- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Bằng lái xe (36)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Xây dựng (21)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Hàng hóa (17)
- Nộp thuế (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
Mẫu tờ khai hủy bỏ di chúc mới nhất chuẩn pháp lý 2025?
1. Mẫu tờ khai hủy bỏ di chúc mới nhất chuẩn pháp lý hiện nay?
Mẫu tờ khai hủy bỏ di chúc hiện nay được ban hành kèm theo Quyết định 58/2004/QĐ-UB ngày 15/3/2004 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
______________
TỜ HỦY BỎ DI CHÚC[1]
Hôm nay, ngày........tháng.........năm........... (Ngày … tháng … năm …..), vào lúc.......giờ......phút, tại Phòng Công chứng số .............thành phố Hồ Chí Minh.
Chúng tôi ký tên dưới đây là:
·Ông:.........................................................
Ngày, tháng, năm sinh:....................................................................
Chứng minh nhân dân số:................... do:......................................
cấp ngày………..tháng……..năm....................................................
Địa chỉ thường trú:.....................................................................
·Bà:.........................................................
Ngày, tháng, năm sinh :...................................................................
Chứng minh nhân dân số: .......................... do:................................
cấp ngày………tháng………..năm.................................................
Địa chỉ thường trú:...................................................................
Chúng tôi khẳng định hiện chúng tôi tinh thần còn minh mẫn, sáng suốt (sức khỏe của chúng tôi còn được kiểm chứng bởi giấy khám sức khỏe do ………….cấp ngày ..................... đính kèm).
Nguyên trước đây vào ngày..............tháng............năm.............., chúng tôi có lập tờ di chúc được ..........chứng nhận số:.......... ngày.....tháng.........năm......... Theo nội dung di chúc trên, chúng tôi có để lại căn nhà số:………...cho..........................
Nay bằng văn bản này, chúng tôi tuyên bố hủy bỏ nội dung di chúc do chúng tôi lập ngày.....tháng........năm.......... có chứng nhận của……………. số...........kể từ ngày chúng tôi ký vào Tờ hủy bỏ di chúc này và được Phòng Công chứng số................chứng nhận, tờ di chúc nêu trên không còn hiệu lực nữa.Để làm chứng cho việc chúng tôi hủy bỏ di chúc, chúng tôi có mời hai nhân chứng là:
·Họ và tên:........................................................
Ngày, tháng, năm sinh................................. :
Chứng minh nhân dân số: ........................ do:
cấp ngày………tháng……năm.....................
Địa chỉ thường trú..........................................
·Họ và tên:...........................................................
Ngày, tháng, năm sinh:.....................................
Chứng minh nhân dân số: ......................... do:
cấp ngày………..tháng……….năm…………
Địa chỉ thường trú...........................................
Hai nhân chứng kể trên là do chúng tôi tự lựa chọn và mời đến, họ không thuộc những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của chúng tôi, không phải là người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc bị hủy bỏ nêu trên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
Chúng tôi đã được nghe nhân chứng đọc lại nội dung Tờ hủy bỏ di chúc do Công chứng viên Phòng Công chứng số...........thành phố Hồ Chí Minh ghi chép trên đây và xác nhận nội dung hủy bỏ di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng theo ý chí, nguyện vọng của chúng tôi. Chúng tôi không sửa đổi hoặc thêm bớt điều gì.
Tờ hủy bỏ di chúc được lập thành 03 (ba) bản, mỗi bản............trang, Phòng Công chứng số................thành phố Hồ Chí Minh lưu giữ 01 bản.
Nhân chứng |
Người lập di chúc |
|
1 (Ký và ghi rõ họ và tên |
2 (Ký và ghi rõ họ và tên) |
(Ký và ghi rõ họ và tên) |
[1] Mẫu này được ban hành kèm theo Quyết định số 58/2004/QĐ-UB ngày 15/3/2004 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
2. Hồ sơ yêu cầu hủy bỏ di chúc đã công chứng cần chuẩn bị các giấy tờ gì?
Căn cứ theo Điều 42 Luật Công Chứng 2024 quy định về công chứng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn như sau:
“Điều 42. Công chứng giao dịch đã được soạn thảo sẵn
1. Người yêu cầu công chứng nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu công chứng trực tuyến, trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính đến tổ chức hành nghề công chứng. Hồ sơ yêu cầu công chứng bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Dự thảo giao dịch;
b) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng, gồm: thẻ căn cước hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ khác để xác định nhân thân của người yêu cầu công chứng theo quy định của pháp luật;
c) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản hoặc bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xử lý tài sản hoặc giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp giao dịch liên quan đến tài sản đó;
d) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến giao dịch mà pháp luật quy định phải có.
Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã khai thác được các thông tin quy định tại các điểm b, c và d khoản này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu khác theo quy định của pháp luật thì người yêu cầu công chứng không phải nộp các giấy tờ này nhưng phải nộp phí khai thác dữ liệu theo quy định của pháp luật để tổ chức hành nghề công chứng khai thác dữ liệu.
…”
Từ quy định thì thành phần hồ sơ công chứng văn bản hủy bỏ di chúc gồm các loại giấy tờ sau:
- Dự thảo văn bản huỷ bỏ di chúc (nếu có)
- Bản sao giấy tờ tùy thân gồm: thẻ căn cước hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ khác
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản hoặc bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xử lý tài sản hoặc giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp giao dịch liên quan đến tài sản đó;
- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến giao dịch mà pháp luật quy định phải có.
3. Thủ tục hủy bỏ di chúc đã được công chứng thực hiện như thế nào?
Nếu di chúc đã được công chứng (đối với trường hợp di chúc có công chứng hoặc chứng thực theo quy định tại Điều 635 Bộ luật Dân sự 2015), người lập di chúc hoàn toàn có quyền huỷ bỏ di chúc của mình bất kỳ lúc nào.
Trường hợp khi di chúc đã được công chứng, nếu muốn huỷ bỏ di chúc, người lập di chúc phải đến đúng Văn phòng/Phòng công chứng đã thực hiện công chứng di chúc trước đó và do chính Công chứng viên thực hiện theo quy định tại Điều 53 Luật Công Chứng 2024 như sau:
“Điều 53. Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, chấm dứt, hủy bỏ giao dịch
1. Việc công chứng văn bản sửa đổi, bổ sung, thỏa thuận chấm dứt hợp đồng đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận hoặc cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã ký kết hợp đồng đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Việc công chứng văn bản sửa đổi, bổ sung, chấm dứt, hủy bỏ văn bản là hành vi pháp lý đơn phương được thực hiện khi có yêu cầu của người đã ký kết văn bản đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 58 của Luật này, việc công chứng văn bản sửa đổi, bổ sung, chấm dứt, hủy bỏ giao dịch đã được công chứng do công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng nơi đã thực hiện việc công chứng đó tiến hành; trường hợp tổ chức hành nghề công chứng nơi đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng tạm ngừng hoạt động thì việc sửa đổi, bổ sung, chấm dứt, hủy bỏ giao dịch đã được công chứng thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 32 của Luật này.
3. Thủ tục công chứng việc sửa đổi, bổ sung, chấm dứt, hủy bỏ giao dịch đã được công chứng được thực hiện như thủ tục công chứng giao dịch quy định tại Chương này”.
