TOP 20 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 1 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên

Bộ 20 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 1.

1 3,868 05/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 100k mua trọn bộ Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 033000255833 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên – Chân trời sáng tạo

Câu 1. Bước nào sau đây không thuộc tiến trình tìm hiểu tự nhiên?

A. Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.

B. Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết.

C. Rèn luyện sức khỏe.

D. Kết luận.

Đáp án: C

Giải thích:

Tiến trình tìm hiểu tự nhiên hay phương pháp tìm hiểu tự nhiên thường trải qua 5 bước:

Bước 1: Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.

Bước 2: Hình thành giả thuyết.

Bước 3: Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết.

Bước 4: Thực hiện kế hoạch.

Bước 5: Kết luận.

Câu 2. Bước nào sau đây cần làm trước bước hình thành giả thuyết khi nghiên cứu một vấn đề khoa học tự nhiên?

A. Thực hiện kế hoạch.

B. Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết.

C. Kết luận.

D. Quan sátđặt câu hỏi nghiên cứu.

Đáp án: D

Giải thích:

Thứ tự các bước cần thực hiện khi nghiên cứu một vấn đề khoa học tự nhiên như sau:

Bước 1: Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.

Bước 2: Hình thành giả thuyết.

Bước 3: Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết.

Bước 4: Thực hiện kế hoạch.

Bước 5: Kết luận.

Như vậy, trước khi xây dựng giả thuyết thì ta cần quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.

Câu 3. Khi vận dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên trong học tập không cần thiết phải thực hiện các kĩ năng nào sau đây?

A. Quan sát, phân loại.

B. Phân tích, dự báo.

C. Đánh trận, đàm phán.

D. Báo cáo và thuyết trình.

Đáp án: C

Giải thích:

Khi vận dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên trong học tập, cần thực hiện một số kĩ năng như: quan sát, phân loại, đo đạc, liên kết, phân tích và dự báo. Ngoài ra, cần rèn luyện kĩ năng viết báo cáo kết quả tìm hiểu tự nhiên và kĩ năng thuyết trình.

Khi vận dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên trong học tập không cần thiết phải thực hiện các kĩ năng đánh trận, đàm phán.

Câu 4. Kĩ năng quan sát và kĩ năng phân loại thường được sử dụng ở bước nào trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

A. Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.

B. Hình thành giả thuyết.

C. Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết.

D. Thực hiện kế hoạch.

Đáp án: A

Giải thích:

Kĩ năng quan sát và kĩ năng phân loại thường được sử dụng ở bước 1 quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.

Câu 5. Sau khi thu thập mẫu vật, dữ liệu để nghiên cứu, các nhà khoa học lựa chọn các mẫu vật, dữ liệu có cùng đặc điểm chung giống nhau để sắp xếp thành các nhóm. Đây là kĩ năng nào?

A. Kĩ năng quan sát.

B. Kĩ năng phân loại.

C. Kĩ năng liên kết.

D. Kĩ năng dự báo.

Đáp án: B

Giải thích:

Sau khi thu thập mẫu vật, dữ liệu để nghiên cứu, các nhà khoa học lựa chọn các mẫu vật, dữ liệu có cùng đặc điểm chung giống nhau để sắp xếp thành các nhóm. Đây chính là kĩ năng phân loại.

Câu 6. Kĩ năng đo gồm các bước sau:

(1) Lựa chọn dụng cụ đo thích hợp.

(2) Tiến hành đo.

(3) Ước lượng giá trị cần đo.

(4) Ghi lại kết quả đo.

(5) Đọc đúng kết quả đo.

Thứ tự các bước hình thành kĩ năng đo là

A. (1), (3), (2), (4), (5).

B. (3), (1), (2), (5), (4).

C. (1), (2), (3), (4), (5).

D. (3), (2), (1), (5), (4).

Đáp án: B

Giải thích:

Thứ tự các bước hình thành kĩ năng đo là:

Bước 1: Ước lượng giá trị cần đo.

Bước 2: Lựa chọn dụng cụ đo thích hợp.

Bước 3: Tiến hành đo.

Bước 4: Đọc đúng kết quả đo.

Bước 5: Ghi lại kết quả đo.

Câu 7. Khi thực hiện hoạt động sử dụng cân đồng hồ để xác định khối lượng của quyển sách là đã sử dụng kĩ năng nào trong học tập môn Khoa học tự nhiên?

A. Kĩ năng báo cáo.

B. Kĩ năng liên kết.

C. Kĩ năng đo.

D. Kĩ năng dự báo.

Đáp án: C

Giải thích:

Khi thực hiện hoạt động sử dụng cân đồng hồ để xác định khối lượng của quyển sách là đã sử dụng kĩ năng đo trong học tập môn Khoa học tự nhiên.

Câu 8. Khi nghiên cứu vấn đề “Nhiệt độ cần thiết để cây đậu phát triển nhanh nhất”, biến số nào sau đây cần đo?

A. Độ ẩm của không khí.

B. Lượng nước tưới cho mỗi cây đậu.

C. Số lượng hạt đậu đem trồng.

D. Nhiệt độ duy trì cho mỗi hạt đậu.

Đáp án: D

Giải thích:

Khi nghiên cứu vấn đề “Nhiệt độ cần thiết để cây đậu phát triển nhanh nhất”, biến số cần đo là nhiệt độ duy trì cho mỗi hạt đậu.

Câu 9. Một bạn học sinh nhìn bầu trời âm u và trên sân trường có vài chú chuồn chuồn bay là là trên mặt đất, có thể trời sắp mưa. Bạn học sinh này đã sử dụng kĩ năng nào dưới đây?

A. Kĩ năng dự báo.

B. Kĩ năng báo cáo.

C. Kĩ năng phân loại.

D. Kĩ năng phân tích.

Đáp án: A

Giải thích:

Kĩ năng quan sát: bầu trời âm u và trên sân trường có vài chú chuồn chuồn bay là là trên mặt đất.

Kĩ năng dự báo: có thể trời sắp mưa.

Câu 10. Để đo thời gian một viên bi sắt chuyển động trên máng nghiêng người ta sử dụng dụng cụ đo nào sau đây?

A. Đồng hồ bấm giây.

B. Đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện.

C. Dao động kí.

D. Đồng hồ cát.

Đáp án: B

Giải thích:

Vì viên bi sắt chuyển động nhanh trên máng nghiêng do đó ta cần sử dụng thiết bị có độ chính xác cao đó chính là đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện.

Câu 11. Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua mấy bước?

A. 4;

B. 5;

C. 6;

D. 7.

Đáp án đúng là: B

Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là cách thức tìm hiểu các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên và đời sống, được thực hiện qua 5 bước:

(1) Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu;

(2) Hình thành giả thuyết;

(3) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết;

(4) Thực hiện kế hoạch;

(5) Kết luận.

Câu 12. Thứ tự sắp xếp đúng các bước trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên là?

(a) Hình thành giả thuyết

(b) Quan sát và đặt câu hỏi

(c) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết

(d) Thực hiện kế hoạch

(e) Kết luận

A. (a) - (b) - (c) - (d) - (e);

B. (b) - (a) - (c) - (d) - (e);

C. (a) - (b) - (c) - (e) - (d);

D. (b) - (a) - (c) - (e) - (d).

Đáp án đúng là: B

Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua 5 bước lần lượt như sau:

- Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu;

- Hình thành giả thuyết;

- Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết;

- Thực hiện kế hoạch;

- Kết luận.

Câu 13. Để học tập tốt môn Khoa học tự nhiên, chúng ta cần thực hiện và rèn luyện bao nhiêu kĩ năng?

A. 5;

B. 6;

C. 7;

D. 8.

Đáp án đúng là: C

Để học tập tốt môn Khoa học tự nhiên, chúng ta cần thực hiện và rèn luyện 7 kĩ năng: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo, viết báo cáo, thuyết trình.

Câu 14. Đâu không phải là kĩ năng cần vận dụng vào phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

A. Kĩ năng chiến đấu đặc biệt;

B. Kĩ năng quan sát;

C. Kĩ năng dự báo;

D. Kĩ năng đo đạc.

Đáp án đúng là: A

Để học tập tốt môn Khoa học tự nhiên, chúng ta cần thực hiện và rèn luyện 7 kĩ năng: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo, viết báo cáo, thuyết trình.

