Đề cương ôn tập Lịch sử và Địa lí 8 Giữa học kì 1 (Chân trời sáng tạo 2024)

Vietjack.me biên soạn và giới thiệu Đề cương ôn tập Lịch sử và Địa lí 8 Giữa học kì 1 sách Chân trời sáng tạo giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi Lịch sử và Địa lí 8 Giữa kì 1.

1 415 14/04/2024


Đề cương ôn tập Lịch sử và Địa lí 8 Giữa học kì 1 (Chân trời sáng tạo 2024)

I. Câu hỏi ôn tập phân môn Địa lý

A. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Điểm cực Nam phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh

A. Điện Biên.
B. Hà Giang.
C. Khánh Hòa.
D. Cà Mau.

Câu 2. Điểm cực Tây phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh

A. Điện Biên.
B. Hà Giang.
C. Khánh Hòa.
D. Cà Mau.

Câu 3. Địa hình thấp dưới 1000m chiếm bao nhiêu phần trăm của phần đất liền Việt Nam?

A. 1%.
B. 11%
C. 65%.
D. 80%.

Câu 4. Bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình nước ta là

A. đồng bằng.
B. đồi núi.
C. đồi trung du.
D. bán bình nguyên.

Câu 5. Địa hình nước ta có 2 hướng chủ yếu là

A. đông nam-tây bắc và vòng cung
B. đông bắc-tây nam và vòng cung.
C. tây bắc-đông nam và vòng cung.
D. tây nam-đông bắc và vòng cung.

Câu 6. Địa hình nước ta được nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau trong giai đoạn

A. Tân kiến tạo.
B. Cổ sinh.
C. Trung sinh.
D. Tiền Cambri.

Câu 7. Địa hình nào sau đây là địa hình nhân tạo?

A. Địa hình cacxtơ.
B. Địa hình đồng bằng.
C. Địa hình đê sông, đê biển.
D. Địa hình cao nguyên.

Câu 8. Địa hình nước ta mang tính chất................................và chịu tác động mạnh mẽ của con người.

A. cận nhiệt gió mùa.
B. ôn đới gió mùa.
C. nhiệt đới gió mùa.
D. nhiệt đới khô.

B. TỰ LUẬN

Câu 1. Hình dạng kéo dài lãnh thổ có ảnh hưởng gì tới điều kiện tự nhiên ở nước ta?

Câu 2. Nêu một số nguyên nhân làm cạn kiệt nhanh chóng một số tài nguyên khoáng sản nước ta?

Câu 3. Em hãy cho biết khi rừng bị con người chặt phá thì mưa lũ sẽ gây ra hiện tượng gì? Bảo vệ rừng có những lợi ích gì?

ĐÁP ÁN

A. TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

D

A

D

B

C

A

C

C

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

B.TỰ LUẬN

Nội dung

Điểm

Câu 1 .

- Hình dạng dài và hẹp ngang của phần đất liền, với bờ biển uốn khúc (hình chữ S) theo nhiều hướng và dài trên 3260km đã góp phần làm thiên nhiên nước ta trở nên đa dạng, phong phú và sinh động. Cảnh quan tự nhiên nước ta khác biệt rõ ràng giữa các vùng, miền tự nhiên. Ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền, tăng cường tính chất nóng ẩm của thiên nhiên.

Câu 2: Nguyên nhân làm cạn kiệt tài nguyên khoáng sản ở nước ta:

-Khai thác quá mức; Sử dụng lãng phí.

-Thăm dò thiếu chính xác; Sự quản lí lỏng lẻo…

Câu 3:

- Rừng bị con người chặt phá thì mưa lũ sẽ gây ra hiện tượng (1 điểm- mỗi ý đúng đạt 0,25 điểm)

+ Xói mòn đất.

+Cắt xẻ địa hình.

+Xâm thực địa hình.

+Lũ quét, sạt lở đất.

