Nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông là bao nhiêu?
Nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông là bao nhiêu?

1. Nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 như sau:

"Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Điều khiển xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ không có giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật; điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ không có giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng.

2. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

......."

Do đó, theo quy định trên thì chỉ cần cần trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn bất kể là hàm lượng bao nhiêu thì không được phép điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

2. Cách tính đơn vị cồn trong rượu, bia

Theo Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 4946/QĐ-BYT năm 2020 thì:

Cách tính đơn vị cồn trong rượu, bia như sau:

Đơn vị cồn = Dung tích (ml) x Nồng độ (%) x 0,79 (hệ số quy đổi)

Một đơn vị cồn tương đương 10 gam cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống, tức là tương đương với:

- 3/4 chai hoặc 3/4 lon bia 330 ml (5%);

- Một chai hoặc một lon nước trái cây/cider/strongbow có cồn loại 330ml (4,5%) ;

- Một cốc bia hơi 330 ml (4%);

- Một ly rượu vang 100 ml (13,5%);

- Hoặc một ly nhỏ/cốc nhỏ rượu mạnh/rượu tự nấu/rượu ngâm… 40 ml (30%).

3. Vi phạm nồng độ cồn giữ xe bao lâu?

Căn cứ vào Điều 48 Nghị định số 168/2024/NĐ-CP việc tạm giữ phương tiện được quy định như sau:

"Điều 48. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

1. Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này..."

Dẫn tới Điểm b Khoản 1, Khoản 2, Khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:

"Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:

...

b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

...

2. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.

Trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này, sau khi nộp tiền phạt lần đầu thì người vi phạm được nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.

...

8.[175] Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ; trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.

Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 66 của Luật này nhưng không quá 01 tháng, kể từ ngày tạm giữ. Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 66 của Luật này thì thời hạn tạm giữ có thể được tiếp tục kéo dài nhưng không quá 02 tháng, kể từ ngày tạm giữ.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này. Trường hợp tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì thời hạn tạm giữ kết thúc khi quyết định xử phạt được thi hành xong.

Người có thẩm quyền tạm giữ phải ra quyết định tạm giữ, kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề."

Như vậy, vi phạm nồng độ cồn sẽ bị giữ xe trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tạm giữ. Tuy nhiên, thời hạn tạm giữ xe còn có thể kéo dài từ 01 đến 02 tháng tùy theo tình tiết vụ việc thực tế.

4. Bị thổi nồng độ cồn giữ bằng bao lâu ?

Bị thổi nồng độ cồn giữ bằng trong bao lâu?
Bị thổi nồng độ cồn giữ bằng trong bao lâu?

Căn cứ vào Điều 6, Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, người bị thổi nồng độ cồn bị giữ bằng trong thời hạn sau đây:

  • Đối với người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
  • Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

5. Không vi phạm, CSGT có được yêu cầu dừng xe đo nồng độ cồn?

Căn cứ dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm tra, kiểm soát được quy định tại Điều 66 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 như sau:

"Điều 66. Căn cứ dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm tra, kiểm soát

Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm tra, kiểm soát khi có một trong các căn cứ sau đây:

1. Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hoặc vi phạm pháp luật khác;

2. Thực hiện theo mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của cấp có thẩm quyền để phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà buộc phải dừng phương tiện để kiểm tra, kiểm soát mới phát hiện được;

3. Phục vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai; phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống dịch bệnh;

4. Có tin báo, tố giác, phản ánh, kiến nghị, đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân về tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật khác."

Như vậy khi không có vi phạm, cảnh sát giao thông được yêu cầu dừng xe để đo nồng độ cồn nếu thuộc một trong các căn cứ như trên.

6. Nồng độ cồn dưới 0.25 giam xe bao lâu ?

6.1. Đối với người người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô

Căn cứ vào Điểm c Khoản 6 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP:

"6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở;"

6.2. Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy

Căn cứ vào Điểm a Khoản 6 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP:

"6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở;"

6.3. Đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng

Căn cứ vào Điểm c Khoản 6 Điều 8 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:

"6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở;"

6.4. Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác

Căn cứ vào Điểm p Khoản 1 Điều 9 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:

"1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

p) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở."

Như vậy, vi phạt nồng độ cồn dưới 0.25 miligram/1 lít khí thở không bị giam xe mà bị xử phạt dưới hình thức phạt tiền theo quy dịnh trên.

7. Câu hỏi thường gặp:

7.1. Bị thổi nồng độ cồn bao nhiêu thì bị giữ bằng?

Căn cứ vào Điều 6, Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, người bị thổi nồng độ cồn bị giữ bằng trong thời hạn sau đây:

  • Đối với người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
  • Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

7.2. Vi phạm nồng độ cồn giữ xe trong bao lâu

Căn cứ vào Điều 48 Nghị định số 168/2024/NĐ-CP và Điểm b Khoản 1, Khoản 2, Khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì vi phạm nồng độ cồn sẽ bị giữ xe trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tạm giữ. Tuy nhiên, thời hạn tạm giữ xe còn có thể kéo dài từ 01 đến 02 tháng tùy theo tình tiết vụ việc thực tế.

7.3 Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định có hành vi vi phạm nồng độ cồn thì cảnh sát có được yêu cầu dừng lại thổi nồng độ cồn không?

Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định có hành vi vi phạm nồng độ cồn thì cảnh sát có được yêu cầu dừng lại thổi nồng độ cồn.

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 66 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 như sau:

"Điều 66. Căn cứ dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm tra, kiểm soát

Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm tra, kiểm soát khi có một trong các căn cứ sau đây:

1. Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hoặc vi phạm pháp luật khác;