Nồng độ cồn 0.251 phạt bao nhiêu ?

1. Nồng độ cồn 0.75 phạt bao nhiêu?

Căn cứ vào Điều 6,7,8,9 Nghị định 168/2024/NĐ-CP thì nồng độ cồn 0.75 thuộc trường hợp quy định là nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt với mức phạt khác nhau theo từng đối tượng sau đây:

Đối tượng Người điều khiển xe ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy Người điều khiển xe máy chuyên dùng Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác
Hình phạt Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng (Điểm a Khoản 11 Điều 6) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (Điểm d Khoản 9 Điều 7)
Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (Điểm a Khoản 9 Điều 8) Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng (Điểm p Khoản 4 Điều 9)

2. Từ chối đo nồng độ cồn, có bị phạt không?

Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP, hành vi từ chối đo nồng độ cồn thuộc nhóm hành vi "Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ" bị xử phạt theo từng đối tượng cụ thể như sau:

Đối tượng Người điều khiển xe ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy Người điều khiển xe máy chuyên dùng Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác
Hình phạt Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng (Điểm b Khoản 11 Điều 6) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (Điểm đ Khoản 9 Điều 7)
Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (Điểm b Khoản 9 Điều 8) Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng (Điểm c Khoản 4 Điều 9)

3. Mức phạt cao nhất khi điều khiển xe máy có chứa nồng độ cồn là bao nhiêu? Người vi phạm có bị tước bằng lái xe hay không ?

Căn cứ vào Khoản 9 và Khoản 12 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:

"Điều 7. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

9. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

d) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

12. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt chính, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 9; khoản 11 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng."

Mức phạt cao nhất khi điều khiển xe máy có chứa nồng độ cồn là phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

4. Nồng độ cồn xe máy dưới 0,25 có bị phạt không? Mức phạt bao nhiêu?

Nồng độ cồn xe máy dưới 0,25 có bị phạt không? Mức phạt bao nhiêu?
Nồng độ cồn xe máy dưới 0,25 có bị phạt không? Mức phạt bao nhiêu?

Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:

"Điều 7. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở;"

Do đó, nồng độ cồn xe máy dưới 0,25 bị phạt với mức phạt tiền 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

5. Nồng độ cồn xe máy dưới 0,25 có bị tước bằng lái, giam giữ xe không?

Nồng độ cồn xe máy dưới 0,25 bị phạt dưới hình thức quy định tại Khoản 6 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP:

"Điều 7. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở;"

Ngoài ra hình thức phạt bổ sung được quy định tại Khoản 12 Luật này như sau:

"Điều 7. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

12. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt chính, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này còn bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt, sử dụng trái quy định;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm h, điểm i, điểm k khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 9; khoản 11 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng."

Do đó, nồng độ cồn xe máy dưới 0,25 thuộc Điểm a Khoản 6 Luật này nên không bị bị tước bằng lái. Tuy nhiên, nồng độ cồn dưới 0.25 bị giam giữ xe theo quy định sau:

"Điều 48. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

1. Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:

b) Điểm a khoản 6; điểm b khoản 7; điểm b khoản 8; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 9; khoản 11 Điều 7;"

Như vậy, nồng độ cồn xe máy dưới 0,25 nồng độ cồn xe máy dưới 0,25 bị phạt với mức phạt tiền 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và bị giam giữ xe theo quy định của pháp luật.

6. Đo nồng độ cồn 0.45mg/lít khí thở khi lái xe máy thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Có bị giam xe máy hay tước bằng lái xe không?

Nồng độ cồn xe máy dưới 0.45mg/lít bị phạt dưới hình thức quy định tại Khoản 9 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP:

"Điều 7. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

9. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

d) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;"

Ngoài ra hình thức phạt bổ sung được quy định tại Khoản 12 Luật này như sau:

"Điều 7. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

12. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt chính, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này còn bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt, sử dụng trái quy định;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm h, điểm i, điểm k khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 9; khoản 11 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng."

Do đó, nồng độ cồn xe máy 0.45 mg/lít khí thở thuộc Điểm d Khoản 9 Nghị định này nên bị tước bằng lái từ 10 đến 24 tháng và bị giam giữ xe theo quy định sau:

"Điều 48. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

1. Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:

b) Điểm a khoản 6; điểm b khoản 7; điểm b khoản 8; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 9; khoản 11 Điều 7;"

Như vậy, nồng độ cồn xe máy 0.45 mg/lít khí thở bị phạt với mức phạt tiền 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và bị giam giữ xe và bị tước bằng lái từ 10 đến 24 tháng theo quy định của pháp luật.

7. Chạy xe máy mà có nồng độ cồn có phải là hành vi bị nghiêm cấm?

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 như sau:

"Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Điều khiển xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ không có giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật; điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ không có giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng.

2. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

......."

Do đó, theo quy định trên thì chạy xe máy mà có nồng độ cồn là hành vi bị nghiêm cấm.

8. Câu hỏi thường gặp:

8.1. Bị thổi nồng độ cồn bao nhiêu thì bị giữ bằng?

Căn cứ vào Điều 6, Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, người bị thổi nồng độ cồn bị giữ bằng trong thời hạn sau đây:

  • Đối với người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
  • Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

8.2. Vi phạm nồng độ cồn giữ xe trong bao lâu

Căn cứ vào Điều 48 Nghị định số 168/2024/NĐ-CP và Điểm b Khoản 1, Khoản 2, Khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì vi phạm nồng độ cồn sẽ bị giữ xe trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tạm giữ. Tuy nhiên, thời hạn tạm giữ xe còn có thể kéo dài từ 01 đến 02 tháng tùy theo tình tiết vụ việc thực tế.

8.3 Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định có hành vi vi phạm nồng độ cồn thì cảnh sát có được yêu cầu dừng lại thổi nồng độ cồn không?

Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định có hành vi vi phạm nồng độ cồn thì cảnh sát có được yêu cầu dừng lại thổi nồng độ cồn.

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 66 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 như sau:

"Điều 66. Căn cứ dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm tra, kiểm soát

Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm tra, kiểm soát khi có một trong các căn cứ sau đây:

1. Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hoặc vi phạm pháp luật khác;