Thời gian thi tuyển công chức Tổng cục Thuế khu vực miền Nam là khi nào? Tổ chức thi ở đâu mới nhất 2025?
Thời gian thi tuyển công chức Tổng cục Thuế khu vực miền Nam là khi nào? Tổ chức thi ở đâu mới nhất 2025?

1. Thời gian thi tuyển công chức Tổng cục Thuế khu vực miền Nam là khi nào? Tổ chức thi ở đâu mới nhất 2025?

Hội đồng tuyển dụng công chức Tổng Cục thuế năm 2024 đã ra năm 2024 về thời gian tổ chức kỳ thi tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2024 vào Cơ quan Tổng cục Thuế20 Cục Thuế tỉnh, thành phố thuộc khu vực miền Nam, gồm: An Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, TP. Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Vĩnh Long.

  • Thời gian tổ chức thi tuyển như sau:
    • Vòng 1 (Thi trắc nghiệm trên máy vi tính môn Kiến thức chung và môn Ngoại ngữ): tổ chức theo Ca thi, từ ngày 22/7/2024 đến ngày 23/7/2024.
    • Vòng 2 (Thi viết môn Nghiệp vụ chuyên ngành): ngày 29/7/2024.
  • Địa điểm tổ chức: Trường Quân sự Quân khu 7 (Địa chỉ: Số 6 đường Tô Ký, phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh)

2. Một số lưu ý đối với thí sinh thi tuyển công chức Tổng cục Thuế khu vực miền Nam

  • Đối với thí sinh dự thi tại khu vực miền Nam khi đăng ký dự tuyển nộp Giấy chứng nhận/xác nhận tốt nghiệp chờ cấp bằng của cơ sở đào tạo hoặc thí sinh khi đăng ký dự tuyển nộp bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp nhưng chưa có Giấy công nhận văn bằng của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì phải nộp Bằng tốt nghiệp/Giấy công nhận văn bằng theo quy định về Cục thuế nơi đăng ký dự tuyển chậm nhất trong ngày 19/7/2024.
  • Thí sinh nộp 01 bản photo Bằng tốt nghiệp/Giấy công nhận văn bằng có chữ ký thí sinh, kèm thông tin: họ tên, ngày tháng năm sinh, vị trí dự tuyển, thời gian bổ sung hồ sơ về Cục thuế nơi đăng ký dự tuyển (khi đi thi mang theo 01 bản photo đến địa điểm thi). Sau thời hạn theo thông báo của Hội đồng (ngày 19/7/2024), thí sinh chưa bổ sung Bằng tốt nghiệp/Giấy công nhận văn bằng theo quy định về Cục Thuế thì sẽ không được tham dự kì thi.
  • Thí sinh đủ điều kiện tham dự kỳ thi chủ động nghiên cứu Nội quy thi tuyển công chức ban hành kèm theo Thông tư 06/2020/TT-BNV và nghiêm túc thực hiện Nội quy thi tuyển trong thời gian tham dự kỳ thi tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2024.
  • Khi tham dự kỳ thi, thí sinh phải mang theo Căn cước công dân/Chứng minh thư nhân dân (hoặc giấy tờ tùy thân hợp pháp khác có dán ảnh của thí sinh) đã kê khai tại Phiếu đăng ký dự tuyển.
  • Thí sinh không được mang vào khu vực thi túi xách, điện thoại di động, máy ghi âm, máy ảnh, máy vi tính, các phương tiện kỹ thuật thu, phát truyền tin, phương tiện sao lưu dữ liệu, thiết bị chứa đựng, truyền tải thông tin khác vào khu vực thi. Nếu thí sinh mang theo các thiết bị trên thì phải để ngoài khu vực thi và tự bảo quản, chịu trách nhiệm về tài sản của mình. Nếu bị phát hiện mang vào phòng thi thì thí sinh sẽ bị xử lý theo Nội quy thi tuyển.
  • Thí sinh phải có mặt tại địa điểm tổ chức thi trước thời gian bắt đầu thi ít nhất 90 phút để Hội đồng tuyển dụng triển khai các thủ tục trước khi thi.

3. Nội quy thi tuyển công chức Tổng cục Thuế năm 2025

Căn cứ vào Điều 1 Nội quy thi tuyển công chức ban hành kèm theo Thông tư 06/2020/TT-BNV bao gồm quy định đối với thí sinh như sau:

  • Phải có mặt tại phòng thi đúng giờ quy định. Trang phục gọn gàng, văn minh, lịch sự. Trường hợp thí sinh dự thi đến chậm quá 30 phút tính từ khi bắt đầu giờ làm bài thi thì không được dự thi.
  • Xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc một trong các loại giấy tờ tùy thân hợp pháp khác có dán ảnh để giám thị đối chiếu trước khi vào phòng thi.
  • Ngồi đúng chỗ theo số báo danh, để Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc một trong các loại giấy tờ tùy thân hợp pháp khác có dán ảnh lên mặt bàn để các giám thị phòng thi và các thành viên Hội đồng thi kiểm tra.
  • Chỉ được mang vào phòng thi thước kẻ, bút viết để làm bài thi và một số loại thuốc mà thí sinh dự thi có bệnh án phải mang theo; không được mang vào phòng thi điện thoại di động, máy ghi âm, máy ảnh, máy vi tính, các phương tiện kỹ thuật thu, phát truyền tin, phương tiện sao lưu dữ liệu, thiết bị chứa đựng, truyền tải thông tin khác và các loại giấy tờ, tài liệu có liên quan đến nội dung thi (trừ trường hợp đề thi có quy định khác).
  • Chỉ sử dụng loại giấy thi được phát để làm bài thi; phải ghi đầy đủ các mục quy định đối với thí sinh trên giấy làm bài thi.
  • Bài thi chỉ được viết bằng một loại mực có màu xanh hoặc màu đen. Không được sử dụng các loại mực màu khác, mực nhũ, mực phản quang, bút chì để làm bài thi (trừ trường hợp đề thi có quy định khác); không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng lên bài thi.
  • Trừ phần ghi bắt buộc trên trang phách, thí sinh không được ghi họ tên, chữ ký của thí sinh, chức danh, tên cơ quan, hoặc các dấu hiệu khác lên bài thi.
  • Tuân thủ mọi hướng dẫn của giám thị; giữ trật tự và không được hút thuốc hoặc sử dụng chất kích thích trong phòng thi.
  • Không được trao đổi với người khác trong thời gian thi, không được trao đổi giấy thi, giấy nháp, không được chép bài hoặc nhìn bài thi của thí sinh khác hoặc có bất kỳ một hành động gian lận nào khác. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép, truyền tải thông tin có liên quan đến đề thi ra ngoài phòng thi hoặc nhận thông tin từ ngoài vào phòng thi.
  • Nếu cần hỏi điều gì, phải hỏi công khai giám thị phòng thi.
  • Trường hợp cần viết lại thì gạch chéo hoặc gạch ngang phần đã viết trong bài thi (trừ trường hợp đề thi có quy định khác).
  • Không được ra ngoài phòng thi đối với môn thi hoặc phần thi có thời gian thi từ dưới 60 phút, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 15 Điều 1 Thông tư 06/2020/TT-BNV. Đối với môn thi viết, chỉ được ra khỏi phòng thi sớm nhất sau 2/3 thời gian làm bài thi. Trường hợp nhất thiết phải ra khỏi phòng thi phải được Trưởng ban coi thi giải quyết.
  • Trong thời gian không được ra ngoài phòng thi theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Thông tư 06/2020/TT-BNV, nếu thí sinh có đau, ốm bất thường thì phải báo cho giám thị phòng thi và giám thị phòng thi phải báo ngay cho Trưởng ban coi thi xem xét, giải quyết.
  • Ngừng làm bài và nộp bài cho giám thị phòng thi ngay khi giám thị tuyên bố hết thời gian làm bài thi. Phải ghi rõ tổng số tờ giấy thi đã nộp và ký vào danh sách nộp bài thi. Trường hợp không làm được bài, thí sinh cũng phải nộp lại giấy thi.
  • Trường hợp tổ chức thi trên máy vi tính:
    • Nghiêm cấm các hành vi làm hỏng hệ thống máy vi tính phục vụ thi; khi phát hiện máy vi tính không sử dụng được phải kịp thời báo cho giám thị để xem xét, giải quyết;
    • Thí sinh dự thi chỉ được rời phòng thi khi đã nộp bài và ký xác nhận vào bảng kết quả thi. Trường hợp thí sinh dự thi không ký xác nhận vào bảng kết quả thi trước khi ra khỏi phòng thi thì phải nhận điểm không (0). Trường hợp giám thị phát hiện thí sinh dự thi ký thay thí sinh dự thi khác thì các thí sinh này đều phải nhận điểm không (0). Việc quyết định điểm không (0) đối với các trường hợp này do Chủ tịch Hội đồng quyết định căn cứ báo cáo của Trưởng ban coi thi.
  • Thí sinh dự thi có quyền tố giác người vi phạm nội quy, quy chế với giám thị phòng thi, Trưởng ban coi thi, thành viên Hội đồng thi, thành viên Ban giám sát.
Thời gian thi tuyển công chức Tổng cục Thuế khu vực miền Nam là khi nào? Tổ chức thi ở đâu mới nhất 2025?
Thời gian thi tuyển công chức Tổng cục Thuế khu vực miền Nam là khi nào? Tổ chức thi ở đâu mới nhất 2025?

