Mức lương cơ bản đóng BHXH là bao nhiêu?
Mức lương cơ bản đóng BHXH là bao nhiêu?

1. Mức lương cơ bản đóng bảo hiểm xã hội mới nhất 2025

Theo Khoản 1 Điều 7Điểm d Khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:

"Điều 7. Mức tham chiếu

1. Mức tham chiếu là mức tiền do Chính phủ quyết định dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội quy định trong Luật này."

..."

"Điều 31. Căn cứ đóng bảo hiểm xã hội

1. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như sau:

...

đ) Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng."

Như vậy, căn cứ đóng BHXH thấp nhất bằng lương tối thiểu vùng, cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau:

Vùng Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng I 4.960.000

23.800

Vùng II 4.410.000

21.200

Vùng III 3.860.000

18.600

Vùng IV 3.450.000

16.600

Theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP, quy định về mức lương cơ sở như sau:

"Điều 3. Mức lương cơ sở

2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng."

Như vậy, mức lương tối thiểu và tối đa đóng BHXH như sau:

Vùng Mức lương tối thiểu đóng BHXH (đồng) Mức lương tối đa đóng BHXH (đồng)
Vùng I 4.960.000

46.800.000

Vùng II 4.410.000

46.800.000

Vùng III 3.860.000

46.800.000

Vùng IV 3.450.000

46.800.000

Như vậy, mức lương cơ bản đóng bảo hiểm xã hội dao động trong khoản mức lương tối thiểu đóng BHXH và mức lương tối đa đóng BHXH như trên.

2. Từ 01/07/2025, mức đóng BHXH của người lao động và doanh nghiệp quy định như thế nào?

Từ 01/7/2025, Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định tỷ lệ đóng BHXH 2025 như sau:

"Điều 32. Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội

1. Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

a) 3% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ ốm đau và thai sản;

b) 22% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất.

2. Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bằng 22% thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất."

Ngoài ra, căn cứ thêm vào Điều 33Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CPQuyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì tỷ lệ đóng BHXH năm 2025 của doanh nghiệp và người lao động là khác nhau theo từng trường hợp như sau:

2.1 Lao động Việt Nam

Người sử dụng lao động

Người lao động

Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm y tế

Hưu trí - tử tuất

Ốm đau - thai sản

Tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp

Hưu trí - tử suất

Ốm đau - thai sản

Tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp

14%

3%

0,5%

1%

3%

8%

-

-

1%

1,5%

21,5%

10,5%

Tổng cộng 32%

Như vậy, tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc 2025 của lao động người Việt Nam là 32%.

Trong đó:

  • Doanh nghiệp (người sử dụng lao động) đóng 21,5%: Gồm 14% cho chế độ hưu trí, 3% cho chế độ ốm đau - thai sản, 0,5% chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; 1% bảo hiểm thất nghiệp và 3% BHYT.
  • Người lao động đóng 10,5%: Gồm 8% vào quỹ hưu trí; 1% bảo hiểm thất nghiệp và 1,5% BHYT.

2.2. Lao động nước ngoài

Người sử dụng lao động

Người lao động nước ngoài

Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm y tế

Hưu trí - tử tuất

Ốm đau - thai sản

Tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp

Hưu trí - tử suất

Ốm đau - thai sản

Tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp

14%

3%

0,5% (*)

-

3%

8%

-

-

1,5%

20,5%

9,5%

Tổng cộng 30%

Lưu ý: (*) Căn cứ: Quyết định số 595/QĐ-BHXH, Nghị định 143/2018/NĐ-CP và Nghị định số 58/2020/NĐ-CP thì: riêng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận thì được đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức thấp hơn là 0,3%.

Như vậy, tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc 2025 của người lao động nước ngoài là 30%.

Trong đó:

  • Doanh nghiệp (người sử dụng lao động) đóng 20,5%: Gồm 14% cho chế độ hưu trí, 3% cho chế độ ốm đau - thai sản, 0,5% chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp và 3% BHYT.
  • Người lao động nước ngoài đóng 9,5%: Gồm 8% vào quỹ hưu trí và 1,5% BHYT.

