- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Bảo hiểm xã hội (322)
- Cư trú (234)
- Biển số xe (229)
- Lỗi vi phạm giao thông (227)
- Tiền lương (198)
- Bảo hiểm y tế (178)
- Phương tiện giao thông (166)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (143)
- Hộ chiếu (133)
- Mức lương theo nghề nghiệp (118)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Biên bản (100)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Thuế thu nhập cá nhân (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Thuế (92)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Định danh (84)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Giáo dục (71)
- Độ tuổi lái xe (66)
- Bảo hiểm nhân thọ (63)
- Lương hưu (60)
- Tiền tệ (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Thể thức văn bản (55)
- Biển báo giao thông (55)
- Mức đóng BHXH (52)
- Mẫu đơn (50)
- Đường bộ (50)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thi bằng lái xe (39)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Bằng lái xe (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Tra cứu mã số thuế (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Ủy quyền (34)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Di chúc (32)
- Xử phạt hành chính (32)
- Mã định danh (32)
- Phòng cháy chữa cháy (31)
- Nhà ở (30)
Những hành vi được coi là hành vi trốn thuế mới nhất 2025
Mục lục bài viết
- 1. Những hành vi được coi là hành vi trốn thuế mới nhất 2025
- 2. Xử phạt trốn thuế thế nào mới nhất 2025
- 2.1. Xử phạt hành chính
- 2.2. Xử phạt hình sự
- 3. Những việc cần tránh để không bị quy vào hành vi trốn thuế năm 2025?
- 4. Các câu hỏi thường gặp
- 4.1. Nếu trốn thuế thì xử lý như thế nào?
- 4.2. Ai chịu trách nhiệm khi công ty trốn thuế?
- 4.3. Tội trốn thuế đi tù bao lâu?
- 4.4. Tại sao phải nộp thuế?
- 4.5. Đăng ký thuế chậm bị phạt bao nhiêu?

1. Những hành vi được coi là hành vi trốn thuế mới nhất 2025
Căn cứ vào Điều 143 Luật Quản lý thuế 2019 quy định hành vi trốn thuế như sau:
- Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019.
- Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp.
- Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán.
- Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp.
- Sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp.
- Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan.
- Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa nhằm mục đích trốn thuế.
- Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.
- Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan quản lý thuế.
- Người nộp thuế không bị xử phạt về hành vi trốn thuế mà bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 141 của Luật Quản lý thuế 2019 đối với trường hợp sau đây:
- Không nộp hồ sơ đăng ký thuế, không nộp hồ sơ khai thuế, nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày nhưng không phát sinh số tiền thuế phải nộp;
- Nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày có phát sinh số tiền thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế.
2. Xử phạt trốn thuế thế nào mới nhất 2025
2.1. Xử phạt hành chính
Căn cứ vào Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi trốn thuế:
- Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 4 và khoản 5 Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP;
- Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, không khai, khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế, trừ hành vi quy định tại Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP;
- Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp người nộp thuế đã khai thuế đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kỳ tính thuế tương ứng; lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ sai về số lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ để khai thuế thấp hơn thực tế và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế;
- Sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm;
- Sử dụng chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp chứng từ; sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, giảm, số tiền thuế được hoàn; lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm;
- Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế;
- Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian xin ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 10 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
- Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
- Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP mà có một tình tiết tăng nặng.
- Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP có hai tình tiết tăng nặng.
- Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
- Trường hợp hành vi trốn thuế theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 ,4, 5 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP đã quá thời hiệu xử phạt thì người nộp thuế không bị xử phạt về hành vi trốn thuế nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
- Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế (nếu có) đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
2.2. Xử phạt hình sự
Căn cứ vào Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015, điểm a, điểm b khoản 47 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về tội trốn thuế:
- Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật hình sự 2015 chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
- Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật;
- Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
- Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;
- Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;
- Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;
- Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật hình sự 2015;
- Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật hình sự 2015;
- Câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật hình sự 2015;
- Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
- Có tổ chức;
- Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Tái phạm nguy hiểm.
- Phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
- Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều 200 Bộ luật hình sự 2015, thì bị phạt như sau:
- Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 200 Bộ luật hình sự 2015 trốn thuế với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 của Bộ luật hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 2 Điều 200 Bộ luật hình sự 2015, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 200 Bộ luật hình sự 2015, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật hình sự 2015, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
- Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm."
Và theo khoản 2 Điều 75 Bộ luật Dân sự 2015 quy định pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
Như vậy, tùy theo số tiền trốn thuế mà có bị xử lý hình sự ngay hay không, có những trường hợp số tiền trốn thuế chưa đến mức bị xử lý hình sự nhưng thuộc trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế như quy định trên thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Những việc cần tránh để không bị quy vào hành vi trốn thuế năm 2025?
Căn cứ quy định tại Điều 143 Luật Quản lý thuế 2019 những hành vi trốn thuế như sau:
“Điều 143. Hành vi trốn thuế
1. Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật này.
2. Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp.
3. Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán.
4. Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp.
5. Sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp.
6. Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan.
7. Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
8. Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa nhằm mục đích trốn thuế.
9. Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.
10. Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan quản lý thuế.
...”
Theo đó, để tránh bị quy vào hành vi trốn thuế trong năm 2025, người nộp thuế cần lưu ý và tránh thực hiện các hành vi sau:
- Không nộp hồ sơ đăng ký thuế.
- Không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn.
- Không khai thuế đúng thời gian quy định hoặc khai thuế muộn sau khi đã được gia hạn.
- Không ghi chép các khoản thu, chi liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp.
- Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa hoặc dịch vụ.
- Ghi giá trị trên hóa đơn thấp hơn giá trị thực tế của hàng hóa hoặc dịch vụ đã bán.
- Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để kê khai thuế, giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, hoàn thuế.
- Sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng giá trị và bản chất giao dịch, từ đó xác định sai số tiền thuế phải nộp.
- Khai sai về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và không bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan.
- Không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với các hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Cấu kết với các đối tác để nhập khẩu hàng hóa nhằm mục đích trốn thuế.
- Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế hoặc không chịu thuế sai mục đích mà không thông báo cho cơ quan thuế.
- Kinh doanh trong thời gian ngừng, tạm ngừng hoạt động mà không thông báo với cơ quan thuế.
4. Các câu hỏi thường gặp
4.1. Nếu trốn thuế thì xử lý như thế nào?
Phạt tiền từ 100 - 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng - 01 năm nếu thực hiện hành vi trốn thuế với số tiền từ 100 - dưới 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng trước đó đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc bị phạt tù về một trong các tội theo quy định mà chưa được xóa án tích.
4.2. Ai chịu trách nhiệm khi công ty trốn thuế?
Nếu công ty có hành vi trốn thuế, người đại diện theo pháp luật sẽ chịu trách nhiệm chính. Điều này có nghĩa là họ có thể bị phạt tiền, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
4.3. Tội trốn thuế đi tù bao lâu?
- Trốn thuế trên 1 tỷ đồng có thể bị phạt tới 7 năm tù.
- Đặc biệt, phạm tội trốn thuế với số tiền từ 1 tỷ đồng trở lên sẽ bị phạt tiền từ 1,5-4,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 2-7 năm.
4.4. Tại sao phải nộp thuế?
Thuế là nguồn thu chính của ngân sách Nhà nước, giúp tài trợ cho các hoạt động thiết yếu như y tế, giáo dục, giao thông và quốc phòng. Không có thuế, Chính phủ sẽ không thể duy trì các dịch vụ công cộng hoặc đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế.
4.5. Đăng ký thuế chậm bị phạt bao nhiêu?
Hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế từ 1 đến 30 ngày sẽ bị phạt tiền ở mức thấp (từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng). Đối với hành vi chậm nộp từ trên 30 ngày mức xử phạt nặng hơn từ 5 triệu đồng đến 15 triệu đồng.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Tags
# ThuếCác từ khóa được tìm kiếm
# hành vi trốn thuếTin cùng chuyên mục
Người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký có phải thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế không?

Người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký có phải thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế không?
Trong quá trình hoạt động, nhiều doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh có thể thay đổi địa chỉ nhưng không cập nhật với cơ quan thuế, dẫn đến tình trạng “người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký”. Khi rơi vào trường hợp này, câu hỏi đặt ra là có bắt buộc phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế không? Việc không hoạt động tại địa chỉ đăng ký có ảnh hưởng gì đến nghĩa vụ thuế? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ quy định pháp luật mới nhất năm 2025 về vấn đề này và hướng dẫn cách xử lý phù hợp để tránh rủi ro pháp lý. 31/03/2025Người nộp thuế và đối tượng nộp thuế khác gì nhau?

Người nộp thuế và đối tượng nộp thuế khác gì nhau?
Trong lĩnh vực thuế, thuật ngữ "người nộp thuế" và "đối tượng nộp thuế" thường được sử dụng nhưng không hoàn toàn đồng nghĩa. Người nộp thuế là cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế và chịu sự quản lý của cơ quan thuế. Trong khi đó, đối tượng nộp thuế là hàng hóa, dịch vụ, thu nhập hoặc hoạt động kinh tế phát sinh nghĩa vụ thuế theo quy định pháp luật. Vậy sự khác biệt giữa hai khái niệm này là gì? Tại sao cần phân biệt rõ để áp dụng đúng quy định thuế? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về người nộp thuế và đối tượng nộp thuế theo quy định mới nhất năm 2025. 31/03/2025Người nộp thuế có trách nhiệm như thế nào mới nhất 2025?

Người nộp thuế có trách nhiệm như thế nào mới nhất 2025?
Người nộp thuế có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế theo quy định pháp luật để đảm bảo sự minh bạch, công bằng trong hệ thống tài chính quốc gia. Theo quy định mới nhất năm 2025, cá nhân, tổ chức thuộc diện nộp thuế phải kê khai chính xác, nộp thuế đúng hạn, lưu trữ chứng từ và hợp tác với cơ quan thuế khi được yêu cầu. Vậy cụ thể người nộp thuế có những trách nhiệm gì? Nếu vi phạm thì bị xử lý ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cập nhật các quy định mới nhất về trách nhiệm của người nộp thuế, giúp cá nhân và doanh nghiệp tuân thủ đúng pháp luật và tránh rủi ro không đáng có. 31/03/2025Người nộp thuế có quyền gì mới nhất 2025?

Người nộp thuế có quyền gì mới nhất 2025?
Người nộp thuế không chỉ có nghĩa vụ kê khai và nộp thuế theo quy định mà còn được pháp luật bảo vệ với những quyền lợi nhất định. Theo quy định mới nhất năm 2025, người nộp thuế có quyền được cung cấp thông tin, giải thích chính sách thuế, khiếu nại, miễn giảm thuế và hoàn thuế nếu đủ điều kiện. Vậy cụ thể người nộp thuế có những quyền gì? Có điểm gì mới trong quy định năm 2025? Bài viết dưới đây sẽ cập nhật đầy đủ quyền lợi của người nộp thuế, giúp cá nhân và doanh nghiệp bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình khi thực hiện nghĩa vụ thuế. 31/03/2025Người nộp thuế bao gồm những ai mới nhất 2025?

Người nộp thuế bao gồm những ai mới nhất 2025?
Người nộp thuế là cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế theo quy định pháp luật. Từ năm 2025, danh sách người nộp thuế tiếp tục được xác định theo các nhóm cụ thể, bao gồm doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân có thu nhập chịu thuế và các tổ chức có trách nhiệm khấu trừ thuế. Vậy ai thuộc diện phải nộp thuế theo quy định mới nhất? Có những thay đổi gì cần lưu ý? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các nhóm đối tượng nộp thuế theo pháp luật hiện hành, giúp cá nhân và doanh nghiệp hiểu rõ nghĩa vụ thuế của mình. 31/03/2025Hướng dẫn tra cứu thông tin người nộp thuế đơn giản mới nhất 2025

Hướng dẫn tra cứu thông tin người nộp thuế đơn giản mới nhất 2025
Việc tra cứu thông tin người nộp thuế là cần thiết để kiểm tra mã số thuế, tình trạng hoạt động và các thông tin liên quan đến nghĩa vụ thuế của cá nhân, tổ chức. Hiện nay, cơ quan thuế cung cấp nhiều cách thức tra cứu trực tuyến giúp người dân và doanh nghiệp dễ dàng kiểm tra thông tin một cách nhanh chóng, chính xác. Vậy làm thế nào để tra cứu thông tin người nộp thuế đơn giản nhất năm 2025? Cần những thông tin gì để thực hiện tra cứu? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết các bước tra cứu thông tin người nộp thuế theo quy định mới nhất, giúp bạn thực hiện nhanh chóng và hiệu quả. 31/03/2025Tra cứu thuế chống bán phá giá mới nhất 2025

Tra cứu thuế chống bán phá giá mới nhất 2025
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc áp dụng thuế chống bán phá giá trở thành công cụ quan trọng nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh không lành mạnh từ hàng hóa nhập khẩu. Năm 2025, với những cập nhật mới trong chính sách và danh mục hàng hóa chịu thuế chống bán phá giá, việc tra cứu và nắm bắt thông tin chính xác là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp và cá nhân tham gia hoạt động thương mại. Bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách tra cứu thuế chống bán phá giá mới nhất, giúp bạn đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. 31/03/2025Danh mục hàng chịu thuế chống bán phá giá mới nhất 2025

Danh mục hàng chịu thuế chống bán phá giá mới nhất 2025
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, việc bảo vệ thị trường nội địa trước các hành vi cạnh tranh không lành mạnh như bán phá giá trở nên cấp thiết. Thuế chống bán phá giá là công cụ quan trọng giúp duy trì sự công bằng và bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh từ hàng hóa nhập khẩu được bán với giá thấp hơn giá trị thị trường. Tính đến tháng 11 năm 2024, Việt Nam đã áp thuế chống bán phá giá đối với 9 nhóm sản phẩm với 74 mã HS hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc. Bài viết này sẽ cập nhật danh mục các mặt hàng chịu thuế chống bán phá giá mới nhất năm 2025, giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng nắm bắt thông tin kịp thời và chính xác. 31/03/2025Việc tính thuế chống bán phá giá được dựa vào các căn cứ nào mới nhất 2025?

Việc tính thuế chống bán phá giá được dựa vào các căn cứ nào mới nhất 2025?
Trong bối cảnh các quy định pháp lý về thương mại liên tục được cập nhật nhằm bảo vệ nền kinh tế nội địa và thúc đẩy cạnh tranh công bằng, việc áp dụng thuế chống bán phá giá ngày càng được chú trọng. Năm 2025, với những cải tiến quan trọng trong quy trình điều tra và phương pháp tính thuế, việc áp dụng thuế chống bán phá giá trở nên minh bạch và hiệu quả hơn. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về các căn cứ tính thuế chống bán phá giá mới nhất, giúp doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt và tuân thủ đúng quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh quốc tế. 31/03/2025Mẫu biểu quy trình thanh tra thuế mới nhất 2025
