là một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới với bao nhiêu loài đã được xác định?

  • A. 60.000 loài
  • B. 40.000 loài
  • C. Hơn 50.000 loài
  • D. 55.000 loài

Câu 20: Đất phèn có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Giàu dinh dưỡng, nghèo mùn.
  • B. Đất bị chua, nghèo dinh dưỡng.
  • C. Nhiều cát biển, phù sa tơi xốp.
  • D. Có màu nâu, tơi xốp và ít chưa.

1 454 04/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: