Quy định pháp luật về các trường hợp bắt buộc giao kết hợp đồng

Quy định pháp luật về các trường hợp bắt buộc giao kết hợp đồng

1. Các trường hợp bắt buộc giao kết hợp đồng.

Theo Bộ luật Lao động năm 2019, hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trong đó, quy định chi tiết về các trường hợp bắt buộc phải.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

các trường hợp bắt buộc giao kết hợp đồng
các trường hợp bắt buộc giao kết hợp đồng

Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

Một là, khi sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó.

Hai là, người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình.

Ba là, đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.

Bốn là, hợp đồng lao động giao kết với những người lao động khác có thời hạn từ 01 tháng trở lên thực hiện theo quy định tại Điều 14 Bộ luật Lao động 2019.

Bộ luật Lao động năm 2019 cũng quy định cụ thể, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 2 bản, người lao động giữ 1 bản, người sử dụng lao động giữ 1 bản.

Giao kết hợp đồng lao động được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực. Đồng thời, tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

Ngoài các nội dung trên, Bộ luật Lao động năm 2019 cũng quy định rõ hơn về nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động.

Cụ thể, người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu.

Mặt khác, người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.

2. Nguyên tắc giao kết hợp đồng

Căn cứ vào Điều 15 Bộ luật Lao động năm 2019, nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động như sau:

Một là, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.

Hai là, tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

Như vậy, Tự nguyện là một trong những nguyên tắc quan trọng để khẳng định hợp đồng lao động là kết quả thỏa thuận của người sử dụng lao động và người lao động, không bên nào ép buộc bên nào giao kết hợp đồng lao động, sự tự nguyện chính là biểu hiện của yếu tố tự do của các bên theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc tự nguyện là một trong những cơ sở quan trọng ràng buộc trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện hợp đồng lao động và giải quyết những vấn đề phát sinh có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên.

Nguyên tắc giao kết hợp đồng
Nguyên tắc giao kết hợp đồng

Bình đẳng là nguyên tắc khẳng định vị thế ngang nhau của người sử dụng lao động và người lao động khi giao kết hợp đồng lao động. Thực hiện nguyên tắc bình đẳng nhằm phòng tránh việc người sử dụng lao động lợi dụng việc nắm giữ tư liệu sản xuất trong tay để áp đặt đối với người lao động khi giao kết hợp đồng lao động.

Thiện chí, hợp tác chính là điều quyết định việc người sử dụng lao động và người lao động tiến đến với nhau, cùng nhau đồng thuận để thiết lập và duy trì quan hệ lao động bằng cách giao kết và thực hiện hợp đồng lao động. Thiện chí biểu hiện cách đối xử tốt đẹp, chân thành vớinhau; hợp tác là thể hiện sự phối hợp cùng nhau trong thỏa thuận, bàn bạc giải quyết vấn đề. Khi không có thiện chí và không muốn hợp tác thì sẽ không có việc giao kết hợp đồng lao động. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu các bên không còn thiện chí, không muốn tiếp tục hợp tác với nhau cũng là lúc quan hệ lao động sẽ đi vào sự bế tắc, rạn nứt và để vỡ.

Không trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội là yêu cầu tất yếu trong việc giao kết hợp đồng lao động. Nguyên tắc này liên quan nhiều đến việc xác định các nội dung thỏa thuận đưa vào hợp đồng khi giao kết hợp đồng lao động. Vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân, tổ chức khác có liên quan và lợi ích chung của xã hội. Mặc dù hợp đồng lao động là kết quả của sự tự do thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động nhưng sự tự do ở đây là có giới hạn, trong khuôn khổ nhất định. Giới hạn đó chính là chuẩn mực tối thiểu về quyền và nghĩa vụ của các bên theo pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và chuẩn mực đạo đức xã hội.

3. Hình thức giao kết hợp đồng.

Theo quy định tại Điều 14 Bộ luật Lao động 2019, có quy định về hình thức hợp đồng lao động như sau:

- Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Hình thức giao kết hợp đồng
Hình thức giao kết hợp đồng

Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.

- Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.

Xem bài liết liên quan:

Những điều cần lưu ý khi ký hợp đồng lao động?

Sử dụng lao động nước ngoài không có giấy phép lao động theo quy định sẽ bị xử phạt như thế nào?

Bộ Luật lao động theo các thời kỳ