Đề cương ôn tập Lịch sử và Địa lí 8 Giữa học kì 2 (Chân trời sáng tạo 2025)

Vietjack.me biên soạn và giới thiệu Đề cương ôn tập Lịch sử và Địa lí 8 Giữa học kì 2 sách Chân trời sáng tạo giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi Lịch sử và Địa lí 8 Giữa kì 2.

1 245 04/10/2024


Đề cương ôn tập Lịch sử và Địa lí 8 Giữa học kì 2 (Chân trời sáng tạo 2025)

A. Ôn tập phần Lịch sử

Câu 1: Thực dân Pháp chính thức đổ bộ xâm lược nước ta vào thời gian nào?

  • A. Ngày 9 tháng 1 năm 1858.
  • B. Ngày 1 tháng 9 năm 1858.
  • C. Ngày 30 tháng 9 năm 1858.
  • D. Ngày 1 tháng 9 năm 1885

Câu 2: Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu mở đầu cuộc tấn công nhằm thực hiện kế hoạch gì?

  • A. Kế hoạch “ đánh nhanh, thắng nhanh”.
  • B. Chiếm Đà Nẵng, kéo quân ra Huế.
  • C. Buộc triều đình Huế nhanh chóng đầu hàng.
  • D. Chiếm Đà Nẵng, khống chế cả miền Trung

Câu 3: Ai đã chỉ huy quân dân ta anh dũng chống trả trước cuộc tấn công của Pháp tại Đà Nẵng?

  • A. Nguyễn Trung Trực.
  • B. Trương Định.
  • C. Hoàng Diệu.
  • D. Nguyễn Tri Phương.

Câu 4: Hiệp ước nào là mốc chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách lá một quốc gia độc lập?

  • A. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862).
  • B. Hiệp ước Giáp Tuất (1874).
  • C. Hiệp ước Hác- măng (1883).
  • D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884

Câu 5: Phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX được gọi là phong trào gì?

  • A. Phong trào nông dân
  • B. Phong trào nông dân Yên Thế.
  • C. Phong trào Cần vương.
  • D. Phong trào Duy Tân

Câu 6: Khởi nghĩa ở Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân là:

  • A. Cuộc khởi nghĩa có nông dân tham gia dưới sự chỉ huy của văn thân sĩ phu.
  • B. Cuộc khởi nghĩa mà mục tiêu chủ yếu là đòi ruộng đất cho nông dân.
  • C. Cuộc khởi nghĩa mà lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân.
  • D. Cuộc khởi nghĩa mà lãnh đạo khởi nghĩa đều là nông dân.

Câu 7: Đứng đầu phái chủ chiến trong triều đình Huế là:

  • A. Vua Hàm Nghi .
  • B. Tôn Thất Thuyết.
  • C. Phan Đình Phùng.
  • D. Nguyễn Thiện Thuật.

Câu 8: Câu nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là của

  • A. Trương Định.
  • B. Phan Tôn.
  • C. Nguyễn Đình Chiểu.
  • D. Nguyễn Trung Trực.

Câu 9: Tại trận Cầu Giấy lần thứ nhất, chỉ huy quân Pháp bị tiêu diệt là:

  • A. Đuy - puy.
  • B. Ri-vi-e.
  • C. Gác-ni-ê.
  • D. Hác-măn

Câu 10: . Người chỉ huy cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế là:

  • A. vua Hàm Nghi.
  • B. Tôn Thất Thuyết.
  • C. Nguyễn Thiện Thuật.
  • D. Phan Đình Phùng

Câu 11: Sự kiện đánh dấu mở đầu phong trào Cần vương là:

  • A. khởi nghĩa Ba Đình bùng nổ.
  • B. khởi nghĩa Bãi Sậy bùng nổ.
  • C. khởi nghĩa Hương Khê bùng nổ.
  • D. “Chiếu Cần vương” được ban bố.

Câu 12: Vị thủ lĩnh có uy tín nhất của phong trào nông dân Yên Thế trong những năm 1884 - 1892 là:

  • A. Nguyễn Thiện Thuật.
  • B. Phan Đình Phùng.
  • C. Đề Nắm.
  • D. Đề Thám.

Câu 13: Ai là Tổng đốc thành Hà Nội năm 1882?

  • A. Hoàng Diệu
  • B. Nguyễn Tri Phương
  • C. Tôn Thất Thuyết
  • D. Phan Thanh Giản.

Câu 14: Hiệp ước thể hiện sự đầu hàng đầu tiên của nhà Nguyễn đối với thực dân Pháp là

  • A. Giáp Tuất - 1874 .
  • B. Hác-măng- 1883.
  • C. Nhâm Tuất - 1862.
  • D. Pa-tơ-nốt- 1884 .

Câu 15: Thực dân Pháp lấy cớ gì để tiến quân ra Bắc lần thứ nhất?

  • A. Vì triều đình không thi hành đúng Hiệp ước 1862.
  • B. Vì triều đình cầu cứu nhà Thanh.
  • C. Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy.
  • D. Lợi dụng triều đình nhờ đem tàu ra Hạ Long dẹp cướp biển

Câu 16: Hiệp ước Quý mùi (Hiệp ước Hác-măng) quy định triều đình Huế chỉ được cai quản vùng đất nào?

  • A. Bắc Kì
  • B. Trung Kì
  • C. Ba Tỉnh Thanh- Nghệ -Tĩnh
  • D. Nam Kì

Câu 17: Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất có ý nghĩa gì?

  • A. Khiến quân Pháp hoang mang, quân ta phấn khởi càng hăng hái đánh giặc.
  • B. Khiến quân Pháp hoang mang, triều đình lo sợ.
  • C. Quân Pháp phải rút khỏi Bắc kì.
  • D. Khiến triều đình Huế càng quyết tâm đánh Pháp

Câu 18: Trận đánh Đà Nẵng có kết quả như thế nào?

  • A. Pháp thua phải rút về nước.
  • B. Pháp bị sa lầy phải chuyển vào đánh Gia Định.
  • C. Pháp chiếm Đà Nẵng, quân triều đình rút lui về Huế.
  • D. Triều đình giảng hòa với Pháp.

Câu 19: Sự kiện đánh dấu việc chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách một quốc gia độc lập là:

  • A. Quân Pháp tiến đánh và chiếm được Thuận An triều đình phải xin đình chiến (1883)
  • B. Triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Hác-măng (1883) và Pa-tơ-nốt (1884)
  • C. Vua Tự Đức qua đời, triều đình rối loạn, quân Pháp tiến đánh và chiếm được Thuận An
  • D. Quân Pháp đánh chiếm được thành Hà Nội, Tổng đốc Hoàng Diệu tự vẫn (1882)

Câu 20: Người nói câu nói nổi tiếng “ Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là ai?

  • A. Trương Định
  • B. Nguyễn Hữu Huân
  • C. Nguyễn Trung Trực
  • D. Nguyễn Đình Chiểu

B. Ôn tập phần Địa lí

Câu 1: Khí hậu nước ta cho phép phát triển một nền nông nghiệp

  • A. nhiệt đới.
  • B. xích đạo.
  • C. cận nhiệt.
  • D. ôn đới.

Câu 2: Điểm du lịch Tam Đảo thuộc tỉnh nào sau đây?

  • A. Hải Dương.
  • B. Phú Thọ.
  • C. Bắc Giang.
  • D. Vĩnh Phúc.

Câu 3: Điểm du lịch Đà Lạt thuộc tỉnh nào sau đây?

  • A. Lâm Đồng.
  • B. Khánh Hòa.
  • C. Đắk Lắk.
  • D. Kon Tum.

Câu 4:Quá trình hình thành đất đặc trưng ở nước ta là

  • A. feralit.
  • B. phù sa.
  • C. o-xít.
  • D. bồi tụ.

Câu 5: Ở miền núi, lượng mưa lớn gây ra hiện tượng nào sau đây?

  • A. Xói mòn, rửa trôi.
  • B. Sạt lở, cháy rừng.
  • C. Hạn hán, bóc mòn
  • D. Xâm thực, bồi tụ.

