TOP 10 đề thi Học kì 1 Lịch sử và Địa lí 8 (Chân trời sáng tạo) năm 2024 có đáp án

Bộ đề thi Học kì 1 Lịch sử và Địa lí 8 (Chân trời sáng tạo) năm 2024 có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Lịch sử và Địa lí 8 Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

1 742 04/10/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Học kì 1 Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bộ đề thi Học kì 1 Lịch sử và Địa lí 8 (Chân trời sáng tạo) năm 2024 có đáp án

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học ...

Môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

A - PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Trong những năm 1741 - 1751, ở Đàng Ngoài đã diễn ra cuộc khởi nghĩa nông dân do ai lãnh đạo?

A. Hoàng Công Chất.

B. Nguyễn Hữu Cầu.

C. Hoàng Hoa Thám.

D. Nguyễn Danh Phương.

Câu 2. Đoạn tư liệu sau đây phản ánh về vấn đề gì?

Tư liệu. … hễ có ai có nghề nghiệp gì cũng căn cứ vào đấy mà đánh thuế, bèn đi đến chỗ: có người vì phải nộp thuế sơn sống mà đẵn cả cây sơn; vì phải nộp thuế vải lụa mà hủy bỏ khung cửi…; thu thuế cá, thuế tôm mà người ta cất giấu cả vó lưới…” (Quốc sử quán triều Nguyễn (bản dịch của Viện sử học), Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007)

A. Cuộc sống thanh bình, thịnh trị, ấm no của nhân dân Đàng Ngoài.

B. Sự sa sút của sản xuất nông nghiệp Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII.

C. Chính quyền phong kiến Đàng Ngoài vơ vét, bóc lột nhân dân.

D. Các chính sách phát triển kinh tế của chính quyền Lê - Trịnh.

Câu 3. Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa nhằm

A. lật đổ ách cai trị của quân Thanh.

B. chống lại chính quyền chúa Nguyễn.

C. lật đổ ách cai trị của quân Minh.

D. chống lại chính quyền Lê - Trịnh.

Câu 4. Tháng 1/1785, quân Tây Sơn giành được thắng lợi nào sau đây?

A. Lật đổ chính quyền chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.

B. Đánh tan gần 5 vạn quân Xiêm xâm lược.

C. Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

D. Đánh tan hơn 29 vạn quân Mãn Thanh xâm lược.

Câu 5. Nhà Thanh dựa vào duyên cớ vào để tiến quân xâm lược Đại Việt vào năm 1788?

A. Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh để chống lại quân Tây Sơn.

B. Quân Tây Sơn quấy nhiễu, xâm phạm lãnh thổ của Mãn Thanh.

C. Nguyễn Ánh cầu cứu nhà Thanh để chống lại quân Tây Sơn.

D. Chính quyền Lê - Trịnh lấn chiếm lãnh thổ của nhà Thanh.

Câu 6. Trong cuộc chiến đấu với quân Xiêm (1785), cách đánh của quân Tây Sơn có điểm gì độc đáo?

A. Tấn công trước để chặn thế mạnh của địch.

B. Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.

C. Triệt để thực hiện kế sách “công tâm”.

D. Nghi binh, lừa địch vào trận địa mai phục.

Câu 7. Vào cuối thế kỉ XIX, nhân vật nào dưới đây được gọi là “vua ô tô” của nước Mỹ?

A. Rốc-phe-lơ.

B. Moóc-gân.

C. Pho.

D. Clin-tơn.

Câu 8. Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là

A. “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

B. “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.

C. “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.

D. “xứ xở của các ông vua công nghiệp”.

Câu 9. Một trong những dấu hiệu cơ bản đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa đế quốc là sự xuất hiện của

A. tầng lớp tư bản ngân hàng.

B. tầng lớp tư bản công nghiệp.

C. các công trường thủ công.

D. các công ty độc quyền.

Câu 10. Điểm tương đồng trong chính sách đối ngoại của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là gì?

A. Đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân, nhân dân lao động.

B. Tích cực chạy đua vũ trang và tăng cường xâm lược thuộc địa.

C. Cải cách đất nước để tăng cường quyền lực cho giai cấp tư sản.

D. Tập trung mọi nguồn lực của đất nước cho phát triển kinh tế.

Câu 11. Trên lĩnh vực chính trị - quân sự, Hội đồng Công xã Pa-ri đã ban hành chính sách nào sau đây?

A. Tiếp quản các nhà máy và giao cho công nhân kiểm soát.

B. Giáo dục công miễn phí và không dạy giáo lí trong nhà trường.

C. Giải thể quân đội thường trực, trang bị vũ khí cho dân chúng.

D. Phân chia những ngôi nhà không có người ở cho dân nghèo.

Câu 12. Đọc đoạn tư liệu sau đây phản ánh về vấn đề gì?

Tư liệu: “Mỗi thành phố lớn đều có một hoặc nhiều khu ổ chuột là nơi giia cấp lao động sống chen chúc…; đấy là những can nhà tồi tàn nhất của thành phố,… Đường phố ở đây cũng thường không được lát, bẩn thỉu, có nhiều ổ gà, đầy rác rưởi và xác sinh vật,…, thường xuyên có nhiều vũng nước hôi thối”. (C. Mác và Ph. Ăng-ghen Toàn tập, Tập 2, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 1995, trang 367).

A. Điều kiện sống của giai cấp công nhân.

B. Bối cảnh ra đời của giai cấp công nhân.

C. Phong trào đấu tranh của công nhân.

D. Sự bóc lột của chủ xưởng với công nhân.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Yêu cầu a (1,25 điểm). Cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, đời sống kinh tế của các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ có điểm gì giống và khác nhau?

Yêu cầu b (0,75 điểm). Tại sao trong quá trình chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, các đế quốc đều tăng cường xâm chiếm và mở rộng thị trường, thuộc địa?

B - PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Ranh giới tự nhiên nào ngăn chặn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đến các tỉnh phía Nam?

A. Dãy Hoàng Liên Sơn.

B. Dãy Trường Sơn.

C. Dãy Bạch Mã.

D. Dãy Tam Điệp.

Câu 2. Vào giữa và nửa cuối mùa hạ mưa lớn xảy ra ở nhiều nơi trên cả nước do nguyên nhân nào?

A. Tác động của khối khí lạnh phương Bắc.

B. Tác động của khối khí nhiệt đới ẩm di chuyển theo hướng tây nam.

C. Tác động của gió Phơn khô nóng.

D. Tác động gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới.

Câu 3. Nguyên nhân dẫn đến mùa đông lạnh ở miền Bắc nước ta vào mùa đông?

A. Tác động của khối khí lạnh phương Bắc.

B. Tác động của khối khí nhiệt đới ẩm di chuyển theo hướng tây nam.

C. Tác động của gió Phơn khô nóng.

D. Tác động gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới.

Câu 4. Sông ngòi nước ta chảy theo những hướng chính nào?

A. tây bắc - đông nam và vòng cung.

B. đông nam - tây bắc và đông tây.

C. tây bắc - đông nam và đông tây.

D. đông nam - tây bắc và vòng cung.

Câu 5. Sông Thu Bồn có nguồn gốc từ đâu?

A. Cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc).

B. Vùng núi Trường Sơn Nam.

C. Vùng núi Trường Sơn Bắc.

D. Cao nguyên Tây Bắc (Việt Nam).

Câu 6. Sông Mê Công có nguồn gốc từ đâu?

A. Cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc).

B. Vùng núi Trường Sơn Nam.

C. Vùng núi Trường Sơn Bắc.

D. Cao nguyên Tây Bắc (Việt Nam).

Câu 7. Khu vực nào ở nước ta hiện nay bị xâm nhập mặn nhiều nhất?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Duyên hải miền Trung.

C. Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 8. Khu vực nào nước ta hiện nay chịu ảnh hưởng của bão nhiều nhất?

A. Tây Bắc.

B. Miền Bắc.

C. Miền Trung.

D. Miền Nam.

Câu 9. Để thích ứng với biến đổi khí hậu, nước ta đã có những giải pháp dài hạn như thế nào?

A. Bảo vệ, trồng rừng, chuyển đổi tập quán canh tác,…

B. Sử dụng tối đa nguồn lực sẵn có để ứng phó với biến đối khí hậu.

C. Phát triển nguồn lực mới để ứng phó lâu dài với biến đổi khí hậu.

D. Xây dựng kè biển, kênh mương để hạn chế xâm nhập mặn và thoát lũ,…

Câu 10. Để thích ứng với biến đổi khí hậu, nước ta đã có những giải pháp dài hạn như thế nào?

A. Bảo vệ, trồng rừng, chuyển đổi tập quán canh tác,…

B. Sử dụng tối đa nguồn lực sẵn có để ứng phó với biến đối khí hậu.

C. Phát triển nguồn lực mới để ứng phó lâu dài với biến đổi khí hậu.

D. Xây dựng kè biển, kênh mương để hạn chế xâm nhập mặn và thoát lũ,…

Câu 11. Điều kiện tự nhiên nào dưới đây tạo nên tính mùa trong du lịch?

A. Vị trí địa lí.

B. Địa hình.

C. Khí hậu.

D. Sông ngòi.

Câu 12. Sự phân hóa khí hậu đã tạo điều kiện cho nước ta hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp (chè), cây dược liệu cận nhiệt và ôn đới (quế, hồi,…) ở đâu?

A. Đông Nam Bộ.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Tây Nguyên.

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

II. Tự luận (2,0 điểm): Phân tích tác động của biến đổi khí hậu với khí hậu nước ta (nhiệt độ, lượng mưa, các hiện tượng thời tiết cực đoan). Là học sinh em có thể làm gì để ứng phó biến đổi khí hậu?

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

A - PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

1- B

2- C

3- B

4- B

5- A

6- D

7- C

8- A

9- D

10- B

11- C

12- A

...................

B - PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

1- C

2- D

3- A

4- A

5- B

6- A

7- D

8- C

9- C

10- B

11- C

12- D

................................

................................

................................

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

1 742 04/10/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: