Thay đổi kết cấu xe có bị giam xe không?
Thay đổi kết cấu xe có bị giam xe không?

1.Thay đổi kết cấu xe có bị giam xe không?

Thay đổi kết cấu xe có thể bị giam xe đối với một số hành vi.

Cụ thể, tại Điểm l Khoản 1 Điều 48 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về các trường hợp tạm giữ phương tiện gồm có các trường hợp được quy định tại Điều 32 Nghị định này, trong đó một số trường hợp là các hành vi thay đổi kết cấu xe, cụ thể là các hành vi sau:

  • Đối với xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy: Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe
  • Đối với xe ô tô, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô: Tự ý thay đổi tổng thành khung, tổng thành máy (động cơ), hệ thống phanh, hệ thống truyền động (truyền lực), hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế trong hồ sơ đã nộp cho cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe hoặc tự ý lắp đặt thêm cơ cấu nâng hạ thùng xe, nâng hạ công-ten-nơ trên xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
  • Tịch thu phương tiện đối với chủ xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe máy chuyên dùng, xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
    • Cắt, hàn, tẩy xoá, đục sửa, đóng lại trái phép số khung, số động cơ (số máy); đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, tẩy xoá, đục sửa, đóng lại trái phép số khung, số động cơ (số máy) tham gia giao thông;
    • Cải tạo xe ô tô loại khác thành xe ô tô chở người.

2. Mức phạt thay đổi kết cấu xe mới nhất 2025

2.1. Thay đổi kết cấu xe máy và các loại xe tương tự phạt bao nhiêu?

Căn cứ Điều 32 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, mức phạt đối với các hành vi thay đổi kết cấu xe máy trong các trường hợp cụ thể như sau:

  • Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với cá nhân, từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy có hành vi: Tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với chứng nhận đăng ký xe;
  • Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện một trong các hành vi: Lắp đặt, sử dụng thiết bị âm thanh, ánh sáng trên xe gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
  • Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
    • Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;
    • Lắp đặt, sử dụng thiết bị thay đổi biển số trên xe trái quy định.

2.2. Thay đổi kết cấu xe ô tô và các loại xe tương tự phạt bao nhiêu?

Căn cứ Điều 32 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, mức phạt đối với các hành vi thay đổi kết cấu xe ô tô trong các trường hợp cụ thể như sau:

  • Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
    • Lắp kính chắn gió, kính cửa của xe không phải là loại kính an toàn;
    • Không làm thủ tục khai báo với cơ quan đăng ký xe theo quy định trước khi cải tạo xe (đối với loại xe có quy định phải làm thủ tục khai báo).
  • Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc), xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
    • Tự ý thay đổi màu sơn của xe không đúng với màu sơn ghi trong chứng nhận đăng ký xe;
    • Lắp đặt, sử dụng thiết bị âm thanh, ánh sáng trên xe gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
  • Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 32.000.000 đồng đến 36.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô, phương tiện giao thông thông minh thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau: Lắp đặt, sử dụng thiết bị thay đổi biển số trên xe trái quy định (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
  • Phạt tiền từ 65.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau: Tự ý thay đổi tổng thành khung, tổng thành máy (động cơ), hệ thống phanh, hệ thống truyền động (truyền lực), hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế trong hồ sơ đã nộp cho cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe hoặc tự ý lắp đặt thêm cơ cấu nâng hạ thùng xe, nâng hạ công-ten-nơ trên xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
  • Tịch thu phương tiện đối với chủ xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe máy chuyên dùng, xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
    • Cắt, hàn, tẩy xoá, đục sửa, đóng lại trái phép số khung, số động cơ (số máy); đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, tẩy xoá, đục sửa, đóng lại trái phép số khung, số động cơ (số máy) tham gia giao thông;
    • Cải tạo xe ô tô loại khác thành xe ô tô chở người
Mức phạt thay đổi kết cấu xe
Mức phạt thay đổi kết cấu xe

3. Thời hạn đăng kiểm xe mới nhất 2025 là bao lâu?

Tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 47/2024/TT-BGTVT quy định về thời hạn đăng kiểm xe ô tô như sau:

TT

Loại phương tiện

Chu kỳ (tháng)

Chu kỳ đầu (1)

Chu kỳ định kỳ (2)

1. Ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người của lái xe) không kinh doanh vận tải

36

1.1

Thời gian sản xuất đến 07 năm

24

1.2

Thời gian sản xuất trên 07 năm đến 20 năm

12

1.3

Thời gian sản xuất trên 20 năm

06

2. Ô tô chở người các loại đến 08 chỗ (không kể chỗ của người của lái xe) có kinh doanh vận tải

24

2.1

Thời gian sản xuất đến 05 năm

12

2.2

Thời gian sản xuất trên 05 năm

06

2.3

Có cải tạo (3)

12

06

3. Ô tô chở người các loại trên 08 chỗ (không kể chỗ của người của lái xe) và ô tô chở người chuyên dùng

24

3.1

Thời gian sản xuất đến 05 năm

12

3.2

Thời gian sản xuất trên 05 năm

06

3.3

Có cải tạo (3)

12

06

3.4

Ô tô chở người các loại trên 08 chỗ (không kể chỗ của người của lái xe), đã sản xuất từ 15 năm trở lên (kể cả ô tô chở người trên 08 chỗ (không kể chỗ của người của lái xe) đã cải tạo thành ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người của lái xe))

03

4. Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo, rơ moóc, sơmi rơ moóc

24

4.1

Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo có thời gian sản xuất đến 07 năm; rơ moóc, sơmi rơ moóc có thời gian sản xuất đến 12 năm

12

4.2

Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo có thời gian sản xuất trên 07 năm; rơ moóc, sơmi rơ moóc có thời gian sản xuất trên 12 năm

06

4.3

Có cải tạo (3)

12

06

5. Xe chở người bốn bánh có gắn động cơ

18

12

6. Xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ

12

06

7. Xe máy chuyên dùng

18

12

8. Xe mô tô, xe gắn máy

Chu kỳ kiểm định (tháng)

8.1

Thời gian sản xuất đến 05 năm

60 (4)

8.2

Thời gian sản xuất trên 05 năm đến 12 năm

24

8.3

Thời gian sản xuất trên 12 năm

12

Hướng dẫn thực hiện:

(1) Chu kỳ đầu áp dụng như sau:

- Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng thuộc đối tượng miễn kiểm định lần đầu;

- Xe ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe máy chuyên dùng chưa qua sử dụng thuộc đối tượng kiểm định lần đầu (có năm sản xuất đến năm được cấp giấy chứng nhận kiểm định lần đầu dưới 03 năm (năm sản xuất cộng 02 năm));

(2) Áp dụng đối với xe kiểm định định kỳ; xe không thuộc đối tượng được áp dụng chu kỳ đầu;

(3) Áp dụng đối với xe cơ giới có cải tạo là xe cơ giới thực hiện cải tạo chuyển đổi công năng hoặc thay đổi một trong các hệ thống: lái, phanh (trừ trường hợp lắp thêm bàn đạp phanh phụ).

(4) 60 tháng tính từ ngày xuất xưởng xe mô tô, xe gắn máy. Trường hợp xe mô tô, xe gắn máy trong cơ sở dữ liệu không có thông tin về ngày xuất xưởng thì tính từ ngày 31 tháng 12 của năm sản xuất xe.

Thời hạn đăng kiểm xe ô tô mới nhất 2025 là bao lâu?
Thời hạn đăng kiểm xe ô tô mới nhất 2025 là bao lâu?

4. Các câu hỏi thường gặp

4.1. Xe độ là gì?

Xe độ là phương tiện được chỉnh sửa hoặc nâng cấp các bộ phận so với thiết kế ban đầu của nhà sản xuất nhằm tăng hiệu suất, thay đổi kiểu dáng hoặc thể hiện phong cách cá nhân. Các dạng độ phổ biến bao gồm độ máy (tăng công suất động cơ), độ dàn áo (thay đổi ngoại hình), và độ hệ thống âm thanh, ánh sáng.

4.2. Việc độ xe có bị cấm không?

Việc độ xe không bị cấm hoàn toàn, nhưng phải tuân thủ quy định pháp luật. Cụ thể:

  • Không được thay đổi kết cấu gây mất an toàn giao thông.
  • Xe sau khi độ phải được đăng kiểm và phê duyệt để đảm bảo đủ điều kiện lưu thông.

4.3. Xe độ có phải đi đăng kiểm lại không?

Có. Nếu thay đổi bất kỳ kết cấu nào ảnh hưởng đến thông số kỹ thuật ban đầu, chủ xe cần đăng ký kiểm định lại để được cấp phép lưu hành hợp pháp.

4.4. Xe có dán phim cách nhiệt, thay đổi màu sơn có ảnh hưởng đến đăng kiểm không?

Xe dán phim cách nhiệt thường không ảnh hưởng đến kết quả đăng kiểm. Tuy nhiên, nếu xe thay đổi màu sơn mà chưa cập nhật trong giấy đăng ký, bạn cần thực hiện thủ tục đổi màu sơn trước khi đi đăng kiểm để tránh bị từ chối.

4.5. Xe bị trầy xước, móp méo có ảnh hưởng đến kết quả đăng kiểm không?

Nếu xe chỉ bị trầy xước nhẹ hoặc móp méo nhỏ ở phần không ảnh hưởng đến an toàn kỹ thuật, kết quả đăng kiểm thường không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu có hư hỏng nghiêm trọng ở khung gầm, hệ thống đèn, hoặc các thiết bị an toàn, xe có thể không đạt yêu cầu.