Mẫu Phiếu tự khai sức khỏe nghĩa vụ quân sự mới nhất 2025 và cách ghi cụ thể
Mẫu Phiếu tự khai sức khỏe nghĩa vụ quân sự mới nhất 2025 và cách ghi cụ thể

1. Mẫu Phiếu tự khai sức khỏe nghĩa vụ quân sự mới nhất 2025 và cách ghi cụ thể

Theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư 105/2023/TT-BQP, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc thực hiện khám, phân loại, kết luận sức khỏe đối với công dân được gọi thực hiện nghĩa vụ quân sự do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thực hiện sau khi sơ tuyển sức khỏe. Kết quả khám sức khỏe được ghi trong Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Mẫu 3. Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Tỉnh ....................................
Huyện ................................
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Ảnh 4 x 6 cm

PHIẾU SỨC KHỎE NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

I. SƠ YẾU LÝ LỊCH

Họ và tên*: .................................... Ngày, tháng, năm sinh*: ................... Giới tính: ...........

Số CCCD*: .................................... Nghề nghiệp: .................................... Dân tộc: .............

Họ và tên bố: ........................................................................ Năm sinh: ..............................

Họ và tên mẹ: ........................................................................ Năm sinh: .............................

Nơi đăng ký thường trú: .......................................................................................................

Chỗ ở hiện nay của gia đình: ...............................................................................................

Tiền sử bệnh tật:

Gia đình: ..............................................................................................................................

Bản thân: .............................................................................................................................

Tôi xin cam đoan khai đúng lý lịch và tiền sử bệnh của tôi.

Xác nhận lý lịch
của địa phương

Xác nhận tiền sử bệnh
của
y tế cơ sở

Ngày ... tháng ... năm ......
Người khai ký tên

II. KẾT QUẢ KHÁM SỨC KHỎE NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

1. Xét nghiệm cận lâm sàng

- Công thức máu: HC ....................... HST ....................... TC ................... BC ...................

CTBC: N.................. L.............M .............E ..................B.................; Nhóm máu ................

- Sinh hóa: AST............. ALT ...............Ure............ Creatinin ................ Đường máu .........

- Miễn dịch: HBsAg................ Anti-HCV ................ HIV ....................................

- Nước tiểu toàn bộ: Tỉ trọng ............ pH ............ BC ............ HC ............ Nitrit ............

Protein ............ Glucose ............ Cetonic ................ Bilirubin ............ Urobilinogen ...........

Test Ma túy tổng hợp ...........................................................................................................

- X-quang tim phổi: ...............................................................................................................

- Siêu âm bụng tổng quát: ....................................................................................................

- Điện tim: .............................................................................................................................

- Các XN khác (nếu có): .......................................................................................................


2. Khám lâm sàng và kết luận

Chỉ tiêu

Điểm

Lý do

BS, YS khám

(ký, họ tên)

Thể lực

Chiều cao: …...cm; Cân nặng: ….. kg; Chỉ số BMI: …...; Vòng ngực TB:.......cm

Mắt

- Thị lực

Không kính: MP….../…..; MT .…../.….. ; Có kính: MP….../.….; MT …..../…..

- Bệnh lý

TMH

-Thính lực

Nói thường: TP .…. m; TT …. m; Nói thầm: TP…..… m; TT …… m.

-Bệnh lý

Răng hàm mặt

Nội khoa

-M, HA

M: ...... lần/phút; HA: …..../........ mmHg.

- Bệnh lý

Thần kinh

Tâm thần

Ngoại khoa

Da liễu

Sản phụ khoa (nữ)

Kết luận

Sức khỏe loại: ....................(bằng chữ: ..................); Lý do: ................................

Ngày ... tháng ... năm ..…...
Chủ tịch Hội đồng KSK NVQS cấp huyện
(ký tên, đóng dấu)

Hướng dẫn ghi chép Phiếu tự khai sức khỏe nghĩa vụ quân sự mới nhất:

  • Mẫu phiếu sức khoẻ nghĩa vụ quân sự được in trên giấy trắng khổ A4, phông chữ 13.
  • Phiếu gồm 02 trang (Trang 1 in theo chiều đứng của tờ giấy A4, gồm: sơ yếu lý lịch, tiền sử bệnh tật; kết quả các xét nghiệm cận lâm sàng; Trang 2 in theo chiều ngang của tờ giấy A4: là phần khám các chuyên khoa và kết luận)
    • Phần thông tin cá nhân (từ mục “Họ và tên” đến “Chỗ ở hiện nay của gia đình”): ghi thông tin của người đăng ký nghĩa vụ quân sự;
    • Phần Tiền sử bệnh tật:
      • Gia đình: Ghi các bệnh tật di truyền hoặc bệnh lý của các thành viên trong gia đình.
    • Công dân đăng ký đi nghĩa vụ quân sự ghi đầy đủ thông tin phần tự khai của Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự (Phần I - Sơ yếu lý lịch):

Ví dụ: Bố bị tiểu đường, mẹ bị cao huyết áp.

        • Bản thân: Ghi rõ các bệnh tật bạn đã từng mắc phải hoặc đang mắc phải.

Ví dụ: Không có bệnh lý.

    • Khi khám các chuyên khoa, các y, bác sĩ khám cho điểm vào các mục, ký và ghi rõ họ tên.

(Kết quả khám có giá trị trong vòng 06 (sáu) tháng kể từ ngày khám (ngày ký, đóng dấu kết luận của Chủ tịch Hội đồng khám sức khoẻ)).

2. Thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2025

Theo Khoản 4 Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, thời gian khám sức khỏe diễn ra từ ngày 1/11 đến hết ngày 31/12 hằng năm. Như vậy, đối với nghĩa vụ quân sự năm 2025 thì sẽ khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự từ ngày 01/11/2024 đến hết ngày 31/12/2024.

Bên cạnh đó, trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì thời gian khám sức khỏe gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

3. Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2025 phải khám những gì?

Theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 7 Điều 8 Thông tư 105/2023/TT-BQP thì khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ gồm 02 vòng là khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự và khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, cụ thể như sau:

  • Vòng khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự:
    • Trạm y tế cấp xã thực hiện sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm y tế cấp huyện hoặc Bệnh viện đa khoa cấp huyện; giám sát của Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.
    • Nội dung sơ tuyển sức khỏe
      • Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình;
      • Phát hiện những trường hợp không đủ sức khỏe về thể lực, dị tật, dị dạng quy định tại Mục I, Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP; những bệnh thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự quy định tại Mục III Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP.
  • Vòng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự:
    • Việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự được thực hiện tại Trung tâm Y tế cấp huyện hoặc bệnh viện đa khoa cấp huyện.
    • Nội dung khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự bao gồm:
    • Khám về thể lực; lâm sàng theo các chuyên khoa: Mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, nội khoa, thần kinh, tâm thần, ngoại khoa, da liễu, sản phụ khoa (đối với nữ);
    • Khám cận lâm sàng: Công thức máu; nhóm máu (ABO); chức năng gan (AST, ALT); chức năng thận (Ure, Creatinine); đường máu; virus viêm gan B (HBsAg); virus viêm gan C (Anti-HCV); HIV; nước tiểu toàn bộ. (10 thông số); siêu âm ổ bụng tổng quát; điện tim; X-quang tim phổi thẳng; xét nghiệm nước tiểu phát hiện ma túy. Chủ tịch Hội đồng chỉ định thêm các xét nghiệm khác theo yêu cầu chuyên môn để kết luận sức khỏe được chính xác.
Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2025 phải khám những gì?
Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2025 phải khám những gì?

4. Quy trình khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2025

Căn cứ tại Khoản 6 Điều 8 Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định quy trình khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự năm 2025 như sau:

Bước 1: Lập danh sách công dân khám;

Bước 2: Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức khám sức khỏe (Ra lệnh gọi khám sức khỏe);

Bước 3: Tổ chức khám sức khỏe theo 2 vòng:

  • Khi khám thể lực và lâm sàng, nếu công dân không đạt một trong các tiêu chuẩn sức khỏe quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 105/2023/TT-BQP thì ủy viên Hội đồng trực tiếp khám báo cáo Chủ tịch Hội đồng quyết định dừng khám.
  • Chỉ tiến hành xét nghiệm máu, nước tiểu; xét nghiệm HIV, ma túy cho công dân đạt tiêu chuẩn sức khỏe sau khám thể lực, lâm sàng, siêu âm, điện tim, chụp X-quang tim phổi thẳng.
  • Tổ chức tư vấn và xét nghiệm HIV theo quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS đối với trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe;

Bước 4: Hoàn chỉnh Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự;

Bước 5: Tổng hợp, báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

5. Năm 2025 khám sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự có phải cởi đồ không?

Trong quá trình khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự năm 2024, công dân có thể phải cởi đồ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Theo quy định tại Thông tư 105/2023/TT-BQP, việc khám sức khỏe bao gồm khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng. Đối với một số bệnh lý ví dụ như như bệnh trĩ hay giãn tĩnh mạch thừng tinh, bác sĩ sẽ cần kiểm tra kỹ lưỡng, và điều này có thể yêu cầu công dân cởi đồ để xác định tình trạng bệnh.

Vì vậy, trong một số trường hợp cụ thể trong quá trình khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, việc cởi đồ là cần thiết để bác sĩ có thể thực hiện kiểm tra đầy đủ và chính xác.

6. Các câu hỏi thường gặp

6.1. Bị bệnh trĩ có phải tham gia nghĩa vụ quân sự không?

Các trường hợp người bị bệnh trĩ sau đây sẽ được hoãn gọi nhập ngũ vì chưa đủ điều kiện về sức khỏe:

  • Trĩ nội, trĩ ngoại, hoặc trĩ kết hợp nhiều búi (2 búi trở lên) kích thước từ 0,5 cm đến 1 cm (sức khỏe loại 4);
  • Trĩ nhiều búi, có búi to trên 1cm, búi trĩ lồi ra không tự co lên được (sức khỏe loại 5T);
  • Trĩ đã thắt, nay có búi trĩ tái phát (sức khỏe loại 5T).

Những người bị bệnh trĩ trong các trường hợp sau đây vẫn đủ tiêu chuẩn để tham gia nghĩa vụ quân sự:

  • Trĩ ngoại:
    • 1 búi kích thước dưới 0,5 cm (sức khỏe loại 2);
    • 1 búi kích thước từ 0,5 cm đến 1 cm (sức khỏe loại 3);
  • Trĩ nội hoặc trĩ hỗn hợp 1 búi nhỏ dưới 0,5 cm (sức khỏe loại 3);
  • Trĩ đã phẫu thuật tốt (sức khỏe loại 3).

6.2. Cận bao nhiêu độ thì không phải đi nghĩa vụ quân sự?

Căn cứ Điểm c Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP thì không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.

Như vậy, cận thị từ 1,5 độ thì không phải đi nghĩa vụ quân sự năm 2025.

6.3. Bị sâu răng có đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 không?

Căn cứ theo Bảng phân loại các bệnh về Răng - Hàm - Mặt tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP, các trường hợp bị sâu răng (chưa xét đến các chỉ tiêu khác) khi khám nghĩa vụ quân sự có thể được xếp loại như sau:

  • Chỉ có răng sâu độ 1 - 2 (không có răng sâu độ 3), không hoặc ít ảnh hưởng sức nhai: điểm 2. Có thể xếp vào sức khỏe loại 2 => Thực hiện nghĩa vụ quân sự
  • Có ≤ 3 răng sâu độ 3: điểm 2. Có thể xếp vào sức khỏe loại 2=> Thực hiện nghĩa vụ quân sự
  • Có 4 - 5 răng sâu độ 3: điểm 3. Có thể xếp vào sức khỏe loại 3=> Thực hiện nghĩa vụ quân sự
  • Có 6 răng sâu độ 3: điểm 4T. Có thể xếp vào sức khỏe loại 4=> Tạm hoãn gọi nhập ngũ

Có 7 răng sâu độ 3 trở lên: 5T. Có thể xếp vào sức khỏe loại 5 => Tạm hoãn gọi nhập ngũ

6.4. Bị bệnh xương khớp có được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự không?

Di chứng do lao xương khớp thuộc danh mục bệnh miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự. Do đó người mắc bệnh xương khớp này sẽ được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự. Người mắc các bệnh xương khớp khác vẫn phải thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự.

6.5. Bị bệnh gout có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Căn cứ Mục số 158 Bảng tiêu chuẩn phân loại sức khỏe theo bệnh tật Thông tư 105/2023/TT-BQP, bệnh Gout được chấm điểm 5, tức là sẽ được xếp vào sức khỏe loại 5. Do đó, người bị bệnh Gout không đủ tiêu chuẩn sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự và sẽ được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự cho đến khi khỏi bệnh.

6.6. Bị những bệnh gì được miễn nghĩa vụ quân sự 2025?

Bị những bệnh sau công dân được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự 2025:

  • Tâm thần
  • Động kinh
  • Bệnh Parkinson
  • Mù một mắt
  • Điếc
  • Di chứng do lao xương khớp
  • Di chứng do phong
  • Các bệnh lý ác tính
  • Người nhiễm HIV
  • Người khuyết tật mức độ đặc biệt nặng và nặng