4. Thi công chức là gì?

Thi công chức là quá trình chọn lọc, đánh giá và tuyển chọn những ứng viên đáp ứng tiêu chuẩn để làm việc tại các cơ quan, bộ máy nhà nước và các tổ chức khác. Sau khi thi công chức đỗ và đáp ứng đủ tiêu chuẩn, họ sẽ được vào biên chế và từ đó nhận lương từ ngân sách nhà nước theo quy định. Việc phân công vị trí và chức danh tương ứng cũng được thực hiện dựa trên nhiệm vụ và trách nhiệm trong cơ quan hoặc tổ chức. Hệ thống tính lương của công chức áp dụng hệ số lương cơ bản và các hệ số điều chỉnh khác để xác định mức lương. Các hệ số lương này dựa trên trình độ, kinh nghiệm làm việc và vị trí công chức của mỗi người. Do đó, mức lương của các công chức có thể khác nhau tùy thuộc vào trình độ và hiệu quả làm việc của từng người. Quá trình tính toán và quản lý lương của công chức thường được thực hiện theo quy định của cơ quan nhà nước và đơn vị công lập, nhằm đảm bảo công bằng và minh bạch trong việc trả lương và đảm bảo hiệu quả và hài lòng trong công việc của họ.

Để được thi công chức, công dân phải đáp ứng một số điều kiện cụ thể. Dưới đây là các điều kiện chung để được thi công chức:

  • Đủ 18 tuổi và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự: Điều này đảm bảo rằng người đăng ký thi công chức đã đủ tuổi và có khả năng hoạt động pháp lý.
  • Là công dân Việt Nam và đang cư trú tại Việt Nam: Điều này yêu cầu người đăng ký là công dân Việt Nam và có địa chỉ cư trú hợp lệ tại Việt Nam.
  • Đăng ký dự tuyển và có hồ sơ lý lịch rõ ràng: Người đăng ký phải nộp đơn đăng ký dự tuyển và cung cấp hồ sơ lý lịch cá nhân chi tiết, bao gồm thông tin về quá trình học tập, kinh nghiệm làm việc, thành tích, và các thông tin liên quan khác.
  • Có bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn phù hợp: Người đăng ký phải có bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với vị trí công việc mà họ muốn ứng tuyển.
  • Có sức khỏe phù hợp: Người đăng ký cần có sức khỏe đủ để thực hiện công việc theo yêu cầu và nhiệm vụ được giao.
  • Đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện tuyển dụng: Ngoài các điều kiện chung, từng vị trí công chức cụ thể có thể yêu cầu các tiêu chuẩn và điều kiện riêng, như kỹ năng, kinh nghiệm, hoặc đặc điểm chuyên môn đặc thù.

Quá trình thi công chức thông thường bao gồm công bố thông tin tuyển dụng, tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, kiểm tra năng lực, phỏng vấn và công bố kết quả. Quy trình chi tiết và yêu cầu cụ thể có thể khác nhau tùy thuộc vào từng cơ quan và vị trí công chức.