3. Từ 1/7/2025, đóng BHXH thiếu 6 tháng vẫn có thể được hưởng lương hưu?

Khoản 7 Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:

"Điều 33. Mức đóng, phương thức và thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động

7. Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn thiếu tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tuất hằng tháng thì người lao động hoặc thân nhân của người lao động được đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu với mức đóng hằng tháng bằng tổng mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động trước khi người lao động nghỉ việc hoặc chết vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng tiếp không được tính là thời gian làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc thời gian làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Trường hợp người lao động chấm dứt đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu trên 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì có quyền đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện."

Như vậy, từ 1/7/2025 khi Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thì trường hợp đóng BHXH thiếu 6 tháng có quyền đóng tiếp thời gian thiếu để đủ điều kiện được hưởng lương hưu.

4. Lương 8 triệu đóng bảo hiểm bao nhiêu mới nhất 2025?

4.1. Đối với lao động Việt Nam:

Lương 8 triệu đóng bảo hiểm bao nhiêu?
Lương 8 triệu đóng bảo hiểm bao nhiêu?

Căn cứ vào Điều 32, Điều 33Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CPQuyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì tỷ lệ đóng bảo hiểm năm 2025 của người lao động Việt Nam như sau:

Loại bảo hiểm

Mức đóng

Bảo hiểm xã hội bắt buộc

= 8% x Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm thất nghiệp

= 1% x Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm y tế

= 1,5% x Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Tổng mức đóng bảo hiểm

= 10,5% x Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Như vậy, người lao động Việt Nam lương 8 triệu phải đóng: 10,5% x 8 triệu = 840 nghìn.

4.2. Đối với lao động là người nước ngoài:

Căn cứ vào Điều 32, Điều 33Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CPQuyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì tỷ lệ đóng bảo hiểm năm 2025 của người lao động là người nước ngoài như sau:

Loại bảo hiểm

Mức đóng

Bảo hiểm xã hội bắt buộc

= 8% x Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm y tế

= 1,5% x Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Tổng mức đóng bảo hiểm

= 9,5% x Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Như vậy, người lao động là người nước ngoài lương 8 triệu phải đóng: 9,5% x 8 triệu = 760 nghìn.

5. Hướng dẫn cách tính tiền BHXH 1 lần chính xác nhất

Khoản 3, Khoản 4 Điều 70 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về cách tính tiền BHXH hưởng một lần như sau:

"Điều 70. Hưởng bảo hiểm xã hội một lần

3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng và căn cứ đóng bảo hiểm xã hội nhưng không bao gồm số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, cứ mỗi năm được tính như sau:

a) Bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với năm đóng trước năm 2014.

Trường hợp có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước và sau năm 2014 mà thời gian đóng trước năm 2014 có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi để tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần;

b) Bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với năm đóng từ năm 2014 trở đi;

c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bằng số tiền đã đóng nhưng không quá 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

4. Trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này thì mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng và căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bao gồm số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện; việc tính mức hưởng mỗi năm thực hiện theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều này."

Công thức tính tiền BHXH rút một lần từ ngày 01/07/2025 như sau:

Số tiền hưởng BHXH 1 lần

=

(1.5 x số tháng đóng BHXH trước năm 2014 + 2 x số tháng đóng BHXH từ năm 2014 trở đi)

X

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Lưu ý:

  • Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng và căn cứ đóng bảo hiểm xã hội nhưng không bao gồm số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
  • Trường hợp có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước và sau năm 2014 mà thời gian đóng trước năm 2014 có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi để tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
  • Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì rút bảo hiểm xã hội một lần sẽ nhận được bằng số tiền đã đóng nhưng không quá 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

6. Câu hỏi thường gặp

6.1. Mức lương tối thiểu đóng BHXH tại vùng I là bao nhiêu?

Mức lương tối thiểu đóng BHXH tại vùng I 4.960.000 đồng/ tháng theo Khoản 1 Điều 7Điểm d Khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 , khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CPKhoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP.

6.2. Người lao động Việt Nam lương 9 triệu đóng bao nhiêu tiền bảo hiểm?

Người lao động Việt Nam lương 8 triệu phải đóng: 10,5% x 9 triệu = 945 nghìn Căn cứ vào Điều 32, Điều 33Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CPQuyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017

6.3. Cách tính lương hưu năm 2025?

Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được xác định theo công thức sau:

Mức lương hưu hằng tháng

=

Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng

X

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội