- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Kết hôn (87)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Bằng lái xe (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Hàng hóa (17)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Nộp thuế (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Giáo dục (16)
- Vốn (16)
Di chúc miệng là gì? Di chúc miệng cần đáp ứng những điều kiện gì mới nhất năm 2025?
1. Di chúc miệng là gì?
Căn cứ vào Điều 624 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 624. Di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”
Như vậy, di chúc miệng là sự thể hiện ý chí bằng lời nói của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Đây là một loại hình thức di chúc đặc biệt không cần lập thành văn bản của người để lại di sản thừa kế lúc còn sống về việc định đoạt khối tài sản của mình cho người khác sau khi mình chết.
2. Di chúc miệng cần đáp ứng những điều kiện gì?
2.1. Điều kiện đối với người lập di chúc
Căn cứ vào Điều 629 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định như sau:
1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.”
Do đó, di chúc miệng chỉ được thành lập khi người lập di chúc rơi vào hoàn cảnh tính mạng bị cái chết đe dọa (bị bệnh sắp chết, bị tai nạn có nguy cơ chết…) mà không thể nào lập di chúc bằng văn bản được nhưng họ có mong muốn để lại di sản cho những người thừa kế.
Lưu ý: Sau 03 tháng kể từ thời điểm di chúc miệng nếu người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng sẽ bị hủy bỏ. |
2.2. Điều kiện đối với người làm chứng
Quy định về người làm chứng tại khoản 5 Điều 629 Bộ Luật Dân sự 2015 như sau:
1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.”
Ngoài ra, người làm chứng phải là đối tượng phù hợp với Điều 632 Bộ Luật Dân sự 2015:
“Điều 632. Người làm chứng cho việc lập di chúc
Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.”
Như vậy, ngoại trừ những trường hợp quy định ở Điều này thì bất cứ ai cũng có thể làm chứng; việc lập di chúc miệng cần phải có từ hai người làm chứng trở lên và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.
2.3. Điều kiện về công chức, chứng thực:
Căn cứ vào Khoản 5 Điều 630 Bộ Luật Dân sự 2015:
“Điều 630. Di chúc hợp pháp
5. ...Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”
Dó đó, di chúc miệng phải được công chứng bởi công chứng viên hoặc chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng.
3. Người làm chứng của di chúc miệng?
Bộ Luật Dân sự 2015 không quy định các trường hợp người làm chứng trong việc lập di chúc miệng, tuy nhiên ta có thể căn cứ vào quy định chung về người làm chứng cho việc lập di chúc theo Điều 632 như sau:
“Điều 632. Người làm chứng cho việc lập di chúc
Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi”.
Như vậy, bất kỳ ai đều có thể trở thành người làm chứng cho việc lập di chúc miệng trừ những người thuộc các trường hợp như sau: người thừa kế của người lập di chúc, người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến nội dung di chúc, người chưa thành niên, người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
4. Di chúc miệng hợp pháp cần đáp ứng các điều kiện gì?
Để di chúc hợp pháp nói chung và di chúc miệng được hợp pháp nói riêng cần phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 630 Bộ Luật Dân sự như sau:
- Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
- Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Như vậy, để di chúc miệng hợp pháp thì di chúc miệng phải đáp ứng các điều kiện của riêng nó và đáp ứng đầy đủ tất cả các điều kiện về tính hợp pháp của một di chúc.
5. Điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng?
Khoản 5 Điều 630 và Khoản 2 Điều 629 Bộ Luật Dân sự 2015 như sau:
“Điều 630. Di chúc hợp pháp
5. …Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”
“Điều 629. Di chúc miệng
2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.”
Do đó, để di chúc miệng có hiệu lực thì phải đáp ứng đầy đủ điều kiện sau: từ khi di chúc miệng được công chức hoặc chứng thực trong 05 ngày làm việc kể từ khi di chúc miệng được lập. Ngoài ra, di chúc miệng bị hủy bỏ trong trường hợp người lập di chúc miệng vẫn còn sống, minh mẫn, sáng suốt sau 03 tháng kể từ ngày lập di chúc.
6. Thời điểm có hiệu lực của di chúc miệng:
Thời điểm có hiệu lực của di chúc được quy định tại Khoản 1 Điều 643 Bộ Luật Dân sự 2015 như sau:
“Điều 643. Hiệu lực của di chúc
1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế…”
Cho nên, căn cứ theo Điều này, di chúc miệng cũng phát sinh hiệu lực kể từ từ thời điểm mở thừa kế.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Có thể lập di chúc miệng trong trường hợp nào mới nhất năm 2025?
- Để di chúc miệng hợp pháp cần đáp ứng điều kiện gì mới nhất năm 2025?
- Di chúc miệng khi nào có hiệu lực mới nhất năm 2025?
- Di chúc miệng được coi là hợp pháp khi nào mới nhất năm 2025?
- Di chúc miệng hết hiệu lực khi nào mới nhất năm 2025?