- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Bảo hiểm xã hội (97)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Tiền lương (76)
- Định danh (64)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (42)
- Đăng kiểm (41)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Xử phạt hành chính (33)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Pháp luật (32)
- Di chúc (32)
- Phương tiện giao thông (31)
- Hành chính (31)
- Lương cơ bản (30)
- Nhà ở (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- VNeID (29)
- Nghỉ hưu (29)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Dân sự (26)
- Lý lịch (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Mã định danh (26)
- Hóa đơn (24)
Nồng độ cồn xe máy dưới 0,25 có bị tước bằng lái, giam giữ xe không mới nhất 2025?
1. Nồng độ cồn xe máy dưới 0,25 có bị tước bằng lái, giam giữ xe không?
Nồng độ cồn xe máy dưới 0,25 bị phạt dưới hình thức quy định tại Khoản 6 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP:
"Điều 7. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở;"
Ngoài ra hình thức phạt bổ sung được quy định tại Khoản 12 Luật này như sau:
"Điều 7. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
12. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt chính, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này còn bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt, sử dụng trái quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm h, điểm i, điểm k khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 9; khoản 11 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng."
Do đó, nồng độ cồn xe máy dưới 0,25 thuộc Điểm a Khoản 6 Luật này nên không bị bị tước bằng lái. Tuy nhiên, nồng độ cồn dưới 0.25 bị giam giữ xe theo quy định sau:
"Điều 48. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
1. Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:
b) Điểm a khoản 6; điểm b khoản 7; điểm b khoản 8; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 9; khoản 11 Điều 7;"
Như vậy, nồng độ cồn xe máy dưới 0,25 nồng độ cồn xe máy dưới 0,25 bị phạt với mức phạt tiền 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và bị giam giữ xe theo quy định của pháp luật.
2. Nồng độ cồn xe máy dưới 0,25 có bị phạt không? Mức phạt bao nhiêu?
Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 7. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở;"
Do đó, nồng độ cồn xe máy dưới 0,25 bị phạt với mức phạt tiền 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
3. Mức phạt cao nhất khi điều khiển xe máy có chứa nồng độ cồn là bao nhiêu? Người vi phạm có bị tước bằng lái xe hay không ?
Căn cứ vào Khoản 9 và Khoản 12 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 7. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
9. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
d) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
12. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt chính, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 9; khoản 11 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng."
Mức phạt cao nhất khi điều khiển xe máy có chứa nồng độ cồn là phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
4. Từ chối đo nồng độ cồn, có bị phạt không?
Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP, hành vi từ chối đo nồng độ cồn thuộc nhóm hành vi "Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ" bị xử phạt theo từng đối tượng cụ thể như sau:
5. Nồng độ cồn 0.227 phạt bao nhiêu?
Căn cứ vào Điều 6,7,8,9 Nghị định 168/2024/NĐ-CP thì nồng độ cồn 0.227 thuộc trường hợp quy định là nồng độ cồn chưa tới 0.25 miligram/ 1 lít khí thở sẽ bị phạt với mức phạt khác nhau theo từng đối tượng sau đây:
6. Đo nồng độ cồn 0.45mg/lít khí thở khi lái xe máy thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Có bị giam xe máy hay tước bằng lái xe không?
Nồng độ cồn xe máy dưới 0.45mg/lít bị phạt dưới hình thức quy định tại Khoản 9 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP:
"Điều 7. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
9. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
d) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;"
Ngoài ra hình thức phạt bổ sung được quy định tại Khoản 12 Luật này như sau:
"Điều 7. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
12. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt chính, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này còn bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt, sử dụng trái quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm h, điểm i, điểm k khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 9; khoản 11 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng."
Do đó, nồng độ cồn xe máy 0.45 mg/lít khí thở thuộc Điểm d Khoản 9 Nghị định này nên bị tước bằng lái từ 10 đến 24 tháng và bị giam giữ xe theo quy định sau:
"Điều 48. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
1. Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:
b) Điểm a khoản 6; điểm b khoản 7; điểm b khoản 8; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 9; khoản 11 Điều 7;"
Như vậy, nồng độ cồn xe máy 0.45 mg/lít khí thở bị phạt với mức phạt tiền 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và bị giam giữ xe và bị tước bằng lái từ 10 đến 24 tháng theo quy định của pháp luật.
7. Chạy xe máy mà có nồng độ cồn có phải là hành vi bị nghiêm cấm?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 như sau:
"Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm1. Điều khiển xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ không có giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật; điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ không có giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng.
2. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
......."
Do đó, theo quy định trên thì chạy xe máy mà có nồng độ cồn là hành vi bị nghiêm cấm.
8. Câu hỏi thường gặp:
8.1. Bị thổi nồng độ cồn bao nhiêu thì bị giữ bằng?
Căn cứ vào Điều 6, Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, người bị thổi nồng độ cồn bị giữ bằng trong thời hạn sau đây:
- Đối với người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
- Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
8.2. Vi phạm nồng độ cồn giữ xe trong bao lâu
Căn cứ vào Điều 48 Nghị định số 168/2024/NĐ-CP và Điểm b Khoản 1, Khoản 2, Khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì vi phạm nồng độ cồn sẽ bị giữ xe trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tạm giữ. Tuy nhiên, thời hạn tạm giữ xe còn có thể kéo dài từ 01 đến 02 tháng tùy theo tình tiết vụ việc thực tế.
8.3 Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định có hành vi vi phạm nồng độ cồn thì cảnh sát có được yêu cầu dừng lại thổi nồng độ cồn không?
Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định có hành vi vi phạm nồng độ cồn thì cảnh sát có được yêu cầu dừng lại thổi nồng độ cồn.
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 66 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 như sau:
"Điều 66. Căn cứ dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm tra, kiểm soát
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Vi phạm nồng độ cồn có bị giữ xe không mới nhất 2025?
- Vi phạm nồng độ cồn giữ xe bao lâu mới nhất 2025?
- Vi phạm nồng độ cồn bao nhiêu bị giữ xe mới nhất 2025?
- Bị thổi nồng độ cồn giữ bằng bao lâu mới nhất 2025?
- Không vi phạm, CSGT có được yêu cầu dừng xe đo nồng độ cồn mới nhất 2025?
- Nồng độ cồn dưới 0.25 giam xe bao lâu mới nhất 2025?
- Từ ngày 15/8/2023, không nộp phạt vi phạm giao thông sẽ không được đăng ký xe đúng không?