5. Thí sinh bị trừ điểm bài thi tuyển dụng công chức thuế của Tổng cục Thuế năm 2025 trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 2 Nội quy ban hành kèm Thông tư 06/2020/TT-BNV quy định xử lý vi phạm đối với thí sinh dự thi vi phạm nội quy kỳ thi có thể bị xem xét xử lý trừ điểm bài thi trong trường hợp:

  • Thí sinh bị khiển trách trong phần thi, bài thi, môn thi nào sẽ bị trừ 25% tổng số câu trả lời đúng hoặc 25% tổng số điểm của phần thi, bài thi, môn thi đó;
  • Thí sinh bị cảnh cáo trong phần thi, bài thi, môn thi nào sẽ bị trừ 50% tổng số câu trả lời đúng hoặc 50% tổng số điểm của phần thi, bài thi, môn thi đó.
  • Khi ghép phách và lên điểm, căn cứ biên bản xử lý vi phạm do giám thị phòng thi lập, Thư ký Hội đồng báo cáo Chủ tịch Hội đồng xem xét, quyết định việc trừ điểm đối với trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản này.
  • Bên cạnh đó, bị chấm điểm không (0) đối với thi trắc nghiệm trên giấy hoặc thi viết trong trường hợp:
    • Phần thi, bài thi, môn thi có từ hai bài làm trở lên;
    • Phần thi, bài thi, môn thi có từ hai chữ viết khác nhau trở lên;
    • Phần thi, bài thi, môn thi được viết từ hai loại màu mực khác nhau trở lên hoặc viết bằng màu mực không đúng quy định tại khoản 6 Điều 1 Nội quy ban hành kèm Thông tư 06/2020/TT-BNV, trừ trường hợp có biên bản xác nhận của giám thị coi thi tại phòng thi và Trưởng ban coi thi;
    • Phần thi, bài thi, môn thi được viết trên giấy nháp, giấy không do giám thị phòng thi phát.
  • Thủ tục xử lý thí sinh vi phạm:
    • Thí sinh vi phạm nội quy, quy chế phải bị lập biên bản, giám thị phòng thi và thí sinh vi phạm cùng phải ký vào biên bản. Sau khi lập biên bản và công bố công khai tại phòng thi, giám thị phòng thi phải báo cáo ngay với Trưởng ban coi thi.
    • Trường hợp thí sinh vi phạm không ký biên bản vi phạm thì giám thị phòng thi mời hai thí sinh bên cạnh cùng ký xác nhận sự việc. Trường hợp có một trong hai thí sinh hoặc cả hai thí sinh được mời ký xác nhận sự việc không ký biên bản thì giám thị phòng thi vẫn lập biên bản và báo cáo Trưởng ban coi thi xem xét, quyết định.
  • Ngoài ra, thí sinh vi phạm nội quy, quy chế còn có thể bị xử lý thêm trong ác trường hợp sau:
    • Thí sinh cố ý gây mất an toàn, trật tự làm ảnh hưởng đến phòng thi, ngoài việc bị đình chỉ, hủy kết quả thi, tùy theo tính chất, mức độ còn bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự.
    • Thí sinh dự thi là cán bộ, công chức, viên chức nếu bị đình chỉ thi hoặc bị hủy hết quả thi, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý xem xét, xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

6. Các câu hỏi thường gặp

6.1. Lương công chức thuế báo nhiêu?

Từ ngày 1/7/2024, lương công chức ngành thuế cũng được điều chỉnh theo mức lương cơ sở mới, trong đó thấp nhất là 4,35 triệu đồng, cao nhất là 18,7 triệu đồng.

6.2. Tổng cục Thuế học ngành gì?

  • a) Có bằng tốt nghiệp Đại học (cử nhân) trở lên thuộc các chuyên ngành: Lưu trữ học và quản trị văn phòng, Hành chính học;
  • b) Chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B trở lên;
  • c) Chứng chỉ tin học Văn phòng hoặc chứng chỉ tin học trình độ A trở lên.

6.3. Công chức lương bao nhiêu?

Từ 01/7/2024, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang được tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng, tương đương với 30% mức lương hiện hưởng (540.000 đồng/tháng).

6.4. Kiểm tra viên thuế cần bằng cấp gì?

Kiểm tra viên thuế phải đáp ứng 2 tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng như sau:

  • Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương.

6.5. Thi công chức thuế bao lâu có kết quả?

Thời gian nhận hồ sơ ứng tuyển thi Công chức ngành Thuế: trong vòng 30 ngày kể từ khi có thông báo tuyển dụng chính thức. Từ lúc thi tuyển Vòng 1 đến thi tuyển Vòng 2: 3 tuần. Từ lúc thi tuyển Vòng 2 đến nhận kết quả: 1.5 tháng.