*Bảo vệ rừng có lợi ích:

-Điều hòa khí hậu, bảo vệ sự đa dạng sinh học…

-Hạn chế lũ lụt, xói mòn đất, xâm thực, sạt lở đất…

II. Câu hỏi ôn tập phân môn Lịch sử

A. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Trước cách mạng, Pháp là một nước có nền kinh tế

A. nông nghiệp phát triển.
B. công- thương nghiệp lạc hậu.
C. nông nghiệp lạc hậu.
D. công nghiệp lạc hậu.

Câu 2. Kinh tế của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ nửa đầu thế kỉ XVIII có đặc điểm

A. miền Nam phát triển kinh tế công nghiệp.
B. miền Bắc phát triển kinh tế thương nghiệp.
C. miền Nam phát triển kinh tế đồn điền, miền Bắc phát triển kinh tế công thương nghiệp.
D. cả hai miền Bắc – Nam đều có các đồn điền, trang trại lớn.

Câu 3. Những nước nào ở Đông Nam Á là thuộc địa của Pháp?

A. Viêt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
B. Việt Nam, Miến Điện, Mã Lai.
C. Việt Nam, Lào, In-đô-nê-xi-a..
D. Việt Nam, Phi-lip-pin, Bru-nây.

Câu 4. Nhân dân Đông Nam Á có thái độ như thế nào đối với chính quyền thực dân đô hộ?

A. Đốt công xưởng, đập phá máy móc.
B. Thành lập các tổ chức công đoàn ở mỗi nước.
C. Tiến hành chạy đua vũ trang.
D. Đấu tranh chống xâm lược, giải phóng dân tộc.

Câu 5. Phương án nào sau đây không phải là nguyên nhân thất bại các cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược của nhân dân các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX?

A. Kẻ thù xâm lược còn rất mạnh.
B. Các nước đế quốc cấu kết với nhau.
C. Các cuộc đấu tranh của nhân dân thiếu tổ chức, thiếu lãnh đạo.
D. Chính quyền phong kiến ở nhiều nước thỏa hiệp, đầu hàng, làm tay sai.

Câu 6. Cuối thế kỉ XIX, tình hình nổi bật ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á là

A. chế độ phong kiến khủng hoảng suy vong và bị biến thành thuộc địa của tư bản phương Tây.
B. chế độ phong kiến khủng hoảng sâu sắc.
C. sự bùng phát của các cuộc khởi nghĩa nông dân.
D. sự chia rẽ về sắc tộc và tôn giáo của các quốc gia trong khu vực.

Câu 7. Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có điểm chung nào nổi bật?

A. Tăng thuế, mở đồn điền, bắt lính.
B. Không mở mang công nghiệp ở thuộc địa.
C. Tìm cách kìm hãm sự phát triển kinh tế thuộc địa.
D. Vơ vét, đàn áp, chia để trị.

Câu 8. Công cuộc mở rộng lãnh thổ về phía Nam của Đại Việt ở thế kỉ XVI gắn liền với nhân vật nào?

A. Nguyễn Kim.
B. Nguyễn Hoàng.
C. Mạc Đăng Dung.
D. Trịnh Kiểm.

B.TỰ LUẬN

Câu 1 . Nêu một số đặc điểm chính của cách mạng tư sản Pháp?

Câu 2 . Nêu những tác động quan trọng của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất?

Câu 3 Giải thích nguyên nhân bùng nổ xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh Nguyễn?n tập phân môn Lịch sử

Câu 4. Trình bày ý nghĩa, tính chất, đặc điểm chính của cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII?

Câu 5. Nguyên nhân bùng nổ và hệ quả của các cuộc xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn?

ĐÁP ÁN

A.TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

C

C

A

D

B

A

D

B

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

TỰ LUẬN

Câu

Nội dung đáp án

Điểm

1

(1 điểm)

Cách mạng tư sản Pháp Là một cuộc cách mạng tư sản triệt để:
- Lật đổ nền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu tàn dư phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

- Cách mạng diễn ra dưới hình thức nội chiến, chiến tranh vệ quốc.

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

4 ý mỗi ý 0,25 điểm

Tổng 1 điểm

1

(0,5 điểm)

Những tác động quan trọng của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất.

- Sản xuất lớn bằng máy móc đã giải phóng sức lao động, thay đổi cách thức lao động của con người.

- Thúc đẩy quá trình thị trường hóa nền kinh tế thế giới và xã hội hóa hoạt động sản xuất, góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.

2 ý mỗi ý 0,25 điểm

Tổng 0,5 điểm

2

(1,5 điểm)

Giải thích nguyên nhân bùng nổ xung đột Nam – Bắc triều:

- Triều đình nhà Lê suy yếu , tranh chấp giữa các phe phái diễn ra quyết liệt. Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra triều Mạc (Bắc triều).

- Không chấp nhận chính quyền của họ Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim đã họp quân, nêu danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc” nổi dậy ở vùng Thanh Hóa.

- Thành lập một nhà nước mới gọi là Nam triều để đối lập với họ Mạc ở Thăng Long - Bắc triều. Năm 1545, chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ.

* Nguyên nhân chiến tranh Trịnh - Nguyễn:

- Sau khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm tiếp tục sự nghiệp “Phù Lê diệt Mạc”. Để thao túng quyền lực vào tay họ Trịnh, Trịnh Kiểm tìm cách loại trừ phe cánh họ Nguyễn. Lo sợ trước tình hình đó Nguyễn Hoàng (con thứ của Nguyễn Kim) xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa.

- Tại Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng xây dựng cơ nghiệp của họ Nguyễn, trở thành thế lực cát cứ ở Đàng Trong, dần tách khởi sự lệ thuộc với họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

- Năm 1627, lo sợ thế lực họ Nguyễn lớn mạnh, chúa Trịnh đem quân đánh vào Thuận Hóa, chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ.

6 ý mỗi ý 0,25 điểm

Tổng 1,5 điểm

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 4

Trình bày kết quả, ý nghĩa, tính chất, đặc điểm chính của cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII?

1,5

* Về kết quả:

0,25

- Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Anh phát triển.

* Về ý nghĩa:

0,5

- Là thắng lợi của chế độ xã hội mới, thắng lợi của chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phong kiến.

* Về tính chất:

0,25

- Là một cuộc cách mạng không triệt để vì không xoá bỏ tận gốc chế độ phong kiến và giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

* Đặc điểm chính:

0,5

- Do tầng lớp quý tộc mới và tư sản lãnh đạo, diễn ra dưới hình thức nội chiến, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

Câu 5

Nguyên nhân bùng nổ và hệ quả của các cuộc xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn?

1,5

* Nguyên nhân bùng nổ:

1,0

- Năm 1533, Nguyễn Kim (võ quan trong Triều Lê) với danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc” lập ra Nam triều.

0,25

- Nhà Mạc gọi là Bắc triều. Xung đột hai dòng họ diễn ra gần 60 năm của thế kỉ XVI, cuối cùng họ Mạc thất bại chạy lên Cao Bằng.

0,25

- Năm 1545, Nguyễn Kim chết, hai con trai nhỏ tuổi. Con rể là Trịnh Kiểm lên thay, nắm toàn bộ binh quyền.

0,25

- Mâu thuẫn hai dòng họ Trịnh, Nguyễn bộc lộ và trở nên gay gắt. Cuộc chiến tranh giữa hai thế lực Trịnh, Nguyễn bùng nổ và kéo dài gần nửa thế kỉ (1627 - 1672).

0,25

* Hệ quả:

0,5

- Chiến tranh Nam - Bắc triều làm đất nước chia cắt, kinh tế đình trệ, đời sống nhân dân đói khổ.

0,25

- Chiến tranh Trịnh - Nguyễn làm đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong và Đàng Ngoài.

+ Gây nhiều đau thương và tổn thất cho nhân dân, tổn hại đến sự phát triển chung của quốc gia - dân tộc.

0,2

1 415 14/04/2024


Xem thêm các chương trình khác: