Nhận cầm cố căn cước công dân của người khác bị phạt bao nhiêu? Có phải nộp lại số tiền có được từ việc thực hiện hành vi này không
Nhận cầm cố căn cước công dân của người khác bị phạt bao nhiêu?
Có phải nộp lại số tiền có được từ việc thực hiện hành vi này không

1. Nhận cầm cố căn cước công dân của người khác bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ Điều 4Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP và người nhận cầm cố căn cước công dân của người khác sẽ bị xử lý hành chính với mức phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Với tổ chức mức phạt tiền sẽ nhân hai cho cùng hành vi.

Căn cứ Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân

...

4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Làm giả Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân giả;

c) Thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;

d) Mua, bán, thuê, cho thuê Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;

đ) Mượn, cho mượn Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.

...

Đồng thời tại Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính

1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với cá nhân là 30.000.000 đồng, đối với tổ chức là 60.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội đối với cá nhân là 40.000.000 đồng, đối với tổ chức là 80.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng.

2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

..

2. Có phải nộp lại số tiền có được từ việc thực hiện hành vi cầm cố căn cước công dân không?

Ngoài bị xử lý hành chính, cá nhân nhận cầm cố căn cước công dân của người khác còn buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính này.Cụ thể:

Tại khoản 5 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân

...

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm b và c khoản 2, điểm a khoản 3 và các điểm a, b, c và d khoản 4 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 và điểm đ khoản 4 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 4 Điều này.

3. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt cá nhân nhận cầm cố căn cước công dân của người khác không?

Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt cá nhân nhận cầm cố căn cước công dân của người khác không?
Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt cá nhân nhận cầm cố
căn cước công dâncủa người khác không?

Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt cá nhân nhận cầm cố căn cước công dân của người khác. Cụ thể:

Tại Điều 78 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính với các vi phạm thuộc Chương II Nghị định này, cụ thể như sau:

Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt

1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người có thẩm quyền quy định tại các Điều 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76 và 77 Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 68 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

...

Đồng thời tại khoản 2 Điều 68 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

...

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, e và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các điểm đ, e, g và h khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

4. Chủ trọ có được giữ CCCD của người thuê không?

Theo Luật căn cước 2023, chủ trọ không được phép giữ thẻ Căn cước công dân (CCCD) của người thuê trọ. Cụ thể:

  • Quyền sử dụng giấy tờ tùy thân của công dân: Căn cứ vào Điều 3 Luật Căn cước 2023 , thẻ CCCD là giấy tờ tùy thân quan trọng, và công dân có quyền sử dụng, bảo vệ, và không bị tước đoạt giấy tờ này trừ khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong các tình huống đặc biệt, như trong các cuộc điều tra, tố tụng pháp lý.
  • Quyền tự do của người thuê trọ: Việc giữ CCCD của người thuê trọ là hành vi xâm phạm quyền tự do, không có cơ sở pháp lý. Thực tế, chủ trọ chỉ có quyền yêu cầu người thuê trọ cung cấp thông tin cá nhân để đăng ký tạm trú tại cơ quan công an, nhưng không được giữ lại giấy tờ tùy thân của họ.
  • Hành vi vi phạm pháp luật: Nếu chủ trọ giữ CCCD của người thuê trọ, hành vi này có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 38 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, vì đây là hành vi xâm phạm quyền sở hữu của công dân đối với giấy tờ tùy thân của họ.

5. Các câu hỏi thường gặp

5.1 Chủ trọ đòi giữ CCCD của người thuê, có bị phạt không?

  • Căn cứ Luật Căn cước 2023 , chủ trọ không phải đối tượng được giữ Căn cước công dân của người thuê trọ, đồng thời, đi thuê trọ cũng không phải trường hợp phải bị giữ CCCD.
  • Do đó, nếu chủ trọ có hành vi đòi hỏi giữ CCCD của người thuê trọ thì có thể bị coi là chiếm đoạt, sử dụng thẻ Căn cước công dân của người khác.
  • Với hành vi này, theo điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, chủ nhà trọ sẽ bị phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng. Đồng thời, thẻ Căn cước công dân sẽ được nộp lại cho cơ quan chức năng:

Điều 10. Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân

[…]

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Chiếm đoạt, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân của người khác;

[…]

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 và điểm đ khoản 4 Điều này;

5.2. Số Căn cước công dân dùng để làm gì?

Hiện nay, phần lớn người dân cả từ đủ 14 tuổi trở lên đều có thẻ Căn cước công dân. Sau đây là một số công dụng chính của dãy số này:

  • Xác nhận thông tin về nhân thân trong các giao dịch, thủ tục
  • Để xác nhận nhân thân, hầu hết giao dịch, thủ tục hành chính, hợp đồng… đều yêu cầu cung cấp số Căn cước công dân. Việc cung cấp số Căn cước công dân nhằm khẳng định một người đã tham gia giao dịch, hợp đồng hay thủ tục hành chính…
  • Tra cứu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
  • Hiện nay, số Căn cước công dân chính là mã số định danh cá nhân và được Nhà nước quản lý trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
  • Các thông tin này được Bộ Công an thống nhất quản lý và cập nhật, chia sẻ trong các Cơ sở dữ liệu Quốc gia.
  • Từ hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sẽ sử dụng mã định danh cá nhân để thực hiện kiểm tra thông tin của người được cấp trong những trường hợp cần thiết.
  • Sẽ thay cho mã số thuế cá nhân, giấy tờ khi mua bán nhà ở
  • Theo khoản 7 Điều 35 Luật Quản lý thuế năm 2019, khi mã định danh cá nhân/số Căn cước công dân được cấp cho toàn bộ người dân thì mã này sẽ được sử dụng thay cho mã số thuế.
  • Như vậy, khi các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp được vận hành thì người dân có thể sử dụng số Căn cước công dân thay cho bản sao các giấy tờ tùy thân khi thủ tục về nhà ở, kinh doanh bất động sản.

5.3 Cầm cố thẻ CCCD có bị xử lý hình sự không?

Trả lời: Nếu hành vi cầm cố thẻ CCCD liên quan đến việc làm giả hoặc sử dụng thông tin cá nhân vào mục đích lừa đảo, vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật, có thể bị xử lý hình sự theo Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, việc cầm cố đơn thuần sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

5.4 Nếu tôi mượn thẻ CCCD của người khác và cầm cố, tôi sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Việc mượn thẻ CCCD và cầm cố của người khác cũng là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt hành chính tương tự. Cả người mượn và người cầm cố thẻ đều có thể bị xử lý.