TOP 20 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 4 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bộ 20 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 4.

1 5,267 05/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 100k mua trọn bộ Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 033000255833 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học – Chân trời sáng tạo

Câu 1. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo

A. Thứ tự chữ cái trong từ điển.

B. Thứ tự tăng dần số hạt electron lớp ngoài cùng.

C. Thứ tự tăng dần điện tích hạt nhân.

D. Thứ tự tăng dần số hạt neutron.

Đáp án: C

Giải thích:

Các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

Câu 2. Bảng tuần hoàn gồm các nguyên tố hóa học mà vị trí được đặc trưng bởi

A. Ô nguyên tố và chu kì.

B. Chu kì và nhóm.

C. Ô nguyên tố và nhóm.

D. Ô nguyên tố, chu kì và nhóm.

Đáp án: D

Giải thích:

Bảng tuần hoàn gồm các nguyên tố hóa học mà vị trí được đặc trưng bởi ô nguyên tố, chu kì và nhóm.

Câu 3. Số hiệu nguyên tử của một nguyên tố hóa học không cho biết thông tin gì sau đây?

A. Số đơn vị điện tích hạt nhân.

B. Số electron.

C. Khối lượng nguyên tử.

D. Số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

Đáp án: C

Giải thích:

Số hiệu nguyên tử bằng số đơn vị điện tích hạt nhân (bằng số proton trong hạt nhân) và bằng số electron trong nguyên tử. Số hiệu nguyên tử cũng chính là số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

Số hiệu nguyên tử của một nguyên tố hóa học không cho biết khối lượng nguyên tử.

Câu 4. Cho ô nguyên tố oxygen như hình sau:

TOP 10 câu Trắc nghiệm Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Nguyên tử oxygen8 electron.

B. Nguyên tố oxygen có kí hiệu hóa học là O.

C. Nguyên tố oxygen ở ô thứ 16 trong bảng tuần hoàn.

D. Khối lượng nguyên tử nitrogen là 16 amu.

Đáp án: C

Giải thích:

Ô nguyên tố oxygen.

TOP 10 câu Trắc nghiệm Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Dựa vào ô nguyên tố suy ra:

Số hiệu nguyên tử = số đơn vị điện tích hạt nhân = số electron trong nguyên tử = 8 A đúng.

Nguyên tố oxygen có kí hiệu hóa học là O B đúng.

Số hiệu nguyên tử chính là số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn = 8 C sai

Khối lượng nguyên tử oxygen là 16 amu D đúng.

Câu 5. Những nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc cùng một nhóm?

A. Li, Na, K.

B. O, S, Si.

C. C, N, O.

D. O, Al, Si.

Đáp án: A

Giải thích:

Nhóm là tập hợp các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau và được xếp thành cột, theo chiều tăng dần về điện tích hạt nhân.

Dựa vào bảng tuần hoàn ta thấy các nguyên tố Li, Na, K nằm trên cùng một cột nên chúng thuộc cùng một nhóm.

Câu 6. Những nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc cùng một chu kì?

A. O, S, Se.

B. C, O, F.

C. Si, P, O.

D. O, F, Cl.

Đáp án: B

Giải thích:

Chu kì là tập hợp các nguyên tố hóa học có cùng số lớp electron trong nguyên tử được sắp xếp vào cùng một hàng, theo chiều tăng dần về điện tích hạt nhân.

Dựa vào bảng tuần hoàn ta thấy các nguyên tố C, O, F nằm trên cùng một hàng nên chúng thuộc cùng một chu kì.

Câu 7. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Mỗi chu kì bắt đầu từ nhóm IA và kết thúc ở nhóm VIIIA.

B. Bảng tuần hoàn gồm 4 chu kì nhỏ và 3 chu kì lớn.

C. Bảng tuần hoàn có tất cả 8 chu kì.

D. Các nguyên tố trong cùng một chu kì có cùng số electron lớp ngoài cùng.

Đáp án: A

Giải thích:

Mỗi chu kì bắt đầu từ nhóm IA và kết thúc ở nhóm VIIIA A đúng

Bảng tuần hoàn gồm 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn B sai

Bảng tuần hoàn có tất cả 7 chu kì C sai

Các nguyên tố trong cùng một chu kì có cùng số lớp electron D sai

Câu 8. Cho một phần bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học:

TOP 10 câu Trắc nghiệm Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Những nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau là

A. F, Cl, Br.

B. H, O, S.

C. Li, Be, O.

D. O, F, Cl.

Đáp án: A

Giải thích:

Các nguyên tố trong cùng một nhóm có tính chất hóa học tương tự nhau.

Những nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau là F, Cl, Br.

Câu 9. Biết nguyên tử của nguyên tố X có cấu tạo vỏ nguyên tử như sau: 11 electron, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Nguyên t X có số hiệu nguyên tử là 11.

B. Nguyên tố X nằm ở ô thứ 11 trong bảng tuần hoàn.

C. Lớp số 3 có 2 electron.

D. X thuộc chu kì 3 trong bảng tuần hoàn.

Đáp án: C

Giải thích:

Số hiệu nguyên tử = số thứ tự ô nguyên tố = số electron = 11 A, B đúng.

Số thứ tự chu kì = số lớp electron = 3 D đúng.

Nguyên tử X có 11 electron phân bố vào 3 lớp:

+ Lớp trong cùng (gần hạt nhân nhất) có 2 electron.

+ Lớp thứ hai có 8 electron.

+ Lớp ngoài cùng (lớp số 3) có 1 electron C sai.

Câu 10. Cho các nguyên tố sau: Si, S, Cl, Fe, C, Ba, Ne. Số nguyên tố kim loại và phi kim lần lượt

A. 2 và 5.

B. 2 và 4.

C. 4 và 3.

D. 3 và 3.

Đáp án: B

Giải thích:

Các nguyên tố kim loại là: Fe, Ba 2 nguyên tố kim loại

Các nguyên tố phi kim là: Si, S, Cl, C 4 nguyên tố phi kim

Các nguyên tố khí hiếm là: Ne

Câu 11. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo:

A. Chiều tăng dần của số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử;

B. Chiều tăng dần của điện tích hạt nhân của nguyên tử;

C. Chiều tăng dần của nguyên tử khối;

D. Chiều giảm dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

Đáp án đúng là: B

Các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân của nguyên tử.

Câu 12. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn là?

A. 3 và 3;

B. 4 và 3;

C. 4 và 4;

D. 3 và 4.

Đáp án đúng là: D

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học gồm 7 chu kì. Trong đó có 3 chu kì nhỏ (chu kì 1, 2, 3) và 4 chu kì lớn (chu kì 4, 5, 6, 7).

Câu 13. Các nguyên tố xếp ở chu kì 5 có số lớp electron trong nguyên tử là?

A. 3;

B. 4;

C. 5;

D. 6.

Đáp án đúng là: C

Các nguyên tố xếp ở chu kì 5 có 5 lớp electron trong nguyên tử.

Em cần nhớ: Số thứ tự chu kì = số lớp electron trong nguyên tử.

Câu 14. Những nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc cùng một nhóm?

A. Be, Mg, Ca;

B. Na, Mg, Al;

C. N, P, O;

D. S, Cl, Br.

Đáp án đúng là: A

Các nguyên tố Be, Mg, Ca cùng thuộc nhóm IIA (nhóm nguyên tố kim loại kiềm thổ).

Câu 15. Những nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc cùng một chu kì?

A. Cu, Ag, Au;

B. Cl, Br, At;

C. Fe, Cu, Zn;

D. S, Se, Te.

Đáp án đúng là: C

Các nguyên tố Fe, Cu, Zn cùng thuộc chu kì 4.

Câu 16. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, chu kì và nhóm;

B. Chu kì là các nguyên tố hóa học có cùng số lớp electron trong nguyên tử được sắp xếp vào cùng một hàng ngang trong bảng tuần hoàn;

C. Bảng tuần hoàn có 7 chu kì, số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử;

D. Nhóm là tập hợp các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau và được xếp thành cột, theo chiều tăng dần về điện tích hạt nhân.

Đáp án đúng là: C

Bảng tuần hoàn có 7 chu kì, số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron trong nguyên tử.

Câu 17. Các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IIA được gọi là gì?

A. Nhóm kim loại kiềm;

B. Nhóm kim loại kiềm thổ;

C. Nhóm halogen;

D. Nhóm nguyên tố khí hiếm.

Đáp án đúng là: B

Nhóm kim loại kiềm (nhóm IA)

Nhóm kim loại kiềm thổ (nhóm IIA)

Nhóm halogen (nhóm VIIA)

Nhóm nguyên tố khí hiếm (nhóm VIIIA).

Câu 18. Ở điều kiện thường, các phi kim có thể tồn tại ở trạng thái nào?

A. Lỏng và khí;

B. Rắn và lỏng;

C. Rắn và khí;

D. Rắn, lỏng và khí.

Đáp án đúng là: D

Ở điều kiện thường, các phi kim có thể tồn tại ở cả ba thể rắn, lỏng, khí.

Câu 19. Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung của nhóm nguyên tố halogen?

A. Đều thuộc nhóm VIIIA;

B. Chỉ tồn tại ở thể rắn;

C. Có màu sắc đậm dần từ fluorine tới iodine;

D. Có lợi đối với các sinh vật;

Đáp án đúng là: C

Nhóm nguyên tố halogen là nhóm nguyên tố phi kim VIIA, có màu sắc đậm dần từ fluorine tới iodine, thể thay đổi từ khí - lỏng - rắn và độc hại đối với các sinh vật.

Câu 20. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của nhóm nguyên tố khí hiếm ở điều kiện thường?

A. Chất lỏng, không màu;

B. Chất khí, không màu;

C. Kém hoạt động, hầu như không phản ứng với nhau và với các chất khác;

D. Tồn tại dưới dạng đơn nguyên tử.

Đáp án đúng là: A

Ở điều kiện thường, các nguyên tố khí hiếm có các đặc điểm:

- Chất khí, không màu, tồn tại tự nhiên trong không khí với hàm lượng thấp;

- Kém hoạt động, hầu như không phản ứng với nhau và với các chất khác;

- Tồn tại dưới dạng đơn nguyên tử.

Các câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 sách Chân trời sáng tạo có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 5: Phân tử - Đơn chất – Hợp chất

Trắc nghiệm Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học

Trắc nghiệm Bài 2: Nguyên tử

Trắc nghiệm Bài 3: Nguyên tố hóa học

Trắc nghiệm Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên

1 5,267 05/01/2024
Mua tài liệu