4. Thủ tục công chứng văn bản hủy bỏ di chúc được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 53 Luật Công Chứng 2024 quy định như sau:
“Điều 53. Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, chấm dứt, hủy bỏ giao dịch
1. Việc công chứng văn bản sửa đổi, bổ sung, thỏa thuận chấm dứt hợp đồng đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận hoặc cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã ký kết hợp đồng đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Việc công chứng văn bản sửa đổi, bổ sung, chấm dứt, hủy bỏ văn bản là hành vi pháp lý đơn phương được thực hiện khi có yêu cầu của người đã ký kết văn bản đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 58 của Luật này, việc công chứng văn bản sửa đổi, bổ sung, chấm dứt, hủy bỏ giao dịch đã được công chứng do công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng nơi đã thực hiện việc công chứng đó tiến hành; trường hợp tổ chức hành nghề công chứng nơi đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng tạm ngừng hoạt động thì việc sửa đổi, bổ sung, chấm dứt, hủy bỏ giao dịch đã được công chứng thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 32 của Luật này.
3. Thủ tục công chứng việc sửa đổi, bổ sung, chấm dứt, hủy bỏ giao dịch đã được công chứng được thực hiện như thủ tục công chứng giao dịch quy định tại Chương này.”
Theo quy định trên, thì việc công chứng văn bản sửa đổi, bổ sung, chấm dứt, hủy bỏ giao dịch đã được công chứng do công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng nơi đã thực hiện việc công chứng đó tiến hành.
Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng nơi đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng tạm ngừng hoạt động thì việc sửa đổi, bổ sung, chấm dứt, hủy bỏ giao dịch đã được công chứng thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 32 của Luật này.
5. 03 trường hợp có thể huỷ bỏ di chúc?
Căn cứ Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc miệng như sau:
“Điều 629. Di chúc miệng
1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.”
Căn cứ theo Điều 640 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc hủy bỏ di chúc như sau:
“Điều 640. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc
1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.
2. Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.
3. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ”.
Từ các quy định nêu trên thì việc hủy bỏ di chúc được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Đối với di chúc miệng thì sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
- Các di chúc bằng văn bản, người lập di chúc có quyền hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.
- Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.
6. Cha chết mẹ có quyền sửa di chúc không? Quy định mới như thế nào?
Căn cứ theo Điều 640 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc hủy bỏ di chúc như sau:
“Điều 640. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc
1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.
2. Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.
3. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ”.
Như vậy theo quy định:
- Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào
- Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.
- Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.
Bên cạnh đó, sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ (Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015).
Căn cứ vào quy định trên thì chỉ có người lập di chúc mới có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế và hủy bỏ di chúc đã lập. Cha chết mẹ không có quyền yêu cầu hủy bỏ di chúc của người cha trong trường hợp này.
7. Các câu hỏi thường gặp
7.1. Ai có quyền hủy di chúc?
Căn cứ theo Điều 640 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 640. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc
1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.
2. Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.
3. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.”
Như vậy:
- Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập bất cứ lúc nào.
- Nếu trong trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.
- Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc cũ bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.
7.2. Di chúc bao nhiêu năm hết hạn?
Căn cứ vào Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“Điều 623. Thời hiệu thừa kế
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”
Do đó:
- Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
- Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Như vậy, nếu di sản trong di chúc hợp pháp là bất động sản thì thời gian để di chúc được phân chia là 30 năm, nếu di sản là động sản thì thời hạn phân chia là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
7.3. Công chức di chúc hết bao nhiêu tiền?
“Điều 4. Mức thu phí, lệ phí
Mức thu phí, lệ phí theo quy định tại Thông tư này như sau:
...
3. Mức phí đối với việc công chứng hợp đồng, giao dịch không theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch:
Theo thứ tự số 7 Khoản 3 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC, phí công chứng di chúc là 50.000 đồng. Ngoài ra, phí lưu giữ di chúc là 100.000 đồng/trường hợp.
7.4. Di chúc thừa kế có hiệu lực khi nào?
Căn cứ theo Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“Điều 643. Hiệu lực của di chúc
1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.
…”
Như vậy di chúc thừa kế có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.
7.5. Di chúc hợp pháp có điều kiện gì?
Theo như Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“Điều 630. Di chúc hợp pháp
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
…”
Như vậy, di chúc hợp pháp có những điều kiện sau:
- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép
- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.