Câu 6: Ở nước ta, đất feralit hình thành trên đá vôi không phổ biến ở khu vực nào sau đây?

  • A. Tây Bắc.
  • B. Bắc Trung Bộ.
  • C. Đông Bắc.
  • D. Tây Nguyên.

Câu 7: Đất phù sa ở đồng bằng sông Hồng có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Đất phù sa ngọt có độ phì cao, tơi xốp.
  • B. Đất phèn nghèo dinh dưỡng, đất chặt.
  • C. Ít chua, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng.
  • D. Độ phì thấp, nhiều cát, ít phù sa sông.

Câu 8: Trong nông nghiệp, đất feralit được khai thác và sử dụng chủ yếu để trồng loại cây nào sau đây?

  • A. Cây lương thực.
  • B. Cây công nghiệp.
  • C. Cây lúa nước.
  • D. Cây hàng năm.

Câu 9: Các hợp chất oxit sắt và oxit nhôm thường tích tụ thành kết von là do

  • A. nền nhiệt độ cao.
  • B. thảm thực vật ít.
  • C. bị rửa trôi mạnh.
  • D. bị phong hóa ít.

Câu 10: “Đất chua, nghèo các chất badơ và mùn” là đặc điểm chủ yếu của loại đất nào sau đây?

  • A. Đất badan.
  • B. Đất phèn.
  • C. Đất feralit.
  • D. Đất mặn.

Câu 11: Đất bị rửa trôi, xói mòn chiếm diện tích lớn ở các vùng đồi núi do

  • A. nạn phá rừng.
  • B. lượng mưa lớn.
  • C. cháy rừng.
  • D. khai khoáng.

Câu 12: Ở những nơi đất có độ dốc nhỏ có thể trồng kết hợp những cây nào sau đây?

  • A. Cây công nghiệp lâu năm, cây thực phẩm và cây lương thực.
  • B. Cây công nghiệp hàng năm, cây thực phẩm và cây lương thực.
  • C. Cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả và cây lương thực.
  • D. Cây công nghiệp lâu năm, cây thực phẩm và cây lúa nước.

Câu 13: Trong nông nghiệp, đất phù sa thích hợp phát triển các loại cây nào sau đây?

  • A. Cây lúa nước, cây công nghiệp lâu năm.
  • B. Cây công nghiệp, ăn quả và cây ôn đới.
  • C. Cây lương thực, hoa màu và cây ăn quả.
  • D. Cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả.

Câu 14: Đất bị rửa trôi, xói mòn chiếm diện tích lớn ở các vùng đồi núi do

  • A. nạn phá rừng.
  • B. lượng mưa lớn.
  • C. cháy rừng.
  • D. khai khoáng.

Câu 15: Đất ở khu vực nào sau đây của nước ta dễ nhiễm mặn, nhiễm phèn?

  • A. Đồng bằng, đồi núi.
  • B. Cửa sông, ven biển.
  • C. Hải đảo, trung du.
  • D. Cao nguyên, các đảo.

Câu 16.

Câu 17: Các loại cây (chè, cà phê) phù hợp với loại đất nào?

  • A. Phù sa
  • B. Feralit
  • C. Mùn núi cao
  • D. Đất xám

Câu 18: Hình thành trên vùng đất mùn núi cao là

  • A. Các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
  • B. Các vùng chuyên canh cây lương thực.
  • C. Các ruộng hoa màu, rau củ.
  • D. Các cánh rừng đầu nguồn.

Câu 19: Nhóm đất mùn núi cao phân bố chủ yếu ở:

  • A. Vùng miền núi thấp.
  • B. Vùng miền núi cao
  • C. Vùng đồng bằng.
  • D. Vùng ven biển.

Câu 20: Dưới nhóm đất mùn núi cao hình thành các thảm thực vật:

  • A. Rừng nhiệt đới ẩm thường xanh
  • B. Rừng á nhiệt đới và ôn đới núi cao
  • C. Trồng nhiều cây công nghiệp
  • D. Rừng ngập mặn.

1 245 04/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: