Tính từ là gì? Chức năng, phân loại, vị trí và dấu hiệu nhận biết tính từ

Vietjack.me giới thiệu bài viết Tính từ là gì? Chức năng, phân loại, vị trí và dấu hiệu nhận biết tính từ  bao gồm các định nghĩa, vai trò, cách dùng,... Mời các bạn đón xem:

1 187 21/10/2024


Tính từ là gì? Chức năng, phân loại, vị trí và dấu hiệu nhận biết tính từ

1. Tính từ là gì?

- Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, trạng thái.

- Ví dụ: Xinh, vàng, thơm, to, nhỏ, giỏi,...

Theo tác giả cuốn "Ngữ pháp Tiếng Việt, từ loại" đã phát hiện ra bản chất của tính từ trong mối liên hệ với danh từ và động từ. Theo đó, ông Đinh Văn Đức đã có những khái quát có giá trị, phát hiện được bản chất của tính từ tiếng Việt trong mối liên hệ với danh từ, động từ. Theo ông, tính từ được hiểu là từ loại chỉ đặc trưng của tất cả những khái niệm được biểu đạt bằng danh từ và động từ. Tuy nhiên, đây là mộ cách hiểu khá trừu tượng, nên hiện nay, chúng ta hiểu đơn giản. Tính từ là những từ dùng để chỉ đặc điểm hay tính chất của sự vật, hiện tượng hoặc hành động. Sự kết hợp giữa tính từ và các từ ngữ khác tạo nên cụm tính từ.

2. Vị trí của tính từ trong câu

Trong Tiếng Việt, thường thì tính từ sẽ đứng sau danh từ. Tuy nhiên, khi tính từ đảm nhận vai trò là chủ ngữ, thì vị ngữ thường sẽ đứng sau tính từ.

Thêm vào đó, vị ngữ có thể được hình thành từ một động từ hoặc cụm động từ. Đồng thời, trong một số trường hợp, vị ngữ cũng có khả năng là một danh từ hoặc cụm danh từ.

Ví dụ:

- Đi rất nhanh. Trong đó, tính từ bổ sung ý nghĩa cho việc đi bộ

- Hoa tươi. Trong đó, tính từ "tươi" bổ sung ý nghĩa cho việc đi bộ

Không giống với động từ, tính từ sẽ không thể kết hợp được với các phó từ mệnh lệnh (hãy, đừng,…) mà nó chỉ có thể kết hợp với các phó từ còn lại như: không, sẽ, đã, đang, chưa, chẳng, còn…

Ví dụ: đã từng xinh đẹp, không xấu, vẫn ồn ào.

3. Dấu hiệu nhận biết tính từ

Thường đi kèm với các từ chỉ mức độ như rất, vô cùng, lắm, hơi, cực kỳ, là những biểu hiện thường gặp của tính từ.

Tính từ, theo bản chất, được sử dụng để mô tả các đặc điểm bên ngoài như kích thước, hình dáng và tính cách bên trong của con người, sự vật hoặc hiện tượng.

Thường đảm nhận vai trò là vị ngữ trong câu

4. Chức năng của tính từ

Trong giao tiếp hay trong văn học, tính từ luôn giữ một tầm quan trọng không thể phủ nhận. Các tính từ thường được sử dụng cùng với động từ và danh từ để mô tả thêm về tính chất, đặc điểm và mức độ của một vật, sự việc hay người nào đó.

Tính từ không chỉ làm cho thông điệp trở nên phong phú hơn mà còn giúp người nghe hoặc đọc hiểu rõ hơn về sự vật hay sự việc được nói đến, đồng thời, nó cũng làm cho cách diễn đạt trở nên linh hoạt hơn. Có những chức năng chính của tính từ trong một câu, bao gồm:

  • Tính từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ (thường có vị trí làm vị ngữ)

  • Tính từ ở vị trí chủ ngữ hoặc bổ ngữ.

5. Phân loại tính từ

Có thể chia tính từ thành hai danh mục:

  • Tính từ biểu thị đặc điểm của sự vật, hiện tượng, hoặc mô tả hành động. Ví dụ: ổn định, toàn vẹn, hoàn hảo, kiên trì, thách thức, đơn giản...

  • Tính từ biểu thị đặc điểm của người, sự vật, hiện tượng, hoặc mô tả danh từ chỉ người, vật, hoặc hiện tượng có đặc điểm đó. Ví dụ: trẻ trung, già dặn, bí mật, xuân tươi...

Tuy nhiên, cách phân loại này đôi khi trở nên phức tạp và khó hiểu. Do đó, người ta thường chia tính từ thành các loại

Tính từ chỉ trạng thái

Tính từ chỉ trạng thái là tình trạng hiện tại của một sự vật hoặc cá nhân, tồn tại trong khoảng thời gian nhất định. Do đó, các tính từ mô tả trạng thái là những từ ngữ phản ánh rõ nhất về tất cả các trạng thái mà con người, sự vật, hoặc hiện tượng. Các từ miêu tả trạng thái thường gặp như: hạnh phúc, buồn bã, đau đớn, mệt mỏi, yên bình, hay ồn ào…

Tính từ chỉ đặc điểm

Đây là loại tính từ được sử dụng để miêu tả những điểm đặc trưng của một sự vật hoặc hiện tượng nào đó. Những đặc điểm này thường là những đặc trưng riêng vốn có của một đối tượng như con người, động vật, đồ vật, cây cỏ,... Bằng cách sử dụng các tính từ để mô tả giúp người nghe hoặc đọc dễ dàng hình dung được sự khác biệt trong hình dạng, màu sắc, mùi vị và các đặc điểm khác.

Những đặc điểm này có thể được chia thành hai loại chính:

  • Đặc điểm bên ngoài: Đây là những điểm đặc trưng của một sự vật hoặc hiện tượng, được nhận biết thông qua các giác quan như thị giác, xúc giác, và vị giác, qua các yếu tố như màu sắc, hình dáng, và âm thanh.

  • Đặc điểm bên trong (hay tính từ chỉ tính chất): Đây là những nét riêng biệt về tính chất mà để nhận biết chúng, chúng ta cần sự quan sát kết hợp với suy luận, khái quát, và nhiều yếu tố tư duy khác. Điều này bao gồm các đặc điểm về tính tình, tâm lý, tính cách của một người, cũng như độ bền và giá trị của một đồ vật.

Tính từ chỉ mức độ trong tiếng Việt

Là những từ ngữ thể hiện mức độ của một hành động hoặc sự kiện nào đó trong câu, các tính từ mức độ thường gặp như nhanh, chậm, xa, gần, lề mề,... Ngoài hai cách phân loại đã đề cập, còn một cách phân loại khác cũng có thể được đề cập đến, đó là việc chia tính từ thành 2 loại:

  • Tính từ tự thân: Đây là nhóm từ vựng thể hiện về những đặc tính như màu sắc, quy mô, hình dạng, âm thanh, mức độ…Nói chung, các đặc điểm có thể đứng độc lập và mô tả một cách cụ thể về một sự vật, hiện tượng.

  • Tính từ không tự thân: Ngược lại, tính từ không tự thân là những từ không phải là tính từ theo loại từ, chúng thuộc nhóm từ loại khác như danh từ hoặc động từ, tuy nhiên, chúng có khả năng chuyển loại và được sử dụng như tính từ để mô tả đặc tính hoặc trạng thái của một đối tượng, tạo ra sự linh hoạt trong ngôn ngữ.

Bên cạnh 2 cách phân loại trên, vẫn còn một cách phân loại nữa có thể được nhắc đến, đó là chia tính từ thành: (1) Tính từ tự thân và (2) tính từ không tự thân.

Tính từ tự thân

Đây là những từ ngữ biểu thị được màu sắc, quy mô hay phẩm chất, hình dáng hoặc âm thanh, mức độ….

Ví dụ:

Tính từ chỉ mùi vị như: ngọt, bùi, cay, đắng, thơm, thối, mặn, nhạt, chua, tanh, nồng, chát…

Tính từ chỉ màu sắc như: đỏ, vàng, cam, lục, chàm, tím, nâu, đen, trắng, xanh lơ, xanh, xanh xanh, xanh thắm, xanh lam, xanh ngắt, đỏ hoa, đỏ thẫm, nâu đen…

Tính từ chỉ âm thanh: lao xao, lác đác, ồn ào, trầm bổng, thánh thót, trong trẻo…

Tính từ chỉ kích thước: mỏng, dày, dài, ngắn, rộng, hẹp, cao, thấp…

Tính từ chỉ lượng: nặng, nhẹ, vắng vẻ, đông đúc, quạnh hiu, sầm uất…

Tính từ chỉ hình dáng: tròn, méo, vuông, cong, thẳng, …

Tính từ chỉ phẩm chất con người: Tốt, xấu, kiên cường, nhút nhát, hèn mọn, nhỏ mọn, hòa đồng, thân thiện…

Tính từ không tự thân

Tính từ không tự thân là những từ không phải tính từ mà là từ thuộc từ loại khác như danh từ, động từ được chuyển loại và sử dụng như tính từ. Những tính từ không tự thân sẽ được tạo ra bằng cách chuyển loại của các từ thuộc các nhóm từ loại khác nên ý nghĩa của tính từ này sẽ chỉ được xác định khi đặt chúng vào mối quan hệ với những từ khác trong cụm từ hoặc là trong câu. Nếu chúng được tách ra khỏi mối quan hệ đó thì chúng sẽ không được coi là tính từ mà sẽ thuộc từ loại khác.

Ví dụ: Tác phẩm ấy mang một hồn thơ rất Xuân Diệu (nhằm chỉ đến phong cách, cá tính và ngôn ngữ đặc trưng của tác giả). Như vậy, khi cả danh từ và động từ được sử dụng như tính từ thì ý nghĩa của nó sẽ mang nghĩa khái quát hơn so với nghĩa chúng thường được sử dụng.

6. Cụm tính từ

- Khái niệm: Cụm tính từ là cụm từ có tính từ là trung tâm, kết hợp với các phụ trước, phụ sau để tạo thành.

- Chức năng của cụm tính từ: cũng giống như tính từ, cụm tính từ có chức năng chính là vị ngữ, nhưng có thể dùng chúng để làm chủ ngữ, bổ ngữ trong câu.

+ Ở trong câu tính từ (cụm tính từ) có chức năng chính là làm vị ngữ trong câu để bổ sung ý nghĩa cho danh từ.

VD: Hôm nay, trời // trong veo

CN (Danh từ) VN (tính từ)

Cô ấy // rất đáng yêu

CN (Cụm danh từ) VN (Cụm tính từ)

+ Ngoài chức năng chính là làm vị ngữ, tính từ (cụm tính từ) cũng có thể làm chủ ngữ, bổ ngữ trong câu.

VD:

+ Tính từ làm chủ ngữ: Mộc mạc // là sự bình dị, không cầu kì, vẫn giữ được vẻ tự nhiên

CN (tính từ) VN (cụm danh từ/cụm tính từ/cụm động từ)

+ Tính từ làm bổ ngữ: Cô Bình // gửi cho tôi một bức thư rất dài

động từ Cụm tính từ (bổ ngữ xa)

7. Bài tập về tính từ

Bài 1: Tìm tính từ trong các đoạn văn đã cho

a) Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Chủ tịch của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ra mắt đồng bào. Đó là một cụ già gầy gò, trán cao, mắt sáng, râu thưa. Cụ đội chiếc mũ đã cũ, mặc áo ka ki cao cổ, đi dép cao su trắng, ông cụ có dáng đi nhanh nhẹn. Lời nói của Cụ điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng.

Theo Võ NGUYÊN GIÁP

b) Sáng sớm, trời quang hẳn ra. Đêm qua, một bàn tay nào đã giội rửa vòm trời sạch bóng. Màu mây xám đã nhường chỗ cho một màu trắng phớt xanh như màu men sứ. Đằng đông, phía trên dải đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ngăn không cho thấy biển khơi, ai đã ném lên bốn năm mảng mây hồng to tướng, lại điểm xuyết thêm ít nét mây mỡ gà vút dài thanh mảnh.

BÙI HIỂN

Trả lời:

Các đoạn văn có những tính từ sau:

a) Gầy gò cao, sáng, thưa, cũ, cao, trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng.

b) Quang, sạch, bóng, xám, trắng, xanh, dài, hồng, to tướng, ít, dài, thanh mảnh.

Bài 2: Hãy viết một câu có dùng tính từ

a) Nói về một người bạn hoặc người thân của em.

b) Nói về một sự vật quen thuộc với em (cây cối, con vật, nhà cửa, đồ vật, sông núi,...).

Trả lời:

a) Nói về một người bạn hoặc người thân của em.

Gợi ý: Ông nội em đã bảy mươi tuổi mà da dẻ còn hồng hào lắm.

b) Nói về một sự vật quen thuộc với em.

Ai cũng khen chị gái của em xinh xắn dễ thương.

Bài 3: Gạch dưới những tính từ dùng để chỉ tính chất của sự vật trong đoạn văn:

Từ trên trời nhìn xuống, phố xá Hà Nội nhỏ xinh như mô hình triển lãm. Những ô ruộng, những gò đống, bãi bờ với những mảng màu xanh, nâu, vàng, trắng và nhiều hình dạng khác nhau gợi những bức tranh giàu màu sắc.

Trả lời: Gạch chân như sau:

Từ trên trời nhìn xuống, phố xá Hà Nội nhỏ xinh như mô hình triển lãm. Những ô ruộng, những gò đống, bãi bờ với những mảng màu xanh, nâu, vàng, trắng và nhiều hình dạng khác nhau gợi những bức tranh giàu màu sắc.

1 187 21/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: