Bị thổi nồng độ cồn giữ bằng bao lâu?
Bị thổi nồng độ cồn giữ bằng bao lâu?

1. Bị thổi nồng độ cồn giữ bằng bao lâu ?

Căn cứ vào Điều 6, Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, người bị thổi nồng độ cồn bị giữ bằng trong thời hạn sau đây:

  • Đối với người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
  • Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

2. Không vi phạm, CSGT có được yêu cầu dừng xe đo nồng độ cồn?

Căn cứ dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm tra, kiểm soát được quy định tại Điều 66 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 như sau:

"Điều 66. Căn cứ dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm tra, kiểm soát

Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm tra, kiểm soát khi có một trong các căn cứ sau đây:

1. Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hoặc vi phạm pháp luật khác;

2. Thực hiện theo mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của cấp có thẩm quyền để phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà buộc phải dừng phương tiện để kiểm tra, kiểm soát mới phát hiện được;

3. Phục vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai; phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống dịch bệnh;

4. Có tin báo, tố giác, phản ánh, kiến nghị, đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân về tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật khác."

Như vậy khi không có vi phạm, cảnh sát giao thông được yêu cầu dừng xe để đo nồng độ cồn nếu thuộc một trong các căn cứ như trên.

3. Vi phạm nồng độ cồn bao nhiêu bị giữ xe

Căn cứ vào Điều 48 Nghị định số 168/2024/NĐ-CP việc tạm giữ phương tiện được quy định như sau:

"Điều 48. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

1. Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:

a) Điểm g khoản 5; điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a khoản 9; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 11; khoản 12; khoản 14 Điều 6;

b) Điểm a khoản 6; điểm b khoản 7; điểm b khoản 8; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 9; khoản 11 Điều 7;

c) Điểm c khoản 6; điểm a khoản 7; điểm b khoản 8; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 9 Điều 8;

d) Điểm p khoản 1; điểm d khoản 3; điểm b, điểm c, điểm d (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện) khoản 4; khoản 5 Điều 9;

đ) Khoản 10 (trong trường hợp người vi phạm là người điều khiển phương tiện); điểm a khoản 14 (trong trường hợp người vi phạm là người điều khiển phương tiện) Điều 12;

e) Điểm a khoản 4; điểm a, điểm b khoản 5; khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a khoản 8; khoản 9 Điều 13;

g) Điểm a, điểm b khoản 2; điểm a khoản 3; khoản 4 Điều 14;

h) Điểm a, điểm đ khoản 1; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 2; khoản 3 Điều 16;

i) Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 18;

k) Khoản 2 Điều 19;

l) Điểm b, điểm đ, điểm e, điểm h khoản 8; điểm b, điểm đ khoản 9; khoản 10; điểm a khoản 11; điểm a, điểm b, điểm d khoản 12; điểm d khoản 13; điểm i khoản 14; điểm c khoản 16; khoản 17 Điều 32;

m) Điểm b khoản 5 Điều 34;

n) Khoản 3 Điều 35;"

Dẫn tới Điều 6, Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Nghị định này, vi phạm nồng độ cồn trong các trường hợp sau đây thì bị tạm giữ xe:

  • Đối với người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô:
    • Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở
    • Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
    • Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
  • Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy
    • Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
    • Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
    • Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
  • Đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng
    • Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
    • Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
    • Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
  • Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác:
    • Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
    • Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
    • Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

4. Vi phạm nồng độ cồn giữ xe bao lâu?

Bị thổi nồng độ cồn giữ xe trong bao lâu?
Bị thổi nồng độ cồn giữ xe trong bao lâu?

Căn cứ vào Điều 48 Nghị định số 168/2024/NĐ-CP việc tạm giữ phương tiện được quy định như sau:

"Điều 48. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

1. Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này..."

Dẫn tới Điểm b Khoản 1, Khoản 2, Khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:

"Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:

...

b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

...

2. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.

Trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này, sau khi nộp tiền phạt lần đầu thì người vi phạm được nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.

...

8.[175] Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ; trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.

Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 66 của Luật này nhưng không quá 01 tháng, kể từ ngày tạm giữ. Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 66 của Luật này thì thời hạn tạm giữ có thể được tiếp tục kéo dài nhưng không quá 02 tháng, kể từ ngày tạm giữ.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này. Trường hợp tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì thời hạn tạm giữ kết thúc khi quyết định xử phạt được thi hành xong.

Người có thẩm quyền tạm giữ phải ra quyết định tạm giữ, kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề."

Như vậy, vi phạm nồng độ cồn sẽ bị giữ xe trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tạm giữ. Tuy nhiên, thời hạn tạm giữ xe còn có thể kéo dài từ 01 đến 02 tháng tùy theo tình tiết vụ việc thực tế.

5. Nồng độ cồn dưới 0.25 giam xe bao lâu ?

5.1. Đối với người người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô

Căn cứ vào Điểm c Khoản 6 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP:

"6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở;"

5.2. Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy

Căn cứ vào Điểm a Khoản 6 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP:

"6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở;"

5.3. Đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng

Căn cứ vào Điểm c Khoản 6 Điều 8 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:

"6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở;"

5.4. Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác

Căn cứ vào Điểm p Khoản 1 Điều 9 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:

"1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

p) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở."

Như vậy, vi phạt nồng độ cồn dưới 0.25 miligram/1 lít khí thở không bị giam xe mà bị xử phạt dưới hình thức phạt tiền theo quy dịnh trên.


6. Từ ngày 15/8/2023, không nộp phạt vi phạm giao thông sẽ không được đăng ký xe đúng không?

Nguyên tắc đăng ký xe được quy định tại Điều 3 Thông tư 24/2023/TT-BCA như sau:

"Điều 3. Nguyên tắc đăng ký xe

1. Xe cơ giới có nguồn gốc hợp pháp, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường thì được đăng ký, cấp một bộ biển số xe theo quy định tại Thông tư này.

2. Chủ xe là tổ chức, cá nhân có trụ sở, nơi cư trú (nơi đăng ký thường trú, tạm trú) tại địa phương nào thì đăng ký xe tại cơ quan đăng ký xe thuộc địa phương đó; trừ trường hợp quy định tại khoản 14 Điều 3 Thông tư này.

3. Biển số xe được cấp và quản lý theo mã định danh của chủ xe (sau đây gọi là biển số định danh). Biển số định danh là biển số có ký hiệu, seri biển số, kích thước của chữ và số, màu biển số theo quy định tại Thông tư này.

4. Đối với chủ xe là công dân Việt Nam thì biển số xe được quản lý theo số định danh cá nhân.

5. Đối với chủ xe là người nước ngoài thì biển số xe được quản lý theo số định danh của người nước ngoài do hệ thống định danh và xác thực điện tử xác lập hoặc số thẻ thường trú, số thẻ tạm trú hoặc số chứng minh thư khác do cơ quan có thẩm quyền cấp.

6. Đối với chủ xe là tổ chức thì biển số xe được quản lý theo mã định danh điện tử của tổ chức do hệ thống định danh và xác thực điện tử xác lập; trường hợp chưa có mã định danh điện tử của tổ chức thì quản lý theo mã số thuế hoặc quyết định thành lập.

7. Trường hợp xe hết niên hạn sử dụng, hư hỏng hoặc chuyển quyền sở hữu xe thì biển số định danh của chủ xe được cơ quan đăng ký xe thu hồi và cấp lại khi chủ xe đăng ký cho xe khác thuộc quyền sở hữu của mình. Số biển số định danh được giữ lại cho chủ xe trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày thu hồi; quá thời hạn nêu trên, nếu chủ xe chưa đăng ký thì số biển số định danh đó được chuyển vào kho biển số để đăng ký, cấp cho tổ chức, cá nhân theo quy định.

8. Trường hợp chủ xe chuyển trụ sở, nơi cư trú từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì được giữ lại biển số định danh đó (không phải đổi biển số xe).

9. Cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên thì được đăng ký xe. Trường hợp cá nhân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi đăng ký xe thì phải được cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ đồng ý và ghi nội dung “đồng ý”, ký, ghi rõ họ tên, mối quan hệ với người được giám hộ trong giấy khai đăng ký xe.

10. Việc kê khai đăng ký xe được thực hiện trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công Bộ Công an (sau đây gọi chung là cổng dịch vụ công). Chủ xe sử dụng mã hồ sơ đã kê khai trên cổng dịch vụ công để làm thủ tục đăng ký xe. Trường hợp không thực hiện được trên cổng dịch vụ công do không có dữ liệu điện tử hoặc lỗi kỹ thuật thì chủ xe kê khai làm thủ tục trực tiếp tại cơ quan đăng ký xe.

11. Việc nộp lệ phí đăng ký xe thực hiện qua ngân hàng hoặc trung gian thanh toán được kết nối, tích hợp, cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến trên cổng dịch vụ công; trường hợp không thực hiện được trên cổng dịch vụ công thì nộp tại cơ quan đăng ký xe.

12. Việc nhận kết quả đăng ký xe được thực hiện trực tuyến trên cổng dịch vụ công hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích (trường hợp thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình) hoặc nhận tại cơ quan đăng ký xe theo nhu cầu của chủ xe.

13. Dữ liệu điện tử các giấy tờ, chứng từ trong thành phần hồ sơ xe do hệ thống đăng ký, quản lý xe tiếp nhận từ cổng dịch vụ công hoặc cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành hoặc dữ liệu điện tử được quét (scan) từ các chứng từ trong thành phần hồ sơ, bản chà số máy, số khung, kết quả giải quyết thủ tục hành chính từ văn bản giấy, có chữ ký số của cán bộ đăng ký xe, cơ quan đăng ký xe (sau đây gọi chung là số hóa hồ sơ) có giá trị pháp lý như văn bản giấy.

14. Tổ chức, cá nhân trúng đấu giá biển số xe ô tô được lựa chọn đăng ký, cấp biển số xe trúng đấu giá tại Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Phòng Cảnh sát giao thông) nơi chủ xe có trụ sở, cư trú hoặc tại Phòng Cảnh sát giao thông quản lý biển số xe trúng đấu giá đó.

15. Tổ chức, cá nhân vi phạm trật tự, an toàn giao thông mà không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông thì chưa giải quyết đăng ký xe; sau khi chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông thì được đăng ký xe theo quy định của Thông tư này."

Do đó, theo quy định trên thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông mà không chấp hành quyết định xử phạt thì chưa giải quyết đăng ký xe. Sau khi chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông thì được đăng ký xe theo quy định của Thông tư 24/2023/TT-BCA.

7. Câu hỏi thường gặp:

7.1. Bị thổi nồng độ cồn bao nhiêu thì bị giữ bằng?

Căn cứ vào Điều 6, Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, người bị thổi nồng độ cồn bị giữ bằng trong thời hạn sau đây:

  • Đối với người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
  • Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

7.2. Vi phạm nồng độ cồn giữ xe trong bao lâu

Căn cứ vào Điều 48 Nghị định số 168/2024/NĐ-CP và Điểm b Khoản 1, Khoản 2, Khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì vi phạm nồng độ cồn sẽ bị giữ xe trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tạm giữ. Tuy nhiên, thời hạn tạm giữ xe còn có thể kéo dài từ 01 đến 02 tháng tùy theo tình tiết vụ việc thực tế.

7.3 Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định có hành vi vi phạm nồng độ cồn thì cảnh sát có được yêu cầu dừng lại thổi nồng độ cồn không?

Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định có hành vi vi phạm nồng độ cồn thì cảnh sát có được yêu cầu dừng lại thổi nồng độ cồn.

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 66 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 như sau:

"Điều 66. Căn cứ dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm tra, kiểm soát

Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm tra, kiểm soát khi có một trong các căn cứ sau đây:

1. Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hoặc vi phạm pháp luật khác;