Câu 15. Chức năng quan trọng của dao động kí là gì?

A. Tự động đo thời gian;

B. Đo chuyển động của một vật trên quãng đường;

C. Biến đổi tín hiệu âm truyền tới thành tín hiệu điện;

D. Hiển thị đồ thị của tín hiệu điện theo thời gian.

Đáp án đúng là: D

Chức năng quan trọng của dao động kí là hiển thị đồ thị của tín hiệu điện theo thời gian. Trên màn hình của dao động kí sẽ xuất hiện một đường cong sáng biểu diễn sự biến đổi của tín hiệu điện theo thời gian.

Câu 16. Cấu tạo đồng hồ đo thời gian dùng cổng quang điện gồm những bộ phận chính nào?

A. Đồng hồ thời gian hiện số và nam châm điện;

B. Đồng hồ đeo tay và nam châm điện;

C. Đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện;

D. Đồng hồ đeo tay và cổng quang điện.

Đáp án đúng là: C

Cấu tạo đồng hồ đo thời gian dùng cổng quang điện gồm hai bộ phận chính: đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện.

Câu 17. Để biết được quy luật biến đổi của tín hiệu âm truyền tới theo thời gian, người ta dùng dụng cụ đo nào?

A. Đồng hồ đo thời gian hiện số;

B. Cổng quang điện;

C. Dao động kí;

D. Đồng hồ đo thời gian dùng cổng quang điện.

Đáp án đúng là: C

Chức năng quan trọng của dao động kí là hiển thị đồ thị của tín hiệu điện theo thời gian. Căn cứ vào đó, ta biết được quy luật biến đổi của tín hiệu âm truyền tới theo thời gian.

Đồng hồ đo thời gian dùng cổng quang điện để đo thời gian chuyển động của một vật chuyển động nhanh trên một quãng đường.

Câu 18. Cấu trúc một bài báo cáo không có đề mục nào sau đây?

A. Tên đề tài nghiên cứu;

B. Câu hỏi nghiên cứu;

C. Lời mở đầu;

D. Kế hoạch thực hiện;

Đáp án đúng là: C

Cấu trúc một bài báo cáo thường có các đề mục: tên đề tài nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giải thuyết khoa học, kế hoạch thực hiện, triển khai kế hoạch, rút ra kết luận nghiên cứu.

Câu 19. “Gió mạnh dần, mây đen kéo đến, có thể trời sắp có mưa”. Kĩ năng nào được thể hiện trong trường hợp trên?

A. Kĩ năng dự báo;

B. Kĩ năng quan sát;

C. Kĩ năng liên kết;

D. Cả 3 kĩ năng trên.

Đáp án đúng là: D

Kĩ năng quan sát: gió mạnh dần, mây đen kéo đến;

Kĩ năng dự báo: có thể trời sắp mưa;

Kĩ năng liên kết: gió mạnh, mây đen kéo đến là dấu hiệu của trời sắp mưa.

Câu 20. Để đo thời gian chạy của vận động viên chạy 100m, dụng cụ dùng thích hợp nhất là?

A. Đồng hồ đo thời gian dùng cổng quang điện;

B. Đồng hồ cát;

C. Đồng hồ bấm giây;

D. Đồng hồ treo tường.

Đáp án đúng là: C

Sử dụng đồng hồ bấm giây để đo thời gian của vận động viên chạy 100m. Vì đồng hồ bấm giây có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất phù hợp.

Đồng hồ đo thời gian dùng cổng quang điện để đo các vật chuyển động nhanh, còn đồng hồ cát với đồng hồ treo tường đo thời gian ngắn sẽ không chính xác.

Các câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 sách Chân trời sáng tạo có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 2: Nguyên tử

Trắc nghiệm Bài 3: Nguyên tố hóa học

Trắc nghiệm Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Trắc nghiệm Bài 5: Phân tử - Đơn chất – Hợp chất

Trắc nghiệm Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học

1 3,868 05/01/2024
Mua tài liệu